Giải pháp áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Giải pháp áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại các ngân hàng thương mại Việt Nam



Lời mở đầu 1
Chương I 3
Những vấn đề chung về lãi suất cho vay của NHTM 3
1.1. Lãi suất Ngân hàng 3
Lãi suất tiền gửi: 3
1.1.1.1. Định giá tiền gửi theo phương pháp tổng hợp chi phí- thu nhập 6
1.1.1.2. Định giá xâm nhập thị trường: 6
1.1.1.3. Định giá có điều kiện (Thiết lập bảng giá đối với các nhóm khách hàng gửi tiền) 6
1.1.1.4. Định giá nhằm mục tiêu trọng điểm: 7
1.1.1.5. Định giá tiền gửi trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng. 7
Với ý tưởng tranh thủ những khách hàng tôt nhất, ngân hàng đã tiến hành định giá tiền gửi theo số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Những khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên có thể phải chịu lệ phí ở mức thấp, thậm chí không phải trả lệ phí, còn những khách hàng chỉ có quan hệ hạn chế với ngân hàng sẽ phải trả lệ phí cao hơn. Nhà quản lý cho rằng việc sử dụng nhiều các dịch vụ sẽ làm tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng và điều này sẽ khiến khách hàng khó rời bỏ ngân hàng để tìm một ngân hàng khác. Bởi vậy, ít nhất là trên lý thuyết, chính sách định giá trên cơ sở quan hệ sẽ tạo sự trung thành của khách hàng và làm cho họ kém nhạy cảm hơn với lãi suất tiền gửi của đối thủ cạnh tranh. 7
Lãi suất cho vay: 8
1.1.2.1. Lãi suất cho vay kinh doanh: 9
1.1.2.2. Lãi suất cho vay tiêu dùng: 11
1.1.2.3. Lãi suất cho vay bất động sản 12
Lãi suất cho vay liên ngân hàng: 12
1.2. Cơ chế lãi suất cho vay của ngân hàng: 13
1.2.1. Lãi suất cố định: 13
1.2.2. Lãi suất thả nổi: 14
1.2.3.Khung lãi suất ( lãi suất cơ bản) 15
1.3. Lãi suất cho vay thoả thuận 15
1.3.1. Cơ sở khoa học, thực tiễn của lãi suất thỏa thuận 16
1.3.2. Tác động tích cực và tính tất yếu của việc thay đổi cơ chế lãi suất theo hướng thị trường: 19
1.3.2.1. Tác động ảnh hưởng tích cực 19
1.3.2.2.Tác động ảnh hưởng tiêu cực: 21
1.3.2.3. Tính tất yếu: 21
1.3.2.3.1. Ý nghĩa thực sự của lãi suất tín dụng: 21
1.3.2.3.1.1.Ý nghĩa thương mại 21
1.3.2.3.1.2. Ý nghĩa xã hội: 22
1.3.2.3.1.3. Ý nghĩa thực tiễn 23
1.3.2.3.2.Thực hiện chính sách lãi suất trong thời gian qua: 24
1.3.2.3.2.1. Thời kỳ bao cấp: 24
1.3.2.3.2.2. Trong thời kỳ đổi mới: 24
1.3.2.3.3. Thực hiện lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VNĐ: 25
1.3.2.3.3.1. Xuất phát từ thực tế: 25
1.3.2.3.3.2. Các yếu tố khách quan 26
1.4. Yêu cầu và điều kiện áp dụng lãi suất thả nổi trong hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam. 28
Xét về điều kiện kinh tế vĩ mô: 29
1.4.2. Xét về các điều kiện tiên quyết trong khu vực tài chính: 29
Chương 2 33
Thực trạng áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận bằng VNĐ tại các NHTM nói chung và tại Sở Giao dịch I- NHCT Việt Nam. 33
2.1. Khái quát về Sở Giao dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam.(SGD I- NHCTVN). 33
2.1.1. Khái quát về bộ máy tổ chức của SGD I- NHCTVN 33
2.1.1.2.1. Nghĩa vụ 34
2.1.1.2.2. Quyền hạn 34
2.1.1.3. Tổ chức bộ máy điều hành của SGD I- NHCTVN 35
2.1.1.3.2. Nhiệm vụ các phòng ban: 36
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I- NHCTVN 39
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn 39
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn: 41
2.2. Diễn biến lãi suất ở Việt Nam từ trước tới nay: 44
2.2.1. Giai đoạn từ 6/1992 đến cuối 1995: 44
