Đặc điểm, chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng - pdf 28

Download miễn phí Đặc điểm, chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng



 
CHƯƠNG I 1
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BẢO LÃNH 1
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1. Khái niệm, chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại 1
1.1. Sự ra đời của Ngân hàng thương mại 1
1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 3
2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 4
2.1 Hoạt động huy động vốn 4
2.2 Hoạt động sử dụng vốn 6
2.3 Hoạt động trung gian 7
II. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1. Khái niệm bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 8
2. Các yếu tố trong bảo lãnh . 8
2.1 Các bên trong bảo lãnh. 9
2.2 Phí bảo lãnh. 9
III. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG. 10
1. Đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng. 10
1.1 Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau: 10
2. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng. 11
2.1 Chức năng bảo đảm. 11
2.2 Chức năng tài trợ. 12
2.3 Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng. 12
3.Vai trò của bảo lãnh ngân hàng. 13
3.1 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng đối với doanh nghiệp: 13
3.2 Vai trò bảo lãnh đối với ngân hàng : 13
2.3 Vai trò bảo lãnh đối với nền kinh tế. 14
IV. PHÂN LOẠI BẢO LÃNH NGÂN HÀNG . 15
1. Các loại bảo lãnh ngân hàng . 15
1.1.1 Bảo lãnh dự thầu. 16
1.1.2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 17
1.1.3 Bảo lãnh hoàn thanh toán (bảo lãnh tiền ứng trước). 17
1.1.4 Bảo lãnh thanh toán 18
1.1.5 Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng. 18
1.1.6 Bảo lãnh vay vốn ( bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay) 19
1.1.7 Một số loại bảo lãnh khác: 19
1.2 Phân loại theo cách mở bảo lãnh. 21
1.2.1 Bảo lãnh trực tiếp: 21
1.2.2 Bảo lãnh trực tiếp và Ngân hàng thông báo: 23
1.2.3 Bảo lãnh gián tiếp 24
1.3.1 Bảo lãnh trong nước: 26
1.3.2 Bảo lãnh ngoài nước: 26
1.4 Phân loại theo hình thức sử dụng. 27
1.4.1 Bảo lãnh vô điều kiện ( bảo lãnh theo yêu cầu). 27
1.4.2 Bảo lãnh có điều kiện: 27
2. Một số mô hình bảo lãnh chủ yếu. 27
2.1 Mô hình một ngân hàng bảo lãnh: 28
2.2 Mô hình nhiều ngân hàng bảo lãnh: 28
2.2.2 Mô hình tái bảo lãnh. 28
3. Các hình thức phát hành bảo lãnh. 28
4.Sự cần thiết của nghiệp vụ bảo lãnh trong điều kiện ngày nay 28
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c
Leasing
Bảo lãnh
Tư vấn tài chính, môi giới
II. NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
Trước khi đưa ra khái niệm bảo lãnh trong ngân hàng, chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm bảo lãnh ở một số lĩnh vực khác .
Trong pháp luật dân sự nước ta khái niệm bảo lãnh được nêu trong điều 366 Bộ luật Dân Sự: “ Bảo lãnh là việc người thứ ba ( gọi là người bảo lãnh ) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ ...”
Trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế: “ Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết ...”
Từ đó ta đưa ra khái niệm chung về bảo lãnh như sau:
“ Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi nếu người xin bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng với bên yêu cầu bảo lãnh “.
* Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: Theo điều 2 trong Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ( ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN14 ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ):
“ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. .
2. Các yếu tố trong bảo lãnh .
2.1 Các bên trong bảo lãnh.
Một giao dịch bảo lãnh bao giờ cũng liên quan đến ba bên: Bên bảo lãnh, Bên được bảo lãnh, và Bên thụ hưởng. Quan hệ giữa các bên được quy định bởi các hợp đồng khác nhau, độc lập với nhau.
Bên bảo lãnh: Dùng uy tín của mình để đứng ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bên được bảo lãnh: là các khách hàng yêu cầu được bảo lãnh, và là bên được ngân hàng cam kết thực hiện thay nghĩa vụ khi vi phạm hợp đồng . Bên nhận bảo lãnh: khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng thì bên nhận bảo lãnh sẽ được thanh toán khi có yêu cầu.
