Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Vpbank - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Vpbank



A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương một
Lý luận chung về hoạt động Ngân hàng bán lẻ (Retail banking) của Ngân hàng thương mại
1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Chức năng 4
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại 7
1.2 Hoạt động Ngân hàng bán lẻ (NHBL) của Ngân hàng thương mại 14
1.2.1 Phát triển hoạt động NHBL là xu thế phù hợp đối với các NHTM trong quá trình hội nhập. 14
1.2.2 Khái niệm hoạt động NHBL 15
1.2.3 Nội dung hoạt động NHBL 16
1.2.4 Đặc điểm hoạt động NHBL 25
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng sự phát triển hoạt động NHBL 29
1.2.6 Cách thức quản lý và vận hành một khối NHBL điển hình 31
Chương hai
Thực trạng hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
2.1. Tổng quan về NHTMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 34
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank 34
 Tổ chức quản lý và mạng lưới chi nhánh 36
2.1.2 Các hoạt động chính của VPBank 37
2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động NHBL tại VPBank trong thời gian vừa qua 46
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các phòng ban chức năng để có thể thích ứng với dịch vụ mới cũng làm cho các ngân hàng tốn một khoản chi phí không nhỏ.
1.2.5.2 Sự phát triển khoa học công nghệ
Có thể nói công nghệ là nền tảng để phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng; cơ sở dữ liệu được lưu trữ và xử lý tập trung là tiền đề cực kỳ quan trọng cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiện. Trên cơ sở đó, một loạt các dịch vụ ngân hàng và các tiện ích bán lẻ đã được thực hiện như gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi, triển khai hệ thống ATM... Bên cạnh đó, công nghệ còn hỗ trợ triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ bán lẻ tiên tiến như chuyển tiền tự động, huy động vốn từ dân cư dưới nhiều hình thức như tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, thực hiện cho vay đối với thể nhân như cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ nhân viên, thực hiện dịch vụ thẻ gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ. Công nghệ còn tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng phát triển sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ Phone banking, thấu chi tài khoản cá nhân, các ki ốt giao dịch tự động, dịch vụ tiết kiệm hưu trí. Ngoài ra, bằng cách trao đổi thông tin tức thời, công nghệ giúp công tác quản lý của ngân hàng tốt hơn, tạo điều kiện thực hiện những mô hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán. Việc tập trung và chuyên môn hoá hoạt động tác nghiệp không những tăng cường độ chính xác trong xử lý giao dịch, giảm chi phí tra soát đối chiếu, giúp ngân hàng có điều kiện tập trung vào công tác chăm sóc khách hàng, giảm đáng kể chi phí nhân công. Có thể nói, công nghệ hiện đại tăng cường khả năng quản trị trong ngân hàng bởi một hệ thống quản trị tập trung sẽ cho phép dữ liệu có thể được khai thác mọi nơi, mọi lúc một cách chính xác và nhất quán, là công cụ đắc lực để ban lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn.
1.2.5.3 Sự cạnh tranh trong khu vực ngân hàng tài chính
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí, các hiệp hội tiết kiệm, các công ty tài chính, bảo hiểm.. đang cạnh tranh để tìm nguồn vốn và thị trường để cung ứng dịch vụ. áp lực cạnh tranh đóng vai trò như lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ tài chính trong tương lai.
Có thể nói, cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng cung cấp các tiện ích ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Người dân có một mức thu nhập khá hơn từ khoản tiết kiệm của mình. Nhiều loại tài khoản tiền gửi mới đã được phát triển rộng rãi với mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Lãi suất cho vay và điều kiện cho vay cũng thông thoáng hơn. Thời gian phục vụ khách hàng ngày càng rút ngắn, như ở Việt Nam trước đây thời gian xét duyệt cho vay kéo dài nhiều tuần, thời gian chuyển tiền kéo dài nhiều ngày, nhưng đến nay, có ngân hàng xét duyệt có cho vay hay không chỉ trong vòng 3 ngày, chuyển tiền nếu cùng hệ thống chỉ trong vòng 1 tiếng là hoàn thành. Tóm lại, cạnh tranh buộc các ngân hàng phải áp dụng công nghệ tiên tiến, thay đổi tư duy về tuyển dụng nhân sự, mức lương, quảng cáo và đặc biệt phải chú ý tới chất lượng dịch vụ cung cấp.
