Tình hình tài chính của công ty dệt may Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Tình hình tài chính của công ty dệt may Hà Nội



LỜI MỞ ĐẦU: 3
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 4
I.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4
I.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 6
I.2.1 Chức năng 6
I.2.2 Nhiệm vụ ư 7
I.3 Dây chuyền công nghệ sản xuất 8
I.4 Hình thức và kết cấu tổ chức sản xuất của Công ty 9
I.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 11
I.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 15
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 19
I. Khái niệm, chức năng của tài chính doanh nghiệp 19
II. Quản lý tài chính doanh nghiệp, vai trò, nội dung, mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp 22
III. Khái niệm và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 25
IV. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 26
1. Phương pháp phân tích tài chính 26
2. Nội dung phân tích tài chính 27
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tính hợp lý của từng biến động.
Phân tích nội dung và cơ cấu nguồn vốn
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất – kinh doanh. Vì vậy, quản lý vốn trở thành nội dung quan trọng của quản lý tài chính. Tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các cách huy động vốn khác nhau. Bằng việc so sánh giá trị hiện tại của các luồng thu nhập theo dự tính, các nhà quản lý có thể tìm được lời giải cho vấn đề có nên đầu tư hay không. Phần nguồn vốn bao gồm:
+ Nợ phải trả.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả
Nợ phải trả là các khoản phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ trong kỳ hạn nhất định và được coi là nguồn vốn của doanh nghiệp.
Xu hướng nợ phải trả giảm về số tuyệt đối và tỷ trọng trong khi tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên trong trường hợp này được đánh giá là tốt, do nguồn vốn chủ của doanh nghiệp cao. Nhưng nợ phải trả giảm trong khi nguồn vốn, quy mô và nhiệm vụ sản xuất bị thu hẹp thì được đánh giá là không tốt.
Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác.
+ Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn gồm vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp, phải trả công nhân viên..
+ Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm. Gồm vay dài hạn và nợ dài hạn.
+ Nợ khác: Gồm chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, nhận ký quỹ ký cược dài hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn do chủ sở hữu đầu tư ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh. Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Vốn kinh doanh gồm vốn góp (Nhà nước, các bên tham gia liên doanh, cổ đông, các chủ doanh nghiệp) và phần lãi chưa phân phối của kết quả sản xuất kinh doanh .
Chênh lệch đánh giá lại tài sản (chủ yếu là tài sản cố định) khi nhà nước cho phép hay các thành viên quyết định.
Các quỹ của doanh nghiệp hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi.
Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (khoản kinh phí do ngân hàng Nhà nước cấp phát không hoàn lại, giao cho doanh nghiệp chi tiêu cho mục đích kinh tế lâu dài, cơ bản, mục đích chính trị xã hội..).
Nguồn vốn đi vay: Hiện nay thiếu vốn là tình trạng thường gặp ở các doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu có khi không đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh do đó doanh nghiệp phải vay vốn của các đối tượng khác như ngân hàng, tư nhân hay các doanh nghiệp khác. Đối với nguồn vốn này ngoài nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn thì doanh nghiệp còn phải trả lãi tiền vay cho người cho vay.
Nguồn vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có nơi thừa vốn, có nơi thiếu vốn. Vì vậy ngoài việc đi vay vốn doanh nghiệp có thể thu hút bằng cách kêu gọi góp vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu từ những cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước.
Nguồn vốn khác: Trên thực tế trong hoạt động kinh doanh thường có những khoản phải trả, phải nộp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả, kỳ hạn nộp. Doanh nghiệp có thể tận dụng chúng trong một thời gian nhất định. Những khoản này được coi là vốn tự có của doanh nghiệp mặc dù doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng vẫn có quyền tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh mà không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào.
Khi phân tích tình hình phân bổ vốn là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn cuả doanh nghiệp nhằm thấy được trình độ sử dụng vốn và việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh có hợp lý không, từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng thì được đánh giá là tốt. Vì nó biểu hiện hiệu quả sản xuất tăng, tích luỹ tăng, thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ phát triển sản xuất. Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu trước hết phải tính đến chỉ tiêu hệ số tự tài trợ. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của mỗi doanh nghiệp, nó cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn
Hệ số tài trợ
=
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng số nguồn vốn và càng cao so với kỳ trước, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.
Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn cần lập
bảng phân tích sau
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 01/00
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (trđ)
Tỷ trọng (%)
A Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ sỡ hữu
I. Nguồn vốn, quỹ
II. Nguồn kinh phí
Tổng cộng nguồn vốn
Phương pháp phân tích là tiến hành xác định tỷ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ và sự thay đổi về tỷ trọng giữa đầu năm và cuối kỳ và tìm nguyên nhân cụ thể của chênh lệch tỷ trọng này. Qua đó so sánh bằng số tuyệt đối và tỷ trọng có thể thấy sự thay đổi về số lượng quy mô và tỷ trọng từng loại vốn. Để có thể rút ra nhận xét xác đáng và phù hợp, cần liên hệ với tình hình biến động của từng loại vốn.
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình công nợ
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh nợ phải thu và các chỉ tiêu phản ánh nợ phải trả. Về mặt tổng thể, tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và thanh toán nợ phải trả được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả (%):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính như sau:
Hệ số công nợ
=
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả
x 100
Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Nếu ngược lại, chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Tuy nhiên ngày nay trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán nợ là không thể thiếu, nên ta cần xem xét khoản nào là hợp lý, khoản nào không hợp lý để có giải pháp tích cực nhằm quản lý tốt công nợ. Khi tình hình tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụng vốn, thậm chí nợ nần dây dưa kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh.
Hks =
Các khoản phải thu
Tổng tài sản
+ Hệ số kiểm soát nợ
Hệ số kiểm soát nợ chỉ được phép 10% thì khả năng kiểm soát nợ của doanh nghiệp là thấp.
+ Để đánh giá các khoản phải thu có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần xác định tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động ở đầu năm và cuối kỳ.
Tỷ trọng
=
Các khoản phải thu
Tổng số vốn lưu động
x 100
+ Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân
=
Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân một ngày
Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp, chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp những khoản nợ khó đòi. Ngược lại nếu tỷ số này cao, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân nợ tồn đọng. Trong nhiều trường hợp, do công ty muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua hàng bán trả chậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn tới số ngày thu tiền bình quân cao.
Phân tích khả năng thanh toán
Trước hết cần tính ra và so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm trên các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như sau:
Để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, cần sử dụng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
=
Tổng giá trị thuần của TSLĐ
Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh ) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hay khả quan. Ngược lại, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.
Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanh toán tức thời (thanh toán nhanh), cần tính ra và so sánh chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nhanh”:
Hệ số thanh toán nhanh
=
TSLĐ- Hàng tồn kho
Các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo caó. Thực tế cho thấy, hệ số thanh toán nhanh nếu lớn lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu <0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó, có thể phải bá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status