2.2.2. Giai đoạn từ 1996- đến tháng 7/2000: 44
2.2.3. Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay: 45
2.3. Việc thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại SGD I 46
2.3.1. Các văn bản hướng dẫn về cơ chế lãi suất cho vay: 46
2.3.2.Tình hình thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận : 49
Chương 3 : 52
Một số giải pháp áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận tại các NHTM Việt Nam 52
3.1. Điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay: 52
3.1.1. Những khó khăn và thách thức chung tác động đến SGD I- NHCTVN 52
3.1.2. Định hướng, mục tiêu của SGD I- NHCTVN với quá trình thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận: 53
3.2. Những giải pháp : 54
3.2.1.Giải pháp đối với SGD I – NHCTVN: 54
3.2.2.Giải pháp đối với NHNN: 56
3.3. Một số kiến nghị : 61
3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành 61
3.3.2. Đối với NHNN: 61
3.3.3. Đối với các NHTM: 62
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ời, thì một trong những nhiệm vụ cơ bản và quan trọng lúc bấy giờ là cung cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Việc cấp tín dụng lúc này là theo chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước. Thực ra ngân hàng chỉ là người quản lý vốn và trong hoạt động của mình, ngân hàng không hề có được sự chủ động hay khái niệm kinh doanh bởi lẽ, hoạt động ngân hàng cũng không đặt hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng. Thực tế là bao cấp tín dụng và đương nhiên chính sách lãi suất là chính sách hỗ trợ.
Một thời gian rất dài trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN không quan tâm mấy đến công cụ lãi suất , không vận dụng nó mà áp đặt nó trong quản lý.
1.3.2.3.2.2. Trong thời kỳ đổi mới:
Cùng với sự đổi mới của đất nước, hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời rồi Luật ngân hàng được thực hiện. Hoạt động ngân hàng đã có được một môi trường pháp lý tương đối hoàn chỉnh. Chính sách tiền tệ được điều hành một cách bài bản, khoa học và từng bước phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Chính sách lãi suất được NHNN chú trọng và vận dụng nó một cách sáng tạo linh hoạt. Chính sách lãi suất thực dương đã tạo cho các NHTM ý thức kinh doanh tín dụng. Nhưng để thể hiện sự quản lý Nhà nước, giữ cho sự tự do kinh doanh trong khuôn khổ, chính sách lãi suất sàn, trần là một cách điều tiết tích cực, tạo sự chủ động của các NHTM. Song đã là khuôn thì khó mà có được sự tự do, sáng tạo, vận dụng linh hoạt.
Từ tháng 8 năm 2000, NHNN Việt Nam điều hành lãi suất cho vay của các NHTM bằng lãi suất cơ bản có cộng trừ biên độ 0.3%/tháng đối với cho vay ngắn hạn và 0.5%/tháng đối với cho vay trung và dài hạn. Chính sách lãi suất này áp dụng chung cho cả khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn.
Điều hành bằng lãi suất cơ bản là đã một bước nới rộng đối với các tổ chức tín dụng. Họ đã có thể vận dụng vào từng trường hợp cụ thể, vào tình hình nguồn vốn của từng ngân hàng trong từng giai đoạn. Tóm lại các tổ chức tín dụng đã có được quyền tự quyết, đã có chỗ dựa pháp lý để vận dụng sáng tạo trong kinh doanh.
1.3.2.3.3. Thực hiện lãi suất cho vay thỏa thuận bằng VNĐ:
1.3.2.3.3.1. Xuất phát từ thực tế:
NHNN thường xuyên phải công bố lãi suất cơ bản để các TCTD căn cứ vào đó mà vận dụng vào trường hợp khả năng nguồn vốn, nhu cầu tín dụng, lượng khách hàng của đơn vị mình để quyết định mức lãi suất cho vay cụ thể.
