Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng liên doanh Indovina Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng liên doanh Indovina Hà Nội



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3
1.1. Khái quát về thanh toán quốc tế 3
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế 3
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế 4
1.1.3. Các cách thanh toán quốc tế 7
1.2. cách thanh toán tín dụng chứng từ 11
1.2.1. Khái niệm tín dụng chứng từ 11
1.2.2. Ưu, nhược điểm của cách tín dụng chứng từ 12
1.2.3. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng 15
1.2.4. Phân loại tín dụng chứng từ 19
1.2.5. Các bên tham gia trong thanh toán L/C 21
1.2.6. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo cách tín dụng chứng từ 23
1.2.7. Văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ.24
1.3. Vai trò của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ 26
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở và thanh toán L/C nhập khẩu 26
1.3.2. Vai trò của hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu đối với thương mại quốc tế 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA HÀ NỘI 28
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Indovina 28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 31
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ển mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính vừa qua, hoạt động tín dụng của toàn ngành ngân hàng đã có những bước đột phá mới. Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng an toàn và vững chắc, chú trọng đến chất lượng tín dụng thay vì chạy theo quy mô, trong gần 15 năm hoạt động, Ngân hàng Indovina luôn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng, công tác thẩm định luôn được tiến hành cẩn thận, chặt chẽ; chất lượng tín dụng cao, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, chỉ khoảng 0,5% và đã được trích quỹ dự phòng rủi ro 100%. Tăng trưởng tổng dư nợ của IVB được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Tổng dư nợ của IVB
(Đơn vị: US$)
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng dư nợ
23.260.018
37.868.263
79.202.391
101.128.622
Tỷ trọng trong tổng tài sản
39,11%
49,78%
77,2%
82,55%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Indovina
các năm 2000, 2001, 2002)
Khách hàng có quan hệ tín dụng với IVB chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm khoảng 40%), các doanh nghiệp quốc doanh lớn (khoảng 40%) và một số công ty, doanh nghiệp trong nước có tình hình tài chính lành mạnh (khoảng 20%) tập trung vào lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ.
Về cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, IVB chủ trương phát triển tín dụng ngắn hạn để đảm bảo an toàn, giới hạn tín dụng trung và dài hạn trong khoảng 30%. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn lên tới 40% do tìm được nhiều dự án đầu tư hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao. Các khoản cho vay của IVB hầu hết có tài sản đảm bảo, chỉ khoảng 30% là cho vay tín chấp nhưng chỉ dành cho các khách hàng truyền thống rất uy tín và có quan hệ tốt với ngân hàng. Ngoài ra, IVB cũng tham gia đồng tài trợ cùng các NHTM khác trong một số dự án lớn.
Hoạt động thanh toán quốc tế:
Là ngân hàng liên doanh, Indovina có một mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn ở nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT của Ngân hàng. Vì vậy ngay từ những năm đầu, hoạt động này đã từng bước phát triển và trở thành hoạt động có rủi ro thấp nhưng mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng. Tham gia mạng SWIFT ngay từ năm 1995, hoạt động thanh toán quốc tế càng thêm thuận tiện, đáp ứng được yêu cầu thanh toán kịp thời – chính xác của tất cả các khách hàng. Hiện nay, Ngân hàng đang thực hiện bốn nghiệp vụ chính là chuyển tiền (inward – outward), nhờ thu (inward – outward), thư tín dụng (import – export) và thanh toán thẻ Diners Clubs. Trong đó, nghiệp vụ chuyển tiền có doanh số lớn nhất, năm 2003 chiếm 65% tổng doanh số TTQT. Thứ hai là nghiệp vụ thanh toán L/C, chiếm 32%; tiếp theo là nhờ thu chiếm 2% và thanh toán thẻ Diners 1%. Phí và hoa hồng từ hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Indovina đều tăng trưởng khá đều đặn trong những năm gần đây, đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định và rất an toàn. Trong thời gian tới, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng liên doanh Indovina có khả năng phát triển mạnh hơn nữa do lợi thế về mạng lưới ngân hàng đại lý, công nghệ thanh toán, thái độ phục vụ nhiệt tình...
Từ việc xem xét ba hoạt động nghiệp vụ chính của Ngân hàng Indovina, ta có thể đưa ra đánh giá chung về kết quả kinh doanh của Ngân hàng như sau:
Về thu nhập: thu nhập của Ngân hàng Indovina tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây. Năm 2000 tổng thu nhập là 5.112.550 US$; năm 2001 là 6.680.237 US$, tăng 130,66% so với năm 2000; năm 2002 là 8.101.361 US$, tăng 121,27% so với năm 2001. Trong đó, thu lãi và thu nhập có tính chất lãi chiếm phần lớn thu nhập của Ngân hàng, năm 2002 là 80,68% chứng tỏ hoạt động tín dụng của IVB phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây. Thu phí và hoa hồng cũng là nguồn thu khá cao, chiếm khoảng 17-18% tổng thu nhập của Ngân hàng, nguồn thu này bù đắp gần đủ chi phí phi lãi của IVB. Điều này cũng cho thấy chiến lược kinh doanh của Ngân hàng hướng nhiều vào dịch vụ.
