Phân tích thực trạng trả lương công ty dệt kim Thăng Long - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Phân tích thực trạng trả lương công ty dệt kim Thăng Long



CHƯƠNG I 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG 1
1. Khái niệm, bản chất và vai trò của tiền lương 1
1.1 Khái niệm, bản chất tiền lương 1
1.2 Vai trò của tiền lương Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho công viẹc nếu công việc ấy đem lại cho họ một khoản đủ để trang trải cuộc sống. Thực tế hiện nay tiền lương còn được coi như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm niên nghề nghiệp. Vì thế, người lao động rất tự hào về mức lương cao, muốn được tăng lương, mặc dù, tiền lương có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của họ. 2
2. Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 2
2.1 Các yêu cầu của hệ thống thù lao 3
2.2 Các nguyên tắc trả lương 3
3. Các hình thức trả lương 4
3.1 Hình thức trả lương theo thời gian 4
3.1.1 Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản 6
3.1.2 Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng 6
3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 7
3.2.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 8
3.2.2 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể 10
3.2.3 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 11
3.2.4 Chế độ trả lương khoán 12
3.2.5 Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng 12
3.2.6 Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 13
CHƯƠNG II 16
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRẢ LƯƠNG 16
I. Đặc điểm của Công ty Dệt kim Thăng Long 16
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 16
1.2 Bộ máy quản lý của Công ty 18
1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty 21
1.4 Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 22
1.5 Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động 24
Biểu 5: Số lượng và bậc thợ của công nhân trực tiếp sản xuất 26
1.6Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 27
2. Thực trạng trả lương ở Công ty Dệt kim Thăng Long 28
2.1 Hình thức trả lương theo thời gian 28
Một số nhận xét về hình thức trả lương theo thời gian ở Công ty Dệt kim Thăng Long. 31
2.3 Hình thức trả lương theo sản phẩm 31
* Lương sản phẩm cho công nhân sản xuất 34
Một số nhận xét về hình thức trả lương theo sản phẩm ở Công ty Dệt kim Thăng Long. 35
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cao kết quả và chất lượng công việc của mình.
3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương trong đótiền lương được xác định phụ thuộc vào mức lương theo cấp bậc, mức lao động và số sản phẩm thực tế được sản xuất ra và nghiệm thu.
Hình thức trả lương theo sản phẩm chủ yếu áp dụng đối với các công nhân sản xuất mà công việc của họ được định mức cụ thể, rõ ràng.
Theo hình thức này, tiền lương mỗi người lao động được tính như sau:
LSP = ĐG * Q1
Trong đó:
LSP: tiền lương thực tế người lao động nhận được.
DG: đơn giá sản phẩm.
Q1: sản phẩm thực tế của người lao động.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề và trình độ nghề nghiệp để nâng cao NSLĐ. Bởi vì, hình thức trả lương nay gắn tiền lương với kết quả thực hiện công việc của mỗi người. Tuy nhiên, hình thức trả lương theo sản phẩm dễ làm người lao động chạy theo số lượng mà không chú ý tới chất lượng sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có hiệu quả khi đảm bảo các điều kiện sau:
+ Phải xây dựng được các định mức có căn cứ khoa học. Đây là điều kiện rất quan trọng làm cơ sở để tính toán đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch quỹ lương và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền lương của doanh nghiệp.
+ Đảm bảo tổ chức và phục vụ tôt nơi làm việc: Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc nhằm bảo đảm cho người lao động có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức NSLĐ nhờ sụ giảm bớt thời gian tổn thất do phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật.
+ Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm: Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm được sản xuất ra theo chất lượng đã quy định, tránh hiện tượng chạy theo số lượng đơn thuần. Qua đó tiền lương được tính và trả đúng với kết quả thực tế.
+ Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm của người lao động để họ vừa phấn đấu nâng cao NSLĐ, bảo đảm chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, sử dụng hiệu quả nhất máy móc thiết bị và các trang bị làm việc khác.
Hình thức trả lương theo sản phẩm gồm 6 chế độ: chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân, theo sản phẩm tập thể, theo sản phẩm gián tiếp, trả lương khoán, theo sản phẩm có thưởng và theo sản phẩm luỹ tiến.
3.2.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là chế độ trả lương theo sản phẩm áp dụng đối với từng công nhân, trong đó tiền lương tỉ lệ thuận với lượng sản phẩm sản xuất ra và được nghiệm thu.
Chế độ này được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp sản xuất, công việc của họ có tính chất tương đối độc lập, có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt.
Tiền lương thực tế một công nhân nhận được trong kỳ được tính như sau:
Lcn = ĐGcn * Q1
Trong đó:
Lcn: tiền lương thực tế mà công nhân nhận được.
ĐGcn: đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm.
Q1: số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
Tính đơn giá tiền lương:
Đơn giá tiền lương là mức tiền lương dùng để trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm đã được kiểm tra và nghiệm thu.
Đơn giá tiền lương được tính như sau:
LCB
ĐGcn =
Q0
Trong đó:
LCB: lương cấp bậc công việc.
Q0: mức sản lượng ca.
hay ĐGcn = LCB * T0
Trong đó:
LCB: lương cấp bậc công việc theo đơn vị thời gian.
T0: Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
Ưu điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ. Khuyến khích công nhân tích cực làm việc, tận dụng mọi thời gian lao động, nâng cao tay nghề để nâng cao NSLĐ, tăng tiền lương một cách trực tiếp.