Các hợp đồng liên quan đến các bên trong bảo lãnh :
+ Hợp đồng cơ sở giữa bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng.
+ Hợp đồng bảo lãnh giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
+ Hợp đồng giữa bên bảo lãnh với bên thụ hưởng ( được gọi là thư bảo lãnh của ngân hàng - bên bảo lãnh ).
2.2 Phí bảo lãnh.
Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng do sử dụng dịch vụ này. Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù đắp các chi phí bỏ ra của ngân hàng có tính đến rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Nếu xét bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh chính là giá cả của dịch vụ đó.
Phí bảo lãnh có thể được tính bằng một số tiền cụ thể hay tính bằng một tỷ lệ (tỷ lệ này tính trên số tiền được bảo lãnh). Khi tính bằng tỷ lệ thì phí bảo lãnh được tính như sau:
Phí bảo lãnh = Tỷ lệ phí * Số tiền bảo lãnh * Thời gian bảo lãnh.
Trong đó:
+ Tỷ lệ phí (%): được quy định cụ thể tuỳ từng trường hợp vào loại bảo lãnh và tuỳ vào từng bên bảo lãnh là khác nhau.
+ Số tiền bảo lãnh: là số tiền mà ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng
+ Thời gian bảo lãnh: Là thời hạn mà bên được bảo lãnh xin bảo lãnh.
III. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG.
1. Đặc điểm của bảo lãnh Ngân hàng.
1.1 Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau:
Một thư bảo lãnh là một hợp đồng giữa 2 bên, thường là giữa Ngân hàng và Người thụ hưởng. Hợp đồng này độc lập với mối quan hệ trong hợp đồng cơ sở. Tuy nhiên để hiểu cơ chế hoạt động của những công cụ này, cần thiết phải hiểu rằng bảo lãnh không chỉ là mối quan hệ hai bên. Bảo lãnh là một quan hệ tạo thành trong mối quan hệ nhiều bên, bao gồm:
- Mối quan hệ hợp đồng giữa Người được bảo lãnh và Người thụ hưởng.
- Mối quan hệ hợp đồng giữa Người được bảo lãnh và Ngân hàng.
Hợp đồng bảo lãnh sẽ không tồn tại nếu không có hai hợp đồng trên. Dù có sự phân chia, ba mối quan hệ này liên hệ lẫn nhau và các quan hệ này có ảnh hưởng đến nhau.
1.2 Sự độc lập của thư bảo lãnh;
Đặc điểm quan trọng của thư bảo lãnh là sự độc lập của nó đối với hợp đồng cơ sở. Dù rằng mục đích của thư bảo lãnh là để đền bù cho Người thụ hưởng những tổn thất do việc Người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng cơ sở gây ra, nhưng Người thụ hưởng chỉ được đòi tiền theo thư bảo lãnh nếu việc đòi tiền đó phù hợp với những điều khoản, điều kiện đã được quy định trong thư bảo lãnh. Ngân hàng không thể viện cớ do những vấn đề phát sinh từ hợp đồng cơ sở để từ chối nghĩa vụ của mình.
Vấn đề “Liệu trong thực tế Người được bảo lãnh thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với Người hưởng thụ hay không? hay liệu người thụ hưởng có được quyền đòi tiền bồi thường như đã quy định trong hợp đồng cơ sở hay không?” không phải là vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng khi xem xét yêu cầu đòi tiền của Người thụ hưởng. Theo đó, một khi những điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh được thỏa mãn, Người thụ hưởng về mặt pháp lý được quyền yêu cầu đòi tiền và không cần thiết phải chỉ ra các vi phạm của Người được bảo lãnh bằng cách nào khác ngoài cách quy định trong thư bảo lãnh. Tuy nhiên, qui tắc độc lập này cũng loại trừ những trường hợp lừa đảo.
