Nguyên nhân và biện pháp chống ăn mòn - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 3
TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĂN MÒN 3
CHƯƠNG 2 4
PHÂN LOẠI ĂN MÒN 4
2.1. Theo vị trí của quá trình ăn mòn 4
2.2 Theo hình thái 4
2.2.Các nguyên nhân gây ăn mòn 6
CHƯƠNG 3 10
CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN 10
3.1. Vật liệu chống ăn mòn 10
3.1.1 Vật liệu phi kim: 10
3.1.2 Hợp kim chống ăn mòn (CRAs): 10
3.1.3 Thép không rỉ martansiric: 10
3.1.4 Thép không rỉ Austenic: 11
3.1.5 Thép không rỉ Duplex: 11
3.1.6 Thép hợp kim cao nickel: 11
3.2. Lớp phủ chống ăn mòn. 11
3.2.1 Lớp phủ cho bề mặt ngoài: 12
3.2.2 Lớp phủ tại điểm nối: 14
3.2.3 Lớp phủ bề mặt bên trong của đường ống: 15
3.3. Sử dụng chất ức chế 15
3.3.1 Chất ức chế chủ động: 16
3.3.2 Chất ức chế thụ động: 16
3.3.3 Chất diệt vi sinh 17
3.4. Phương pháp bảo vệ Cathod 17
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21





MỞ ĐẦU
Nghành khai thác và chế biến dầu khí là một nghành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc khai thác và vận chuyển phần lớn dựa vào các hệ thống ống dẫn từ ngoài khơi vào đất liền. Nó đóng vai trò như mạch máu lưu thông cho dàn khai thác và nhà máy chế biến. Do đó việc vận hành và đảm bảo vận hành thông suốt cho hệ thống là một yêu cầu bức thiết. Một nguyên nhân gây đau đầu các kỹ sư vận hành là sự ăn mòn. Việc bảo vệ và phát hiện hiện tượng ăn mòn là yêu cầu số một.
Trong đề tài tiểu luận này nhóm nêu ra những nguyên nhân chủ yếu và các biện pháp chống ăn mòn.gồm 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về ăn mòn
Chương 2: Phân loại ăn mòn
Chương 3: Các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn

















CHƯƠNG 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĂN MÒN
Trước tiên, chúng ta có thể hiểu ăn mòn kim loại là sự tự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học và điện hoá học của nó với môi trường bên ngoài. hay một định nghĩa ăn mòn kim loại là sự phá huỷ tự phát các kim loại gây ra bởi các quá trình hoá học hay điện hoá học xảy ra trên bề mặt kim loại tiếp xúc với môi trường ngoài (vd. khí quyển, nước biển, môi trường phản ứng, vv.).
Dạng ăn mòn kim loại phổ biến nhất là gỉ sắt. Gỉ sắt (có thành phần Fe2O3.nH2O) không bền và xốp nên không bảo vệ được sắt khỏi bị ăn mòn. Hằng năm khoảng 10% kim loại khai thác được bị ăn mòn, không sử dụng được. Có thể chống sự ăn mòn kim loại bằng cách sơn, tráng men, tạo màng bảo vệ, mạ một lớp kim loại khó bị ăn mòn như crom, niken hay bằng cách sử dụng protectơ.
Hiện tượng ăn mòn là một loại hư hỏng của hệ thống đường ống, nó chiếm khoảng 20-25% những sai hỏng được ghi nhận, và thường rất nguy hiểm. Các biện pháp đo đạc cần được thực hiện thường xuyên để ngăn chặn quá trình ăn mòn hay dừng sử dụng khí phát hiện nguy hiểm để tránh thảm hoạ. Những hư hỏng do tác động của ngoại lực như hoạt động đào đắp, neo giữ, lắp đặt không đúng hay lỗi vật liệu được đánh giá quan trọng hơn. Tuy nhiên, hệ thống ống khi bị ăn mòn sẽ giảm khả năng chống chịu lại những ngoại lực trên hay làm nghiêm trọng thêm những điểm yếu trong vật liệu hay kết cấu. Ngăn chặn quá trình ăn mòn cần được quan tâm đến trong toàn bộ quá trình: từ thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm và trong suốt thời gian hoạt động. Một khi quá trình ăn mòn đã xảy ra, việc giảm thiểu tác động của nó lên sự toàn vẹn của hệ thống là rất khó khăn.
Thường sự tách biệt giữa dự án và vận hành gây khó khăn cho việc kiểm soát ăn mòn. Dự án thường cố gắng trong việc tạo ra một hệ thống đường ống có khả năng làm việc trong khung thời gian và tài chính cần thiết. Như vậy, quá trình vận hành có thể phải nhận một hệ thống không tối ưu và chi phí chống ăn mòn rất cao. Luôn luôn tồn tại một cân bằng giữa nguồn vốn và chi phí vận hành, do đó cần phân tích cẩn thận để lựa chọn phương pháp chống ăn mòn để đạt được cân bằng kinh tế tốt nhất. Khó khăn lớn nhất trong việc đánh giá về kinh tế là sự không chắc chắn về tuổi thọ và quá trình hoạt động của nó. Thông thường chi phí cho việc chống ăn mòn chiếm khoảng 10-20% tổng vốn dự án và 0,3-0,5% chi phí vận hành.

