Giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của Công ty Dệt kim Đông Xuâ - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của Công ty Dệt kim Đông Xuâ



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .6
I. LƠI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI DOANH NGHIÊP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 6
1.1 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . 6
1.1.1 Đặc trưng của kinh tế thị trường . .6
1.1.2 Doanh nghiệp .7
1.1.3 Hoạt động của doanh nghiệp . .7
1.2 Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế
 . .9
1.2.1 Những đặc điểm về lợi nhuận và nguồn gốc của lợi nhuận . 9
1.2.1.1 Khái niệm về lợi nhuận 9
1.2.1.2 Nguồn gốc của lợi nhuận 10
1.2.2 Vai trò của lợi nhuận .11
1.2.2.1 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp . .12
1.2.2.2 Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội . 13
I. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN .13
2.1 Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp .13
2.1.1 Xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh .15
2.1.2 Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính .18
2.1.3 Xác định lợi nhuận từ hoạt động bất thường . 19
2.1.4 Tỷ suất lợi nhuận .20
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp . 22
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN HÀ NỘI .29
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


sách lãi suất
Thông thường để thực hiện việc sản xuất kinh doanh ngoài vốn tự có doanh nghiệp phải vay thêm vốn. Doanh nghiệp có thể vay thêm vốn bằng cách phát hành trái phiếu, vay Ngân hàng, các doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân khác và doanh nghiệp phải trả cho người cho vay một khoản tiền gọi là lãi vay cho từng thời kỳ nhất định.
Tiền lãi được tính dựa trên cơ sở lãi suất, số tiền gốc và thời gian vay. Lãi suất cho vay bị giới hạn bởi lãi suất trần do NHNN qui định. Khi NHNN thay đổi lãi suất trần sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp. Bởi lẽ, lãi suất vay ngân hàng được xem là chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặt khác, nếu doanh nghiệp vay của các đơn vị không phải là ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì lãi suất tối đa được coi là chi phí hợp lý hợp lệ không quá tỷ lệ lãi suất trần do NHNN Việt Nam qui định cho các tổ chức tín dụng.
* Kiểm soát giá
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả không do Nhà nước kiểm soát mà nó được hình thành trên thị trường do sự tác động giữa cung và cầu. Tuy nhiên trong mọt số trường hợp Nhà nước phải kiểm soát giá một số mặt hàng để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh thị trường ví dụ như : Xăng dầu, sắt thép, điện nước...Việc Nhà nước kiểm soát giá đối với một số mặt hàng có thể gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp khi kinh doanh hàng hóa đó.
Trong tất cả các nhân tố cơ bản đã được trình bày ở trên, mỗi nhân tố có vị trí quan trọng khác nhau và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong vấn đề tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố trên đều bao gồm các mặt kinh tế xã hội, tổ chức, kỹ thuật nhất định mà chúng ta cần nhận biết để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ sự tác động của nó đến lợi nhuận và tìm biện pháp thích hợp nhằm tạo ra môi trường cho sự tác động đồng phương của chúng đối với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chương II : Thực trạng lợi nhuận của công ty ĐệT KIM ĐÔNG XUÂN hà nội.
I. Một số nét khái quát về công ty
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty Dệt kim Đông Xuân là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lí trực tiếp của Tổng công ty Dệt may Việt Nam.
Trụ sở giao dịch chính tại số 67 Ngô Thì Nhậm - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm dệt kim.
Trước những yêu cầu khôi phục và phát triển kinh tế của đất nước sau khi hoà bình lập lại, việc hình thành các cơ sở sản xuất lớn là nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong bước đi đầu tiên tiến tới việc xây dựng và phát triển nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, Nhà máy Dệt kim Đông Xuân đã ra đời dưới sự giúp đỡ về trang thiết bị, công nghệ sản xuất hàng dệt kim của Trung Quốc, từ các khâu dệt, xử lí hoàn tất đến các khâu cắt may.
Nhà máy được xây dựng từ năm 1958 theo quyết định số 384 của Bộ công nghiệp nhẹ và chính thức được thành lập vào ngày 13/4/1959 tại địa điểm số 67 Ngô Thì Nhậm - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Trong những ngày đầu, cơ sở vật chất của nhà máy còn cùng kiệt nàn, địa điểm chật hẹp, trang thiết bị dây chuyền sản xuất từ khâu dệt xử lí vải đến cắt may chỉ gồm 37 loại với 180 máy móc được chế tạo tại Trung Quốc, Anh, Tiệp Khắc. Trong tình trạng sản xuất còn thiếu đủ đường, nhiệm vụ ban đầu của Nhà máy là sản xuất ra các mặt hàng dệt kim nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và phục vụ quân đội.
Từ năm 1963, Nhà máy được giao thêm nhiệm vụ làm hàng xuất khẩu sang Liên Xô, CHDC Đức, Mông Cổ, Lào...
Năm 1980, thực hiện NĐ 213/HĐBT ngày 01/7/1980 của Hội đồng Bộ trưởng, Nhà máy được mở rộng và đầu tư một số lớn máy móc thiết bị thay thế cho số thiết bị đã cũ, lạc hậu, mặt bằng nhà cửa được sửa chữa xây cất thêm. Lúc này thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy đã thay đổi về cơ bản, từ chủ yếu tiêu thụ nội địa sang lấy thị trường nước ngoài làm thị trường chính. Năm 1975 sản lượng xuất khẩu chiếm 30% giá trị tổng sản lượng của Nhà máy, hiện nay là khoảng 80%, sản phẩm tiêu thụ nội địa chủ yếu là sản phẩm xuống loại không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hay theo những đơn đặt hàng nhỏ, đơn lẻ.