Đối với Ngân hàng, qui tắc độc lập cũng có những thuận lợi. Khi người thụ hưởng có yêu cầu đòi tiền theo thư bảo lãnh, ngân hàng chỉ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra xem những điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh có được thỏa mãn hay không. Nhiệm vụ này được thực hiện một cách khá dễ dàng bởi thực tế các điều kiện trả tiền thường được lập dưới dạng chứng từ. Ví dụ; việc xuất trình các chứng từ đòi tiền bằng văn bản thường đính kèm một tuyên bố đơn phương của người thụ hưởng về việc vi phạm của ngưòi được bảo lãnh (đối với trường hợp bảo lãnh trả tiền theo yêu cầu đầu tiên) hay việc xuất trình các văn bản xác nhận của bên thứ 3 về việc vi phạm hợp đồng cơ sở (đối với trường hợp bảo lãnh chứng từ) hay việc xuất trình phán quyết của tòa án, trọng tài. Do vậy, ngân hàng không liên quan đến các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở giữa Người được bảo lãnh và Người thụ hưởng nên cũng không liên quan đến những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cơ sở giữa hai bên.
Tuy nhiên tính chất độc lập của bảo lãnh cũng làm tăng rủi ro phải thanh toán hộ khi không có sự trung thực của bên yêu cầu bảo lãnh.
2. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng.
2.1 Chức năng bảo đảm.
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng. theo chức năng này người thụ hưởng sẽ nhận được sự bồi thường về mặt tài chính trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm cam kết. Tuy nhiên, người thụ hưởng chỉ được phép đòi tiền theo thư bảo lãnh nếu xuất trình được những chứng từ cần thiết theo đúng các điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh. Bằng việc chấp nhận phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng coi như đó là nghĩa vụ của chính mình vì lợi ích của người được bảo lãnh. Nhưng trong thực tế khả năng xảy ra nghĩa vụ bồi thường của ngân hàng là rất nhỏ.
Mặt khác bảo lãnh thường được sử dụng cho các thoả thuận phi mua bán như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng ... Do đó bảo lãnh không có chức năng thanh toán mà có chức năng bảo đảm.
2.2 Chức năng tài trợ.
Ngân hàng phát hành bảo lãnh như một công cụ tài trợ giúp cho nhà thầu tham gia thay vì mang tiền đến đặt cọc thì chỉ cần bảo lãnh của ngân hàng. Trong trường hợp người thi công công trình hay thực hiên một hợp đồng mua bán có thể sẽ phải dùng đến một số vốn lớn trong một thời gian dài, người thi công sẽ yêu cầu từ người chủ một khoản tiền ứng trước. Lúc này ngân hàng sẽ phát hành bảo lãnh để đảm bảo cho người chủ sẽ úng trước tiền cho người thi công. Vậy khi xét bảo lãnh ngân hàng ở những mặt này rõ ràng bảo lãnh ngân hàng mang chức năng tài trợ.
2.3 Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng.
Bảo lãnh cho phép người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán khi người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng cam kết trong suốt thời gian có hiệu lực của bảo lãnh và khi ngân hàng phải thực hiện việc trả tiền thì ngân hàng có quyền đòi số tiền này từ bên được bảo lãnh. Do đó người được bảo lãnh luôn luôn có một áp lực thúc đẩy họ hoàn tất hợp đồng đã ký kết một cách nhanh chóng. Mặc dù người thụ hưởng sẽ được nhận khoản tiền bồi thường khi có trục trặc xảy ra nhưng cái họ muốn là hợp đồng sẽ hoàn thành nên bảo lãnh mang ý nghĩa đốc thúc hoàn thành hợp đồng hơn là việc bồi hoàn.
2.4 Chức năng đánh giá năng lực nhà thầu.
Trong giao dịch khi người bán yêu cầu đối tác phải có bảo lãnh cuả ngân hàng thì mới ký kết hợp đồng do nhiều nguyên nhân như : không hiểu rõ về nhau, chưa từng làm ăn lần nào... Nếu đối tác không có được bảo lãnh của ngân hàng và họ đưa ra các lý do để từ ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status