Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Sông Đà 10 - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Sông Đà 10



LỜI NÓI ĐẦU - 1 -
CHƯƠNG I. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - 3 -
Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 3 -
1.1.2. Vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 5 -
1.1.2.1. Khái niệm về vốn - 5 -
1.1.2.2. Đặc điểm và phân loại vốn - 6 -
1.1.3. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 7 -
1.1.3.1. Khái niệm về vốn lưu động - 7 -
1.1.3.2. Đặc điểm và phân biệt vốn lưu động với vốn cố định - 8 -
1.1.3.3. Phân loại vốn lưu động - 9 -
1.1.3.3.1. Căn cứ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh - 9 -
Vốn lưu động trong khâu dự trữ - 9 -
(2) Vốn lưu động trong khâu sản xuất - 10 -
(3) Vốn lưu động trong khâu lưu thông - 11 -
1.1.3.3.2. Theo các hình thái biểu hiện - 12 -
1.1.3.3.3. Theo nguồn hình thành của vốn lưu động - 13 -
1.1.3.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động - 14 -
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 16 -
1.2.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động - 16 -
1.2.2.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động - 19 -
1.2.2.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động - 20 -
1.2.2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động - 21 -
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 21 -
1.2.3.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp - 21 -
1.2.3.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 22 -
1.2.3.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 22 -
1.2.3.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - 23 -
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 24 -
1.3.2.1. Các nhân tố lượng hoá - 24 -
1.3.2.2. Các nhân tố phi lượng hoá - 33 -
1.3.3. Các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - 34 -
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


dân sự đối với hoạt động kinh doanh trước pháp luật trong phạm vi vốn của Công ty, trong đó có phần vốn nhà nước giao.
Về quản lý tài sản, Công ty có quyền sử dụng, cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; tuân thủ các quy định theo quy chế của Tổng công ty và Nhà nước. Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty gồm:
Mua trái phiếu, cổ phiếu;
Liên doanh, góp vốn cổ phần với doanh nghiệp khác;
Các hình thức đầu tư khác theo pháp luật quy định.
Công ty thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu.
Dùng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhận lại tài sản).
Khi bị tổn thất về tài sản, Công ty phải xác định giá trị tổn thất; nguyên nhân, trách nhiệm. Đối với những vụ tổn thất có giá trị từ 20 triệu đồng trở xuống Giám đốc có quyền và trách nhiệm quyết định bồi thường, những vụ tổn thất có giá trị trên 20 triệu đồng Công ty phải báo cáo lên Tổng công ty xử lý.
2.1.4.3Quản lý doanh thu, lợi nhuận và chi phí kinh doanh
Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu của các đơn vị trực thuộc và doanh thu thu được từ hoạt động sản xuất - kinh doanh trực tiếp của Công ty. Các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đem tặng, biếu, cho hay tiêu dùng ngay trong nội bộ đơn vị cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu.
Chi phí trong hoạt động của Công ty được phản ánh theo đúng chế độ, định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi phí gián tiếp, đơn giá tiền lương do Công ty tự xây dựng và quyết định ban hành (trừ các sản phẩm chủ yếu phải trình Tổng công ty phê duyệt). Các chi phí phát sinh phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
Về hạch toán lợi nhuận, lợi nhuận của Công ty bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Lợi nhuận phát sinh còn bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện trong năm và được trừ đi khoản lỗ của các năm trước (nếu có) đã được xác định trong quyết toán thuế, thời gian chuyển lỗ không quá năm năm.
2.1.4.3Công tác kế hoạch tài chính
Công tác kế hoạch hóa tài chính luôn là một nội dung được quan tâm cao trong Công ty. Công ty đã phân công một nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán chuyên phụ trách việc lập các báo cáo, kế hoạch tổng hợp và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch trong toàn Công ty.
Hàng năm, Phòng Kinh tế – Kế hoạch sẽ phối hợp cùng các phòng ban khác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở bản kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được sự phê duyệt của Ban Giám Đốc, phòng Tài chính – Kế toán xây dựng kế hoạch tài chính (ngắn hạn). Bản kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính sẽ được trình Tổng công ty phê duyệt, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính tháng, quý, năm cho Tổng công ty. Kế hoạch tài chính dài hạn được ban giám đốc công ty xây dựng với thời gian 5 năm xác định chiến lược phát triển của Công ty, được Tổng công ty phê duyệt và hàng năm Công ty cũng tiến hành tổng kết đánh giá về tiến trình thực hiện kế hoạch và có những điều chỉnh và bổ sung kịp thời.
