Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Cao Hà - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Cao Hà



Hệ số khả năng thanh toán tổng quát thì khá cao. Năm 2001 là 3,54đ. Có nghĩa là cứ 1 đồng vốn vay thì có 3,54 đồng đảm bảo nhưng đến năm 2002 thì giảm xống còn 3,32đ có nghĩa là cứ 1 đồng vốn đi vay thì có được 3,32đ được đảm bảo. So với năm 2001 thì năm 2002 giảm 0,22 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 6,2%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tải sản thấp hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả. Tuy khả năng thanh toán tổng quát có giảm song hệ số năm 2001 - 2002 đều lớn hơn 1. Có nghĩa là : Công ty vẫn có khả năng thanh toán được các khoản nợ nhưng phải sử dụng đến cả vốn cố định.
 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty năm 2002 là 0,7đ có nghĩa là cứ 1 đồng vốn vay thì có 0,7đ được đảm bảo giảm 0,17đ. So với năm 2001 tươngứng với tốc độ giảm 19,5%. Nguyên nhân khả năng thanh toán hiện thời giảm là do tốc độ tăng của tài sản lưu động thấp hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán của 2 năm đều nhỏ hơn 1 điều này chứng tỏ là khả năng thanh toán hiện thời của Công ty cũng chưa được đảm bảo. Đây là một vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý trong thời gian tới.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


(có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng...). Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc ngành nghề kinh doanh. Ngành nghề nào chiếm tỷ trọng TSLĐ lớn trong tổng tài sản thì hệ số này lớn càng tốt và ngược lại.
3.4.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh :
TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ phải được chuyển đổi thành tiền. Trong TSLĐ hiện có thì vật tư, hàng hoá chưa có thể chuyển đổi ngay thành tiền được và do đó khả năng thanh toán kém nhất. Vì thế hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của đơn vị. Đó là thước đo khả năng trả nợ ngay, không dựa vào bán các loại vật tư, hàng hoá tồn kho.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đước xác định bằng mối quan hệ giữa TSLĐ - Hàng tồn kho với tổng số nợ ngắn hạn, công thức :
Tổng TSLĐ - Hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
ở đây hàng tồn kho bị loại trừ ra vì được coi là tài sản không dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền và cũng thấy rằng tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định là: tiền cộng với tiền tương đương. Tiền tương đương là các khoản có thể chuyển đổi thành một lượng tiền biết trước (thương phiếu, các loại chứng khoán ngắn hạn...).
4. Một số phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp :
4.1. Các nhân tố ảnh hưỏng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp :
Việc tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau bao gồm các nhân tố khách quan và chủ quan.
4.1.1. Về khách quan :
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng bởi một số nhân tố sau :
- Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của Nhà nước
- Tác động của nền kinh tế có lạm phát
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
- Sự biến động của thị trường đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp còn chịu tác động của yếu tố rủi ro bao gồm các rủi ro từ phía thị trường và những rủi ro bất khả kháng như: thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn...
4.1.2. Về chủ quan :
Có nhiều nhân tố chủ quan thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như :
- Việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư: nếu sự bố trí giữa VCĐ và VLĐ và tỷ trọng của từng khoản mục trong từng loại vốn chưa hợp lý, chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp thì hiệu quả sử dụng vốn kém là không thể tránh khỏi.
- Việc xác định nhu cầu vốn: nếu xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa vốn hay thiếu vốn, cả hai trường hợp đều ảnh hưởng không tốt đến qúa trình SXKD của doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh trong từng khâu: hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao nếu như VKD trong từng khâu được tổ chức hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn lãng phí chẳng hạn như mua các loại vật tư không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, kém phẩm chất hay không huy động cao độ TSCĐ vào SXKD sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Nếu trình độ quản lý yếu kém có thể dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng, vật tư, hàng hoá chậm luân chuyển, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, vốn bị thâm hụt sau mỗi chu kỳ sản xuất.
Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Ngoài các nhân tố đó, còn có thể có rất nhiều nhân tố khác tuỳ từng trường hợp vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét thận trọng từng nhân tố để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD :
4.2.1. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định :
- Sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích gắn liền với trách nhiệm về tài chính. Thưởng phạt về bảo quản, sử dụng TSCĐ, nghiên cứu phát minh sáng chế ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo khả năng tài chính nhằm thực hiện quyết định đầu tư dài hạn để tăng quy mô và điều chỉnh cơ cấu TSCĐ.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ từ đó giảm bớt TSCĐ và nắm vững TSCĐ hiện có đang sử dụng, chưa dùng, không cần dùng để giải phóng (thanh lý, nhượng bán) những TSCĐ ứ đọng. Mặt khác, tài chính doanh nghiệp phải tham gia xây dựng chế độ quản lý sử dụng TSCĐ tránh tình trạng mất mát hư hỏng và có biện pháp xử lý kịp thời những thiệt hại về TSCĐ.
