Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở địa bàn tỉnh Hà Tây - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở địa bàn tỉnh Hà Tây



Việc làm đang là vấn đề bức xúc có tính thời sự không chỉ đối với nước ta mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới, sức ép về việc làm đang ngày càng gia tăng. Vì vậy giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu quan trọng của nước ta hiện nay. Mà đối tượng để giải quyết việc làm chính là con người, cụ thể là người lao động, một lực lượng chiếm tỷ lệ rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Do đó để thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì trước hết ta phải tìm hiểu rõ về vai trò quan trọng của con người trong xã hội.
 Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. ở bất cứ giai đoạn nào thì con người cũng luôn là trung tâm của sự phát triển vì vậy mà Mác đã từng nói: “ Con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội. Con người với sức lao động, chất lượng, khả năng, năng lực, với sự tham gia tích cực vào quá trình lao động là yếu tố quyết địn tốc độ phát triển của tiến bộ kỹ thuật”. Khi nghiên cứu, tìm hiểu về con người thì ta phải nghiền cứu trên hai khía cạnh:
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thôn được nâng cao cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:
Năm
2000
2001
2002
2003
%
76,31
77,45
78,96
81,3
Chỉ riêng năm 2003 Hà Tây cũng đã giải quyết việc làm cho 27000 lao động và đưa 1825 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giới thiệu và cung ứng việc làm cho 9600 lao động vào làm việc tại các công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty TNHH, các DNNN.
Năm 2003 toàn tỉnh có 168 doanh nghiệp Quốc Doanh trong đó 53 DNTW và trên 1500 công ty TNHH-> thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc. Toàn tỉnh có 1116 làng nghề trong đó có 160 làng nghề được công nhận theo tiêu chí của tỉnh. Với chủ trương của tỉnh về việc khôi phục phát triển làng nghề truyền thống nhân cấy nghề mới, mỗi năm đã dạy nghề và giải quyết việc làm cho gần 1 vạn lao động. Mạng lưới dạy nghề mỗi năm đã đào tạo trên 70% số lao động của tỉnh.
* Mục tiêu năm 2004: tổng sản phẩm quốc dân GDP đạt 10%, giải quyết việc làm cho 27000 lao động và đưa 1200 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 5% và nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 82,3%, cơ cấu kinh tế vẫn chuyển dịch theo hướng tiến bộ nâng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng lên 37,1% và các ngành TM- DV lên 28,4%, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp xuống còn 34,5%. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, tạo ra các trường trọng điểm để nậng cao trình độ cho người lao động, khuyến khích phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống bằng việc cho vay vốn ưu đãi, tìm thị trường tiêu thụ
2. Quá trình hình thành và phát triển của Sở LĐ-TBXH Hà Tây.
2.1. Lịch sử hình thành của Sở LĐ-TBXH Hà Tây.
Trong tuyên cáo ngày 28/8/1945 về việc thành lập chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Bộ LĐ và bộ Cứu Trợ Xã Hội trong tổng số 13 Bộ của chính phủ để đảm trách những nhiệm vụ về lao động, thương binh, xã hội trong những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng nước ta. Trải qua quá trình phát triển của đất nước và xuất phát từ tình hình nhiệm vụ và giai đoạn cách mạng Bộ đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình mới và từ năm 1987 đến nay Bộ được gọi với tên chung là Bộ LĐ- TBXH.
Cùng với sự ra đời của Bộ thì ở các địa phương trong cả nước ngành LĐ- TBXH cũng được hình thành và được củng cố về mọi mặt cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới và Sở LĐ-TBXH Hà Tây là một đại diện. Kể từ khi được thành lập tới nay Sở đã có nhiều thay đổi về cả quy mô lẫn tên gọi cụ thể:
Năm 1965: ty LĐ, ty TBXH Hà Đông, Sơn Tây được sát nhập thành ty LĐ, ty TBXH Hà Tây.