Từ khi áp dụng chính sách lãi suất này, NHNN đã 4 lần công bố thay đổi mức kể từ tháng 8/2000 đến nay. Sự thay đổi này là NHNN dựa trên tín hiệu thị trường vốn, nhu cầu thị trường, tình hình kinh tế đất nước. Song từ tháng 11/2001 đến tháng 5/2002, lãi suất cơ bản mà NHNN công bố vẫn giữ ở mức 0.6%/tháng cộng 0.3%/tháng đối với cho vay ngắn hạn và 0.5%/tháng đối với cho vay trung và dài hạn.
Đã goị là điều hành linh hoạt theo tín hiệu thị trường thì phải phản ánh kịp thời tính biến động của nó. Có như vậy chính sách mới luôn sát thực với thực tế của cuộc sống. Việc giữ ổn định mức lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất cơ bản của NHNN công bố thì đã không đúng bản chất của lãi suất trong cơ chế thị trường. Ông cha ta thường nói “một trăm kẻ bán, một vạn người mua”. Có kẻ bán, có người mua đó là thị trường, ở đó thị trường quyết định và có người bán khắc có người mua. Giá bán tuỳ theo từng phiên chợ. Và thị trường vốn cũng vậy, nhu cầu bao giờ cũng lớn hơn cung ( trừ trường hợp khủng hoảng trầm trọng hay chiến tranh khốc liệt). Nói chung nhu cầu vốn tín dụng ở Việt Nam rất lớn, đất nước đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá, như một công trường xây dựng khẩn trương thì vốn luôn là yếu tố cần thiết và không thể có chuyện thừa vốn. Vấn đề là giá bán vốn đó như thế nào? có hợp lý hay không? Khi còn ấn định một mức cần bán thì cho dù TCTD có thể bán dưới mức đó vẫn có thể chấp nhận được vẫn đành khoanh tay ngồi nhìn. Ví dụ NHN0&PTNT với biên độ 0.5%/tháng đối với cho vay trung và dài hạn chỉ sử dụng 0.3% hay hội sở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam lãi suất cho vay cao nhất chỉ bằng lãi suất cơ bản do NHNN công bố không dùng đến các biên độ mà NHNN cho phép v.v....Ngược lại có TCTD có thể có thể có thể bán cao hơn kể cả đã cộng hết biên độ cũng không thể vượt rào. Ví dụ Ngân hàng TMCP Kỹ thương cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất cơ bản cộng biên độ mà NHNN công bố tới 0.1%/tháng. Như vậy là lãi suất cơ bản là chưa sát thực tế. Những TCTD nào có khả năng thu hút vốn, quản lý tốt, chi phí giảm nghĩa là họ có khả năng cung cấp tín dụng bằng hình thức thoả thuận được với khách hàng về lãi suất , còn về phía khách hàng họ cảm giác được tự do mua với giá mà khả năng họ cho phép thì rất hợp lý.
Trong thực tế, chúng ta đã áp dụng lãi suất cho vay bằng ngoại tệ qua việc bỏ cơ chế khống chế theo biên độ ( lãi suất SIBOR 3 tháng cộng 1% năm đối với cho vay ngắn hạn, lãi suất SIBOR 6 tháng cộng 2.5% năm đối với cho vay trung và dài hạn) thực sự là đã chuyển sang tự do hoá lãi suất cho vay ngoại tệ. Với chính sách này, các tổ chức tín dụng đã có quyền tự quyết rất lớn trong việc cung cấp tín dụng ngoại tệ trong nước, và nó phù hợp kịp thời với xu hướng lãi suất trên thị trường quốc tế.
1.3.2.3.3.2. Các yếu tố khách quan
Nền kinh tế Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, liên tục tăng trưởng khá. Đặc biệt cả ngay khi khủng hoảng khu vực Đông Nam á xảy ra, GDP Việt Nam vẫn tăng ở mức hơn 6% năm ( năm 2000 là 7.1%, năm 2001 là 6.8%). Có thể nói nền kinh tế- chỗ dựa căn bản cho hoạt động ngân hàng phát triển vừa để phục vụ trở lại, vừa để thực hiện những cải cách và hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ phù hợp với cơ chế hiện hành. Trong đó có vấn đề lãi suất . Từ hơn 10 năm nay vấn đề lạm phát đã được kiểm soát. Giá trị đồng Việt Nam được ổn định. Đây là những điều kiện thuận lợi để thay đổi chính sách lãi suất .