Về chi phí: Chi phí của Ngân hàng từ năm 2000 trở lại đây thay đổi cả về quy mô và cơ cấu. Cùng với sự tăng lên của nguồn tiền gửi huy động được, chi phí trả lãi tăng tương ứng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi phí: năm 2000 tỷ trọng này là 38,12%, năm 2001 là 54,5% và năm 2002 tăng lên 59,5%. Nguồn tiền gửi tăng sẽ kéo theo sự tăng trưởng của nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của Ngân hàng. Bên cạnh đó, các chi phí phi lãi suất giảm về tỷ trọng nhưng quy mô vẫn tăng nhẹ do mở rộng hoạt động Ngân hàng, nhất là năm 2002 khi Ngân hàng lập thêm chi nhánh IVB Bình Dương. Trong đó, chi phí tiền lương tăng đều đặn qua các năm, đời sống của cán bộ, nhân viên Ngân hàng ngày một nâng cao.
Về lợi nhuận: do tốc độ tăng thu nhập cao hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận trước thuế của IVB vẫn tăng trưởng khá, năm 2001 bằng 206,2% năm 2000, năm 2002 bằng 129,4% năm 2001. Lợi nhuận tăng tạo điều kiện tăng các quỹ dự trữ pháp định, tăng nguồn bổ sung cho vốn tự có của Ngân hàng.
Tóm lại, qua những phân tích và đánh giá chung về hoạt động của Ngân hàng Indovina trong thời gian qua, ta có thể thấy mặc dù quy mô không lớn nhưng hiệu quả hoạt động của IVB đạt mức khá cao, tăng trưởng đều về thu nhập, lợi nhuận và từng nghiệp vụ cụ thể, trở thành Ngân hàng hàng đầu trong số các ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn một số khó khăn, bất cập nhưng với những phương hướng, biện pháp cụ thể trong thời gian tới, IVB sẽ từng bước khắc phục và đạt kết quả cao hơn nữa.
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo cách TDCT tại IVB Hà Nội
2.2.1. Qui trình mở và thanh toán L/C của IVB
Hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Indovina Hà Nội phải tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ bao gồm hai giai đoạn lớn: phát hành L/C và thanh toán L/C. Hai giai đoạn này có thể được chia thành các bước nhỏ như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin mở L/C
Nhà nhập khẩu là các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam, theo đề nghị của bên xuất khẩu, sẽ lập hồ sơ yêu cầu mở L/C gửi đến Ngân hàng. Bộ hồ sơ theo quy định của IVB bao gồm các loại giấy tờ sau:
Quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số xuất nhập khẩu (đối với doanh nghiệp có quan hệ giao dịch lần đầu)
Hợp đồng ngoại thương gốc
Đơn yêu cầu mở L/C (theo mẫu của IVB)
Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý quy định tại quyết định điều hành XNK hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ)
Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu nhập khẩu theo sự uỷ thác của một doanh nghiệp khác)
Cam kết thanh toán hay hợp đồng tín dụng (nếu khách hàng ký quỹ dưới 100% giá trị L/C)
Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
Sau khi nhận bộ hồ sơ, cán bộ thanh toán có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực, tính pháp lý, đảm bảo sự thống nhất trong nội dung các loại giấy tờ, sự phù hợp với các quy định của Nhà nước về chế độ quản lý ngoại hối và chính sách quản lý XNK hiện hành. Đồng thời, thanh toán viên kiểm tra đơn đề nghị mở L/C để đảm bảo nội dung L/C không chứa đựng rủi ro cho Ngân hàng và phù hợp với quy định của IVB; thông báo ngay cho khách hàng nếu cần sửa đổi khoản mục nào đó. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện việc sửa đổi thì yêu cầu khách hàng cam kết xác nhận chịu trách nhiệm và bồi hoàn những thiệt hại cho ngân hàng (nếu có).
Bước 2: Xác định mức ký quỹ
Sau khi nộp hồ sơ xin mở L/C, trừ trường hợp khách hàng ký quỹ 100%, các trường hợp còn lại khách hàng phải làm việc với phòng Tín dụng của Ngân hàng để xác định tỷ lệ ký quỹ. Mức ký quỹ này đối với từng khách hàng là khác nhau, phụ thuộc vào tiềm năng tài chính, uy tín và mức độ quan hệ của khách hàng đó với Ngân hàng. Khi Ngân hàng chấp nhận cho khách hàng ký quỹ nhỏ hơn giá trị L/C tức là đã cung cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, đó chính là một hình thức tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng.
Sau khi xác định mức ký quỹ, khách hàng phải đảm bảo còn đủ mức tiền ký quỹ trong tài khoản tại Ngân hàng. Nếu thiếu, khách phải nộp thêm tiền vào tài khoản để đảm bảo phát hành L/C kịp thời.
Bước 3: Phát hành L/C nhập khẩu
Việc phát hành L/C chỉ được thực hiện sau khi khách hàng đã hội đủ các điều kiện về hồ sơ, có đủ tiền ký quỹ và nộp các khoản phí liên quan.
Thanh toán viên tiến hành nhập các dữ liệu cần thiết tạo hồ sơ quản lý L/C trên máy vi tính. Chương trình này lưu trữ và theo dõi quá trình thanh toán của từng L/C. Sau khi hoàn tất các bước nhập dữ liệu mở L/C trên mạng máy tính, thanh toán viên tiến hành tạo điện MT 700 nếu là phát hành L/C hay MT 707 nếu là sửa đổi L/C. Trong quá trình tạo điện, thanh toán viên phải nhập các thông tin về loại L/C, số hiệu L/C, số tiền của L/C, người mở, người thụ hưởng L/C, ngày mở, ngày hết hạn giao hàng, thời hạn xuất trình chứng từ, ngân hàng thông báo và các nội dung khác dựa trên đơn xin mở L/C của khách hàng. Ngân hàng thông báo thường do khách hàng chỉ định và thường là ngân hàng đại lý của IVB tại nước người xuất khẩu.
Thanh toán viên khi đã hoàn thiện việc nhập dữ liệu trên tập tin MT 700 sẽ kiểm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status