Năm 1976: ty LĐ, ty TBXH Hà Tây sát nhập với ty LĐ, ty TBXH Hoà Bình thành ty LĐ, ty TBXH Hà Sơn Bình.
Năm 1988: đổi tên thành Sở LĐ- TBXH Hà Sơn Bình.
Năm 1991: Sở LĐ- TBXH Hà Sơn Bình được chia tách theo quyết định của tỉnh thành Sở LĐ- TBXH Hà Tây và giữ nguyên tên đó đến ngày nay.
2.2. Quá trình phát triển của Sở LĐ-TBXH Hà Tây
Sở LĐ-TBXH Hà Tây có trụ sở đặt tại 144 phố Trần Phú- phường Văn Mỗ- thị xã Hà Đông- tỉnh Hà Tây, sau khi chia tách sở gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ đầu do cơ sở vật chất thiếu thốn, bộ máy cán bộ chưa đầy đủ về cả mặt số lượng lẫn chất lượng. Song được sự quan tâm cuả tỉnh uỷ, Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh và chính quyền, đoàn thể, nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực LĐ- TBXH mà nghành quản lý đã đi vào cuộc sống và không ngừng phát triển. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã có những bước trưởng thành và nâng cao về trình độ chuyên môn, tinh thần đoàn kết nhất trí nên sở luôn hoàn thành và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Không chỉ dừng lại ở đó, Sở LĐ-TBXH đã liên tục đề ra những chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ công tác, mục tiêu phương hướng thực hiện nên Sở đã đạt được nhiều thành tích cao và được tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý của Đảng bộ tỉnh uỷ và của chính phủ:
+ Sở vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng Nhất do chủ tịch nước trao tặng.
+ Hai huân chương lao động hạng Hai.
+ Bằng khen của Chính phủ năm 1998.
+ huân chương lao động hạng ba.
+Một lãng hoa của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng gửi tặng.
+ Một lãng hoa của Chủ tịch quốc hội Nông Đức Mạnh gửi tặng.
+ Trong các năm 1989, 1990, 1997, 1999, 2002, 2003 được Chính phủ tặng cờ luân lưu thưởng đơn vị xuất sắc dẫn đầu cả nước về công tác LĐ- TBXH.
+ Bộ LĐ- TBXH tặng đơn vị thi đua xuất sắc năm 2000.
+Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây tặng cán bộ nhân viên ngành LĐ- TBXH hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới ( 1990- 2000 ).
+ Và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế đang có những bước chuyển mình đi lên, đất nước đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, tình hình kinh tế trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Sở LĐ-TBXH Hà Tây vẫn tranh thủ được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và các cấp uỷ Đảng cơ sở chính quyền quan tâm, Sở không ngừng đổi mới về mọi mặt để phù hợp với tình hình mới và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ công tác của ngành. trạng vấn đề
II. Thực trạng vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hà Tây (từ 1999-2003).
1. Thực trạng nguồn lao động của tỉnh Hà Tây (1999-2003).
1.1. Quy mô nguồn lao động của tỉnh.
Hà Tây là tỉnh có quy mô dân số đứng vị trí thứ năm của nước ta, nên quy mô nguồn lao động của tỉnh cũng rất lớn.
Bảng 1: Quy mô dân số và nguồn lao động của tỉnh.
