Đề thi thử THPTQG Môn Văn - Megabook - Đề số 15 - File word có lời giải chi tiết - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
DOANH NHÂN ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG QUỐC
“Tỷ phú Dư Bành Niên vừa qua đời ở tuổi 93 (thượng thọ). Ông đã chuyển toàn bộ tài sản trị giá 9,3 tỷ NDT (2 tỷ USD) vào quỹ từ thiện của ông hoạt động trong nhiều năm nay. Dư là tỷ phú Trung Quốc đầu tiên thoát khỏi “tình thương mù quáng Á châu” khi cho đi toàn bộ tài sản của mình. “Nếu các con tui tài giỏi, chúng sẽ không cần tới số tiền này. Còn nếu chúng không đủ năng lực, thì gia sản này trước sau gì cũng mất". Muốn con cái phồn vinh mãi mãi, thì việc đầu tiên là xác định “tiền ai nấy làm nấy hưởng”. “Bất cứ ai xài tiền của người khác, đều là người kém cỏi cả, trừ người khuyết tật và trẻ em dưới 18 tuổi chưa được phép lao động” - ông nói. Thương con thật sự là phải như vậy.
Ông khuyên mọi người không nên để lại tài sản cho con cháu vì như vậy sẽ hại con. Dù tài sản lớn như một cơ nghiệp hay chỉ là một miếng đất, một cái nhà nhỏ... đều không nên cho con cháu. Vì khi biết có tài sản thừa kế, thế hệ sau sẽ ỷ vào đó, mất đi động lực, ý chí phấn đấu, cái quan trọng nhất để thành công.
Ông Dư sinh năm 1922 ở Hồ Nam. Năm 1958, ông tới Hồng Kông làm đủ nghề để kiếm sống, từ lao công cho tới công nhân xây dựng, khuân vác, giao hàng... Sau đó, ông mở công ty bất động sản, du lịch, khách sạn, y tế.
Ông Dư là Chủ tịch hãng bất động sản Foo Tak lừng lẫy, ông từng chia sẻ bí quyết thành công là làm tốt nhất nhiệm vụ mình được giao "Kể cả khi lau chùi toilet, tui vẫn là người lau chùi sạch nhất". Ồng khuyên các bạn trẻ đừng nề hà việc gì, dù là lau chùi toilet để kiếm sống, rồi từ từ đi lên...
Vậy ông làm giàu để làm gì nếu không phải cho con cháu. Ông nói, “chỉ là để thỏa mãn đam mê, bung hết khả năng cuộc đời mình”. Còn con cháu, đó là những cá thể khác, chúng tự do sống khác.
Và người Trung Quốc đã tìm thấy người doanh nhân đầu tiên của mình”.
(Dẫn theo facebook Tony Buổi Sáng, ngày 8/5/2015)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Xác định vấn đề chính mà văn bản đề cập.
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về cụm từ “tình thương mù quáng Á châu”? Hãy lấy một dẫn chứng cụ thể minh họa cho ý hiểu của mình?
Câu 4. Theo anh/chị, vì sao tác giả bài viết lại gọi Dư Bành Niên là doanh nhân đầu tiên của Trung Quốc?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Khi được hỏi về mục đích của làm giàu, tỉ phú Bành Dư Niên nói “chỉ là để thỏa mãn đam mê, bung hết khả năng cuộc đời mình”.
Bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ, nêu quan điểm của anh/chị về mục đích chân chính của làm giàu trong xã hội hôm nay.
Câu 2. (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Cuộc đời của Chí Phèo là cuộc đời của những tấn bi kịch, trong đó bi kịch lớn nhất, đau đớn nhất là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1 Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Tác giả giới thiệu với mọi người về tỉ phú Bành Dư Niên và bàn luận về quan niệm sống của nhân vật này.
Câu 2 Văn bản tập trung bàn luận về vấn đề: có nên để lại tài sản cho con cháu không? Và khuyên mọi người nên quyết định và hành động như tỉ phú Bành Dư Niên trong văn bản.
Câu 3 - Cụm từ “tình thương mù quáng Á châu”chỉ truyền thống của người châu Á vô cùng yêu chiều con cái, để lại toàn bộ tài sản cho con cháu kế thừa và hưởng thụ mà không quan tâm chúng có thực sự quý trọng và có thể giữ gìn, phát triển tài sản đó hay không. Điều đó có thể tạo cho thế hệ sau sự chây lười và thái độ sống hưởng thụ, dẫn đến tình trạng gia sản suy vong.
- Dẫn chứng: Chế độ “tập ấm” của các gia tộc giàu có, quan chức trong xã hội phong kiến, con cháu sẽ nối truyền nhau hưởng mộ chức quan và tài lộc của cha ông, không quan tâm đến tài đức của người được hưởng.
Câu 4 - Về hình thức: 5-7 dòng, điễn đạt mạch lạc.
- Về nội dung:
+ Giải thích: Tác giả coi Bành Dư Niên là doanh nhân đầu tiên của Trung Quốc có nghĩa là trong quan niệm của tác giả về một người doanh nhân không chỉ có tài năng và sự nghiệp kinh doanh thành đạt, đem lại lợi ích, giá trị cho bản thân và xã hội, mà theo đó, doanh nhân còn phải là người biết chia sẻ, làm từ thiện giúp đỡ cộng đồng, biết đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân của gia tộc, con cháu mình, vượt qua truyền thống “thừa kế” ngàn đời cố hữu trong quan niệm châu Á.
Như vậy, mới là một doanh nhân chân chính, và cũng tạo cho thế hệ sau một động cơ lao động thực sự.
+ Đánh giá: Đó là quan niệm tiến bộ, đúng đắn, được nhiều doanh nhân thành đạt ngày nay ủng hộ và làm theo.

II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
 Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
- Xác định đúng vấn đề nghị luận.
- Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.
- Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ.
- Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.
 Yêu cầu nội dung:
- Giải thích:

du3N3cp8TO5M9NI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status