Tuy nhiên khi áp dụng chế độ trả lương này có nhược điểm là dễ xảy ra tình trạng người lao động chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý tới chất lượng sản phẩm. Nếu người lao động không có thái độ và ý thức làm việc tốt sẽ ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư, hay sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.
3.2.2 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương trong đó tiền lương được trả cho một nhóm người lao động theo khối lượng công việc thực tế mà họ đã đảm nhận và sau đó được phân chia tới từng người theo một phương pháp nhất định nào đó.
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể áp dụng cho những công việc đòi hỏi nhiều người cùng tham gia thực hiện mà công việc của mỗi cá nhân có liên quan đến nhau.
Tính đơn giá lương sản phẩm tập thể
n
ồ Li
i=1
ĐGtt =
Q0
Trong đó:
ĐGtt: đơn giá lương sản phẩm tập thể.
Li: mức lương cấp bậc của công nhân i.
n: số công nhân trong tổ
Q0 : mức sản lượng của cả tổ
Tính tổng tiền lương thực tế của cả tổ
LTT = ĐGtt * Q1
Trong đó:
LTT: tiền lương thực tế cả tổ nhận được .
Q1: số lượng sản phẩm thực tế cả tổ hoàn thành .
Tiền lương trả cho công nhân theo chế độ trả lương sản phẩm tập thể tính theo 2 phương pháp: phương pháp hệ số điều chỉnh và phương pháp giờ–hệ số:
Chế độ trả lương sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ để cả tổ làm việc hiệu quả hơn . Nhưng chế độ trả lương sản phẩm tập thể hạn chế khuyến khích tăng NSLĐ cá nhân vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả làm việc chung của cả nhóm chứ không trực tiếp phụ thuộc vào bản thân họ. Ngoài ra, chế độ trả lương này còn gây tính ỷ lại.
3.2.3 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp là chế độ trả lương cho những người lao động làm các công việc phục vụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều tới kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm.
Chế độ trả lượng theo sản phẩm gián tiếp thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy trong các phân xưởng dệt, điều chỉnh trong các phân xưởng cơ khí
Tiền lương thực tế của công nhân phụ được tính như sau:
Lgt = ĐGgt * Q1
Trong đó:
Lgt: tiền lương thực tế của công nhân phụ.
ĐGgt: đơn giá tiền lương của công nhân phụ.
Qgt: mức sản lượng thực tế của công nhân chính.
Đơn giá tiền lương của công nhân phụ được tính như sau :
L
ĐGgt =
M * Q
Trong đó:
ĐGgt: đơn giá tiền lương của công nhân phụ.
M: Mức phục vụ của công nhân phụ.
L: Lương cấp bậc của công nhân phụ.
Q: Mức sản lượng của công nhân chính.
Ưu điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp là khuyến khích công nhân phục vụ phục vụ tốt hơn cho hoạt động của công nhân chính, góp phần nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
Bên cạnh ưu điểm trên thì chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp có thể làm hạn chế sự cố gắng làm việc của công nhân phụ . Bởi vì, tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào kết quả làm việc thực tế của công nhân chính, mà kết quả này nhiều khi lại chịu tác động của các yếu tố khác.
3.2.4 Chế độ trả lương khoán
Chế độ trả lương khoán là chế độ trả lương trong đó tiền lương sẽ được trả cho nhóm do toàn bộ khối lượng công việc được giao khoán cho cả nhóm
Chế độ trả lương khoán áp dụng đối với những công việc mà nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận công việc thì sẽ không có lợi cho việc bảo đảm chất lượng thực hiện. Trong thực tế, chế độ trả lương này thường được áp dụng trong các dây chuyền lắp ráp, trong ngành xây dựng, sữa chữa cơ khí,
Tiền lương sản phẩm khoán tính theo công thức sau:
LK = ĐGK * Q1
Trong đó:
LK: tiền lương thực tế công nhân nhận được.
ĐGK : đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc.
Q1 : số lượng sản phẩm (công việc) hoàn thành .
Chế độ trả lương khoán làm cho người lao động tích cực cải tiến lao dộng để giảm thời gian làm việc. Nhưng do việc xác định đơn giá giao khoán phức tạp nhiều khi khó chính xác, nên trả lương khoán có thể làm cho công nhân không chú ý đến một số việc trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán.
3.2.5 Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng
Trả lương theo sản phẩm có thưởng là sự kết hợp trả lương theo sản phẩm (theo các chế độ đã trình bày ở phần trên) và tiền thưởng khi công nhân có số lượng sản phẩm thực hiện trên định mức quy định .
Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng được áp dụng khi doanh nghiệp cần hoàn thành gấp một khối lượng công việc trong một thời gian nhất định .
Tiền lương sản phẩm có thưởng được tính như sau:
L * ( m * h )
Lth = L +
100
Trong đó:
Lth: tiền lương sản phẩm có thưởng.
L: tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định.
m: % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng . h: phần trăm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng.
Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng lhuyến khích công nhân tích cực làm việc hoàn thành vượt mức sản lượng, tăng NSLĐ. Tuy nhiên, nếu phân tích, tính toán, xác định các chỉ tiêu tính thưởng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi quỹ tiền lương.
3.2.6 Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến
Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp với đơn giá luỹ tiến khi công nhân có số lượng sản phẩm thực hiện trên định mức quy định.
Chế độ trả lương này được áp dụng ở những “khâu yếu“ hay quan trọng trong sả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status