Đơn vị: Người
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Dân số
2.393.549
2.420.936
2.448.466
2.473.000
2.490.230
NLĐ
1.330.813
1.355.724
1.383.383
1.409.610
1.436.144
Tỷ lệ NLĐ/DS
55,6
56
56.5
57
57,6
( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Tây)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy một thực tế khá rõ ràng là quy mô nguồn nhân lực của tỉnh là rất lớn. Mặc dù, tốc đồ tăng dân số của tỉnh từ 1999-2003 có xu hướng liên tục giảm, năm 1999 dân số tăng so với năm 1998 là trên 2% thì đến năm 2002 tốc độ này là 1% so với năm 2001, nếu dân số tiếp tục chuyển biến theo xu hướng này thì dân số tỉnh trong vài năm tới sẽ ổn định ở con số hợp lý. Nguyên nhân của thành quả trên là do Uỷ ban dân số của tỉnh đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền các biện pháp KHHGĐ đến mọi người dân ở các vùng rộng khắp trong tỉnh đồng thời kết hợp với các biện pháp xử lý nghiêm. Tỷ lệ sinh con thứ 3 ở tỉnh đến năm 2003 chỉ còn là 1,1%. Nhờ công tác tuyên truyền tốt nên mọi người đều hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư giáo dục cho con em họ. Mặt khác trong hoàn cảnh nền kinh tế xã hội hiện nay, đông con là cái nôi của cùng kiệt nàn và thất học vì chi phí cho giáo dục đào tạo cho một học sinh ngày nay là rất lớn. Mà thất học, thiếu kiến thức kỹ năng lại là nguyên nhân của thất nghiệp, do đó giảm mức sinh là cần thiết và Hà Tây đã đạt được điều đó. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được trong công tác dân số thì Hà Tây vẫn đang đứng trước thách thức lớn, do tỷ lệ tăng dân số giai đoạn trước của tỉnh là rất cao nên hậu quả hiện nay gánh chịu là số người trong độ tuổi lao động đang ngày càng tăng lên. Nếu năm 1999 toàn tỉnh có 1.330.813 người trong độ tuổi lao động thì đến hết năm 2003 con số này đã là 1.436.144 người tức là chỉ trong vòng 5 năm đã có trên 105.331 người bước vào độ tuổi lao động và bình quân mỗi năm có 21.0662 người cần việc làm. Tỷ trọng nguồn lao động trong tổng dân số của tỉnh cũng rất lớn nếu năm 1999 là 55,6% thì đến năm 2003 là 57,6%, nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ tăng nguồn lao động qua các năm vẫn còn ở mức cao trên 1,8% năm 2003.
Đây là một lợi thế của tỉnh trong tương lai nhưng đối mặt với điều kiện hiện nay thì đây lại là một nhân tố hạn chế quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
1.2. Cơ cấu nguồn lao động của tỉnh.
* Theo khu vực:
Hà Tây có hơn 90% dân số tập trung ở khu vực nông thôn nên số người trong độ tuổi lao động của tỉnh cũng tập trung đa số ở khu vực này.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo khu vực
Đơn vị: Người
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
NLĐ
1.330.813
1.355.724
1.383.383
1.409.610
1.436.144
Thành thị
93.024
99.917
109.720
116.575
119.635
Nông thôn
1.237.789
1.255.807
1.273.663
1.293.035
1.316.559
(Nguồn: Sở LĐ-TBXH Hà Tây)
Theo số liệu thống kê của tỉnh ta thấy số người trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn tuy nhiên có xu hướng ngày một giảm mạnh. Nếu năm 1999 tỷ lệ nguồn lao động sống ở khu vực nông thôn trong tổng số người trong độ tuổi lao động là xấp xỉ 93% thì đến năm 2003 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 91,67%. Đi đôi với số lượng nguồn lao động sống ở khu vực nông thôn giảm là số người sống ở khu vực thành thị ( hai thị xã Hà Đông và Sơn Tây) có xu hướng tăng lên, năm 1999 có 93.024 người sống ở khu vực này ( chiếm khoảng 7% số người trong độ tuổi của tỉnh), thì đến năm 2002 là 116.575 người và năm 2003 là 119.635 người( chiếm 8,33%). Tăng số lượng người sống ở đô thị là một xu thế của quá trình phát triển kinh tế xã hội diễn ra trên thế giới. Nhìn vào thực tế một số nước phát triển ta thấy rất rõ điều này như: Singapo 100% dân số sống ở thành thị, Canada, Thuỵ Điển có trên 90% dân số ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status