Trong điều hành lãi suất theo lãi suất cơ bản, các tổ chức tín dụng đã được tập dượt với việc năng động và sáng tạo trong công tác tín dụng. Sự cạnh tranh đã xảy ra tuy nhiên chưa ở mức độ quyết liệt. Nhưng các tổ chức tín dụng thực sự đã phải tính toán thận trọng trong áp dụng mức lãi cho vay, đồng thời đã tính đến chiến lược khách hàng và Marketing trong kinh doanh. Hơn nữa, mong muốn thực sự của các TCTD là được chủ động hơn nữa trong việc vận dụng cơ chế lãi suất . Chính vì lẽ đó, đã đến lúc phải thực hiện lãi suất cho vay thoả thuận bằng VNĐ. Thực hiện chính sách này phù hợp chẳng những với tính tất yếu trong “buôn bán” mà còn là việc làm phù hợp với quy luật thị trường, phù hợp với xu thế tiến bộ của nguyên tắc quản lý trong cơ chế thị trường. Và trong điều kiện các tổ chức tín dụng đang cơ cấu lại, sắp xếp lại để mọi TCTD tồn tại tồn tại đều bình đẳng được với nhau trên cùng sân chơi và cạnh tranh nhau một cách đúng mức và đàng hoàng.
Mặt khác, thực hiện cho vay theo lãi suất thoả thuận bằng VNĐ là thực hiện đường lối của Đảng và yêu cầu của Chính phủ. Dù muốn dù không, trong xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam không thể làm theo cách riêng biệt những hoạt động nghiệp vụ mà thế giới cũng có. Ngày nay, với tốc độ phát triển cực nhanh và rộng khắp về công nghệ thông tin, đồng thời sự giao lưu quốc tế là một điều kiện thu nhận những tiến bộ và tính tiên tiến của các mặt. Nhờ phương tiện thông tin phong phú, trình độ dân trí đã được và sẽ được nâng cao hơn. Người dân đã quen dần với việc hoạt động và chấp nhận trong cơ chế thị trường. Họ rất muốn được quyền lựa chọn giá bán tín dụng, người chủ nợ và những lợi ích mà họ có được trong quyền tự do vay mượn.
1.4. Yêu cầu và điều kiện áp dụng lãi suất thả nổi trong hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam.
Quá trình tự do hoá lãi suất ở các nước trên thế giới cho thấy, tuỳ từng trường hợp tình hình phát triển kinh tế, mức độ phát triển của thị trường tiền tệ ở mỗi nước mà có những bước khác nhau trong quá trình tự do hoá lãi suất . Tuy nhiên, ở bất kỳ nước nào quá trình tự do hoá lãi suất chỉ được xem là thành công nếu sau khi tự do hoá lãi suất hệ thống tiền tệ vẫn được ổn định, lãi suất trên thị trường tiền tệ không có giao động lớn do cạnh tranh quá mức của các trung gian tài chính dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ, làm ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế- xã hôịi, đến lợi ích của các nhà đầu tư, của người gửi tiền...
Và để đảm bảo sự thành công của tự do hoá lãi suất , Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều đưa ra những bước đi thân trọng phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế của quốc gia. Trên thực tế, Việt Nam đã đặt nền tảng cho quá trình tự do hoá lãi suất từ năm 1992 khi nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi, và đến thời điểm này, Việt Nam đã gần tiến sát tới tự do hoá lãi suất hoàn toàn, cụ thể đã tự do hoá được lãi suất tiền gửi ở tất cả các loại kỳ hạn, ở tất cả các loại công cụ huy động vốn ( riêng lãi suất tiền gửi ngoại tệ chưa được tự do hoá hoàn toàn, mới tự do lãi suất tiền gửi ngoại tệ của khu vực dân cư). Đối với lãi suất cho vay VNĐ chưa được tự do hoá hoàn toàn, nhưng với cơ chế lãi suất cơ bản hiện nay, yếu tố thị trường chứa đựng trong đó là tương đối lớn,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status