1.2.5.4 Yêu cầu tăng vốn của ngân hàng
Ta đã biết vốn của ngân hàng (vốn chủ sở hữu, vốn của chủ) là điều kiện ban đầu để thành lập ngân hàng, bởi vốn là nguồn tài trợ chính cho xây dựng trụ sở ngân hàng, mua sắm thiết bị. Vốn ngân hàng còn có vai trò quan trọng trong việc chống đỡ rủi ro cho những người gửi tiền. Do vậy, vốn tối thiểu luôn được các cơ quan chức năng kiểm soát ngân hàng quan tâm. Ngoài ra có rất nhiều chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng bị ràng buộc với vốn như mức vốn huy động tối đa (Nợ/ VCC), mức cho vay tối đa không được vượt quá 15% vốn của chủ. Nếu vốn không đủ lớn, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn mở rộng dịch vụ và qui mô hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, việc phát triển hoạt động NHBL có hiệu quả hay không phụ thuộc khá nhiều vào vốn của ngân hàng. Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu tăng vốn đối với các ngân hàng nhằm phát triển hoạt động NHBL là hết sức cần thiết. (Phan thị Thu Hà, Nguyễn thị Thu Thảo- Ngân hàng thương mại- Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, 2002)
1.2.6 Cách thức quản lý và vận hành một khối NHBL điển hình
1.2.6.1 Mô hình NHBL
Có thể nói hoạt động NHBL đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu. Sau đây là mô hình NHBL được nhóm tư vấn của Ngân hàng ING đưa ra. Theo đó, hoạt động NHBL hướng tới 3 hoạt động chính là thiết kế các sản phẩm bán lẻ, hoạch định chính sách, chiến lược Marketing hướng tới khách hàng là đối tượng của hoạt động NHBL, thiết lập kênh phân phối đa dạng, rộng khắp đưa các sản phẩm NHBL đến nhóm khách hàng mục tiêu.
Hoạt động ngân hàng bán lẻ
Chiến lược Marketing
Sản phẩm bán lẻ
Quản lý kênh
Nội bộ ngân hàng
Thẻ tín dụng
Mạng lưới chi nhánh
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vay thế chấp,
cầm cố
Mạng lưới ATM
Cá nhân
Cho vay cá nhân
Đại lý bán trực tiếp
TGTK, TGTT...
Các sản
phẩm khác
1.2.6.2 Cách thức vận hành khối NHBL
Đối với mỗi NHBL, hay mảng NHBL của những ngân hàng lớn, để vận hành hiệu quả hoạt động của khối NHBL yêu cầu các nhà quản trị ngân hàng phải đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời đảm bảo tính ưu việt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thông thường chiến lược kinh doanh NHBL thường được thiết kế như sau:
KHCN
Chiến lược kinh doanh NHBL
Chính sách cụ thể, chi tiết
Thiết kế sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng
Cung ứng sản phẩm thống nhất trên toàn hệ thống
Như vậy, trên cơ sở đề ra chiến lược kinh doanh tổng thể, ban lãnh đạo Ngân hàng thực hiện triển khai các chính sách cụ thể chi tiết đến từng phòng ban, bộ phận chuyên trách, đồng thời có chiến lược thiết kế sản phẩm phù hợp tới từng nhóm khách hàng mục tiêu. Tất cả các hoạt động nhằm phối hợp cung ứng sản phẩm thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể nói, xét trên góc độ tài chính và quản trị ngân hàng, các ngân hàng triển khai hoạt động NHBL sẽ có điều kiện để hạn chế rủi ro do các nhân tố bên ngoài. Đối với các dịch vụ bán buôn, chỉ cần một khách hàng rủi ro là có thể ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Trong khi đó với dịch vụ NHBL, rủi ro được san đều cho những khách hàng nhỏ, cho phép ngân hàng có khả năng phản ứng và điều chỉnh chính sách khi có sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Chương hai
Thực trạng hoạt động Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
2.1. Tổng quan về NHTMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank
2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của VPBank
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ - UB ngày 4 tháng 9 năm 1993.
Vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỉ đồng, sau đó VP Bank tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỉ đồng theo Quyết định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/9/1994 và tăng lên 174,9 tỉ đồng theo Quyết định số 53/QĐ -NH5 vào ngày 18/3/1996 của NHNN tương đương với 174900 cổ phiếu của 97 cổ đông.
Với mục tiêu xây dựng VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, trong thời gian qua, VPBank tiếp tục tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hướng tới khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng...Mặc dù cũng đã trải qua những giai đoạn khó khăn nhất định song với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng, VPBank đã đạt được những bước tiến bộ đáng khích lệ. Cho đến nay, lĩnh vực hoạt động của VPBank tương đối đa dạng, bao gồm các hoạt động huy động vốn ngắn-trung-dài hạn của các tổ chức và cá nhân; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Tài trợ ngắn-trung-dài cho các tổ chức và cá nhân; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền dưới nhiều hình thức trong đó có dịch vụ Western Union mà VPBank là một đại lý chính thức.
2.1.1.2 Cơ cấu quản trị ngân hàng
Đại hội đồng Cổ đông gồm 104 cổ đông có quyền lãnh đạo cao nhất đối với ngân hàng. Đại hội Cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị gồm 5 thành viên : Chủ tịch Hội đồng Quản trị ( thành viên thường trực), 2 phó Chủ tịch, còn lại là các thành viên Hội đồng Quản trị.
Các uỷ ban trực thuộc Hội đồng Quản trị gồm có:
Ban Kiểm soát do Đại hội Cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên.
Hội đồng Quản lý tài sản nợ, tài sản có do Tổng Giám đốc làm Chủ tịch.
Ban tín dụng Hội sở và các Chi nhánh.
Hội đồng Quản trị cử ra Ban điều hành thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý hoạt động cụ thể của các Chi nhánh, của từng phòng ban, bộ phận t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status