CHƯƠNG 2
PHÂN LOẠI ĂN MÒN
2.1. Theo vị trí của quá trình ăn mòn
Hiện tượng ăn mòn đường ống được chia làm 2 loại là ăn mòn bên trong và ăn mòn bên ngoài.
- Quá trình ăn mòn bên trong phụ thuộc vào việc hoạt động của đường ống, được chia thành những loại sau :
+ Ăn mòn ngọt: Gây ra bởi sự hiện diện của carbondioxide tan trong lưu chất, hay còn gọi là ăn mòn carbonic acid, chủ yếu là ăn mòn cục bộ và ăn mòn lỗ.
+ Ăn mòn chua: Do hydrogen sulphide, quá trình này có thể gây ra hỏng hóc rất nhanh do làm nứt lớp thép của đường ống.
+ Nước trong đường ống: Quá trình ăn mòn do oxygen và nước.
+ Ăn mòn do sinh vật: Do quá trình phát triển của sinh vật trong đường ống.
- Quá trình ăn mòn bên ngoài chủ yếu là quá trình ăn mòn điện hoá.
2.2 Theo hình thái
- Ăn mòn cục bộ: Dạng ăn mòn rất thông thường, nó là quá trình ăn mòn diễn ra do những biến đổi của điều kiện môi trường. Quá trình này dễ khống chế và ngăn chặn. Tuy nhiên có thể khó khăn trong việc xác định vị trí đo đạc.
- Ăn mòn lỗ: Sự khác biệt giữa ăn mòn cục bộ và ăn mòn lỗ đôi khi gây nhầm lẫn. Ăn mòn lỗ thật sự là do những vị trí ăn mòn cô lập hoàn toàn, phần lớn kim loại xung quang không bị ảnh hưởng. Đối với thép carbon, những lỗ này có khuynh hướng lớn lên theo hình bán cầu và vài lỗ chồng lên nhau tạo ra vùng ăn mòn lớn hình vỏ sò. Đối với thép hợp kim chống ăn mòn, những lỗ này thường có đường kính nhỏ nhưng ăn sâu và thường tạo thành cụm.
- Dạng Intergranular (nổi sần sùi) rất ít gặp đối với thép carbon trừ khi có sự không đồng nhất tại những vị trí có mối hàn, thường gây ra do sulphide và nitrate, nhưng loại thép hợp kim rất nhạy cảm với loại ăn mòn này.
Nguyên nhân của hiện tượng ăn mòn và các biện pháp chống ăn mòn

97f8eOr43GG799C
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status