2.2 Tình hình sử dụng và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.2.1 Khái quát về tình hình tài chính của Công ty
Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 ta cần có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây. Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, ta có những đánh giá về các mặt sau đây.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 2.1: Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000
2001
2002
2003
Giá trị
Giá trị
Tăng so 2000 (%)
Giá trị
Tăng so 2001 (%)
Giá trị
Tăng so 2002 (%)
1
Tổng doanh thu
78.620.817.612
119.801.875.634
52,38
235.947.439.747
96,95
429.135.423.603
81,88
2
Các khoản giảm trừ
0
28.528.255
0
79.303.976
3
Doanh thu thuần (=2-1)
78.620.817.612
119.773.347.379
53,34
235.947.439.747
96,99
429.056.119.627
81,84
4
Giá vốn hàng bán
69.886.378.701
108.578.380.192
55,36
211.928.988.010
95,19
376.454.093.898
77,63
5
Lãi gộp (=3-4)
8.734.438.911
11.194.967.187
28,17
24.018.451.737
114,55
52.602.025.729
119
6
Chi phí bán hàng
0
0
0
0
0
0
0
7
Chi phí quản lý DN
4.835.220.988
8.651.534.643
78,93
13.171.760.439
52,25
29.543.054.692
124,29
8
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (=5-6-7)
3.899.217.923
2.543.432.544
-34,77
10.846.691.298
326,46
23.058.971.037
112,59
9
Lãi hoạt động tài chính
-1.276.677.558
-993.943.559
-22,15
-6.829.148.642
587,08
-15.066.997.520
120,63
10
Lãi bất thường
69.918.823
40.000.000
-42,79
931.133.063
2.227,83
42.208.000
-95,47
11
Tổng lợi nhuận trước thuế (=8+9+10)
2.692.459.188
1.589.488.985
-40,96
4.948.675.719
211,34
8.034.181.517
62,35
12
Thuế TNDN
673.114.797
397.372.246
1.583.576.230
2.570.938.085
13
Lợi nhuận sau thuế
2.019.344.391
1.192.116.739
-40,96
3.365.099.489
182,28
5.463.243.432
62,35
Biểu đồ 2.2:
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty nói riêng.
Thông qua Bảng phân tích kết quả kinh doanh (Bảng 2.1) và biểu đồ Kết quả doanh thu và lợi nhuận (Biểu đồ 2.2) có thể thấy tốc độ tăng trưởng của Công ty tương đối cao và chắc chắn. Trong 4 năm duy chỉ có năm 2001 có lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2000 (giảm 40,96%). Giải thích cho vấn đề này có thể thấy trong Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1: mặc dù so với năm 2000, năm 2001 có lãi gộp tăng 28,17% song chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng những 78,93% đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm. Từ Biểu đồ 2.1 ta thấy từ năm 2001 Công ty có sự tăng mạnh về số lượng cán bộ công nhân viên, thể hiện những chuyển đổi trong quản lý nhân sự nói riêng và trong cơ chế quản lý doanh nghiệp nói chung, tất nhiên điều này đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp ở đây hàm nghĩa sự mở rộng quy mô hoạt động của Công ty điều này được thể hiện ở sự tăng vọt trong kết quả kinh doanh các năm tiếp theo.
Năm 2003, Công ty đạt mức doanh thu 429 tỷ đồng (tăng 193 tỷ đồng tương đương 81,88% so với năm 2002), lợi nhuận sau thuế đạt 5,5 tỷ (tăng 2,1 tỷ đồng tương đương 62,35%). Kết quả này phần nào ghi nhận những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, hiệu quả quản lý cũng như phản ánh hướng đi đúng đắn mà Công ty đã và đang lựa chọn.
2.2.2.1 Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty
Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của Công ty, ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian tuy nhiên để có thể hiểu sâu về tình hình tài chính không thể không xét đến cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn.
Dữ liệu của ‘Bảng cân đối kế toán’ qua các năm của Công ty Sông Đà 10 (bảng 2.2), biểu đồ ‘Cơ cấu và tăng trưởng tài sản’ (biểu đồ 2.3) và biểu đồ ‘Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn’ (biểu đồ 2.4) cho thấy Công ty có tổng tài sản tương đối lớn và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua. Trong cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%). Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn (năm thấp nhất là 5,1%-năm 2002; năm cao nhất đạt 14,1%-năm 2000), có một sự tăng trưởng đều đặn trong nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm. Nguồn vốn nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%), Công ty đang có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn bằng cách gia tăng vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn.
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán
(Tại thời điểm 31/12/N)
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2.003
Giá trị
(đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(đ)
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2000 (%)
Giá trị
(đ)
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2001 (%)
Giá trị
(đ)
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2002 (%)
I. Tổng tài sản
105.496.702.849
100
201.100.532.890
100
90,62
355.703.260.091
100
76,88
319.838.505.526
100
-10,08
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
87.435.430.952
82,88
157.744.364.883
78,44
80,41
218.769.686.040
61,50
38,69
215.324.932.783
67,32
-1,57
1. Tiền
6.815.253.009
6,46
2.764.767.942
1,37
-59,43
4.631.688.412
1,30
67,53
24.146.854.485
7,55
421,34
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
3. Các khoản phải thu
19.817.968.088
18,79
76.857.366.770
38,22
287,82
83.511.655.153
23,48
8,66
71.962.178.382
22,50
-13,83
4. Hàng tồn kho
58.795.175.664
55,73
74.608.237.422
37,10
26,90
129.278.296.587
36,34
73,28
116.893.290.984
36,55
-9,58
5. Tài sản lu động khác
2.007.034.191
1,90
3.513.992.749
1,75
75,08
1.348.045.618
0,38
-61,64
2.312.608.932
0,72
71,55
B. Tài sản cố định và...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status