4.2.2. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
- Xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
- Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở cả 3 khâu : ở khâu dự trữ, trong khâu SX, trong khâu lưu thông.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Đối với bộ phận vốn nhàn rỗi cần được sử dụng một cách linh hoạt thông qua các hình thức đầu tư ra bên ngoài như đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư vào tài sản tài chính, hay cho vay nhằm thu lợi tức tiền vay.
Trên đây là một số phương hướng, biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. tuỳ từng trường hợp vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra những giải pháp phù hợp mang tính khả thi để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Phần II
Tình hình tổ chức và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Cao Hà
1. Một vài nét chính về sản xuất kinh doanh
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phẩn Cao Hà có trụ sở giao dịch tại 173A ngõ Hà Trung, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội.
- Tên giao dịch Quốc tế : Cao Ha Joint Stoock Company
- Tên viết tắt : Cao Ha JSC
Tiền thân của Công ty Cổ phần Cao Hà là Công ty TNHH Cao Hà ra đời ngày 14/10/1995 theo giấy phép số 2107/GP-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp.
- Giấy chứng nhận kinh doanh số : 053860
- Số vốn điều lệ ban đầu là : 200.000.000đ
- Ngành nghề kinh doanh : Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá, dịch vụ môi giới về bảo vệ môi trường
- Số lượng nhân viên : 5 người
Trong những năm hoạt động Công ty luôn luôn tìm kiếm thị trường để mở rộng mặt hàng SXKD nhằm đưa Công ty ngày càng phát triển. Do nắm bắt được nhu cầu thị trường và do nhu cầu góp vốn của các thành viên, bộ máy công tác quản lý đã được thay đổi.
Ngày 01/10/2001 Công ty TNHH Cao Hà chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cao Hà đây là một bước nhảy vọt về quy mô vốn và hình thức kinh doanh được mở rộng. Tại thời điểm này vốn điều lệ tăng lên 10.000.000.000đ
Số cổ phần : 10.000
Loại cổ phần : Cổ phần phổ thông
Mệnh giá cổ phần : 1.000.000đ
Ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng được mở rộng thêm : Dịch vụ chuyển giao công nghệ, đại lý bán lẻ xăng dầu, dịch vụ ăn uống giải khát, sửa chữa ôtô xe máy và công trình dân dụng, công nợ, giao thông vận tải và thuỷ lợi, thiết kế lắp đặt sửa chữa các thiết bị điện, điện lạnh (không bào gồm dịch vụ thiết kế công tơ), sản xuất và buôn bán hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông, lâm sản và thực phẩm, xây dựng khu công nghiệp, khu dân dụng và kinh doanh nhà ở.
Số lượng CNV cũng tăng lên. Số nhân viên chính thức 29 người. Trong đó :
- Hội đồng quản trị : 03ngươi
- Nhân viên văn phòng : 03 người
- Nhân viên dự án : 15 người
- Nhân viên bán hàng & Kỹ thuật : 09 người
- Lao động hợp đồng, lao động thời vụ : 50 người
Với trình độ: 01 tiến sĩ, 01 kiến trúc sư, 04 kỹ sư, 08 cử nhân, một số tốt nghiệp trung cấp và còn lại là công nhân có tay nghề.
Tóm lại mặc dù ra đời là Công ty TNHH 2 thành viên song Công ty cũng đã từng bước đi lên và quy mô SXKD ngày càng rộng và phát triển.
1.2. Tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh :
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh :
Công ty Cổ phần Cao Hà có chiều hướng đi chuyên sâu về hoạt động thương mại kinh doanh xăng dầu và cũng bắt đầu bước vào lĩnh vực xây dựng cơ bản như là xây dựng khu công nghiệp, khu dân dụng nhà ở. Qua đó, ta thấy Công ty Công phần Cao Hà vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa thực hiện chức năng sản xuất thông qua đó mà Công ty đã góp một phần vào :
- Quá trình phân phối và lưu thông hàng hoá.
- Tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định cho CBCNV.
- Thúc đẩy nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển.
Nhiệm vụ của Công ty là :
- Kính doanh đúng ngành nghề đăng ký theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
1.2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý :
Bộ máy quản lý luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu bộ máy quản lý phù hợp thì Công ty hoạt động sẽ hiệu quả và ngược lại Công ty sẽ hoạt động kém khi bộ máy quản lý không phù hợp. Vì vậy, Công ty Cổ phần Cao Hà đã tổ chức bộ máy quản lý như sau :
* Đại hội đồng cổ đông : Gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần Đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status