Từ năm 1987 đến nay, việc cải tạo, mở rộng Nhà máy được tiến hành với tốc độ nhanh và trên một quy mô rộng lớn. Từ chỗ chỉ có 5.620 m2 đến nay tổng diện tích đất xây dựng đã lên tới 21.740 m2 với trên 30.000 m2 nhà xưởng tại cơ sở 1 - số 67 Ngô Thì Nhậm, cơ sở 2 - số 250 Minh Khai và cơ sở 3 - số 5B Minh Khai- Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Hệ thống máy móc, thiết bị được nâng cấp và cải tạo cùng với đầu tư đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, đầu tư thêm khu vực xử lí vải, lắp đặt hệ thống lò hơi dầu Nhật Bản, hệ thống điện lạnh khu vực dệt và may, nâng cao công suất trạm biến áp điện, bổ sung, nâng cấp trên 600 máy móc các loại trên các dây chuyền. So sánh trong toàn ngành dệt may Việt Nam trình độ công nghệ và tính đồng bộ của máy móc, trang thiết bị của Nhà máy thuộc loại trung bình khá.
Thực hiện quyết định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc đăng ký lại doanh nghiệp, ngày 19/8/1992, Nhà máy Dệt kim Đông Xuân được đổi tên thành Công ty Dệt kim Đông Xuân với tên giao dịch là DOXIMEX. Hiện nay sản phẩm chính của Công ty là quần áo dệt kim các loại, áo may ô, áo T-shirt, Polo-shirt, ... với những mẫu mã kiểu dáng đẹp và phong phú. Công ty Dệt kim Đông Xuân có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng của từng mặt hàng mà khách hàng trong nước cũng như ngoài nước đòi hỏi. Công ty luôn đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Dệt kim Đông Xuân.
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý.
Bộ máy quản lí của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, bao gồm ban lãnh đạo, các phòng ban trực thuộc quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất.
Ban lãnh đạo gồm có:
+ Tổng giám đốc Công ty (ông Lê Nam Hưng), là người có quyền cao nhất, quyết định, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty, trước Bộ công nghiệp và Nhà nước.
+ Phó tổng giám đốc điều hành kĩ thuật - thương mại (bà Vũ Thụy Anh) phụ trách kĩ thuật công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ, đàm phán với khách hàng và nắm bắt mọi diễn biến xảy ra trong quá trình hoạt động của Công ty.
+ Phó tổng giám đốc điều hành kĩ thuật - sản xuất (ông Nguyễn Như Bảo) phụ trách về vấn đề thực hiện sản xuất, thiết bị máy móc và đời sống của công nhân viên trong Công ty.
Ngoài ra Công ty còn có các trợ lí trực tiếp tham mưu giúp việc cho lãnh đạo về công tác tổ chức đào tạo, thi đua và công tác đầu tư phát triển cùng với một số lĩnh vực khác.
Các phòng ban trực thuộc quản lí sản xuất bao gồm:
+ Phòng kĩ thuật: là phòng có chức năng quản lí về mặt kĩ thuật bao gồm các quy trình công nghệ của toàn bộ dây chuyền từ khâu dệt, khâu xử lí hoàn tất đến khâu cắt may và bao gói sản phẩm, tính toán đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu, sản phẩm thử, xây dựng kế hoạch sản xuất, thiết kế các kiểu mẫu dệt, may đo theo mục đích đa dạng hoá mặt hàng và cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Từ đó ban hành các quy trình sản xuất theo từng loại sản phẩm.
+ Phòng nghiệp vụ là phòng có chức năng quản lí tổng hợp một số mặt hoạt động, bao gồm xây dựng giá thành, lên kế hoạch hàng tháng, điều động thực hiện kế hoạch, quản lý vật tư, kho tàng, tiêu thụ sản phẩm và lập các chế độ lao động, theo dõi và tập hợp các đơn đặt hàng...
+ Phòng quản lí chất lượng: Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho, phát hiện kịp thời những sai sót không chỉ trong sản xuất mà cả trong giao dịch với cơ quan chức năng.
+ Phòng tài chính - kế toán: có trách nhiệm điều hoà phân phối, tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn đảm bảo cho hợp đồng sản xuất kinh doanh, đánh giá kết quả quá trình lao động sản xuất, hạch toán lãi, lỗ và phân phối theo lao động. Đồng thời thực hiện các chế độ nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Văn phòng Công ty: Gồm các bộ phận văn thư, đánh máy, phục vụ tiếp khách, hội nghị, bảo vệ trị an, góp phần giữ nghiêm kỉ luật lao động trong Công ty.
+ Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn thanh niên: giáo dục công tác tư tưởng của quần chúng, phát động phong trào thi đua để đẩy mạnh sản xuất, thực hiện hoàn thành sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi mà công nhân viên được hưởng đồng thời duy trì nghĩa vụ của mỗi thành viên.
Ngoài ra Công ty còn có một số bộ phận khác như: y tế, nhà ăn, nhà trẻ... để duy trì các hoạt động thường xuyên, góp phần phát triển sản xuất.
sơ đồ 1: bộ máy tổ chức của công ty dệt kim đông xuân
Tổng giám đốc
P. Giám đốc kỹ thuật T.mại
P. Giám đốc kỹ thuật SX
Phòng kỹ thuật
Phòng quản lý CL
Phòng TC KT
Phòng tổ chức
Văn phòng công ty
Phòng nghiệp vụ
Xí nghiệp may 1
Xí nghiệp may 2
Xí nghiệp may 3
Cửa hàng giới thiệu SP
Ghi chú:
: Mối quan hệ quản lý chỉ đạo
: Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ
: Mối quan hệ hỗ trợ công tác và chỉ đạo nghiệp vụ.
: Mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động
1.2.2. Bộ máy kế toán.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán áp dụng tại Công ty Dệt kim Đông ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status