Phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính - Kế toán trong việc phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính - Kế toán trong việc phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay



 
Lời mở đầu 1
Phần 1 3
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính. 3
I. Hoạt động tài chính và sự cần thiết phải phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp . 3
1.1 Hoạt động tài chính và mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 3
1.1.1. Hoạt động tài chính 3
1.1.2. Các quan hệ tài chính 4
d. Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp : 5
e. Các quan hệ tài chính khác : 5
1.2.Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính 6
II. Hệ thống báo cáo tài chính – công cụ để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp . 8
2.1. Mục đích và nội dung của báo cáo tài chính . 8
2.2.Trách nhiệm, thời hạn lập báo cáo tài chính . 9
2.3.Bảng cân đối kế toán . 11
2.3.1. Bản chất và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán. 11
2.3.2 Nội dung và kết cấu của BCĐKT 11
2.3.3. Cơ sở số liệu để lập BCĐKT 13
2.3.4. Phương pháp lập BCĐKT 13
2.4. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (BCKQHĐSXKD) 14
2.4.1. Bản chất và ý nghĩa của BCKQHĐSXKD 14
2.4.2 Nội dung và kết cấu của BCKQHĐSXKD 14
2.4.3. Cơ sở và phương pháp lập 15
2.5.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 15
2.5.1.Bản chất và ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 15
2.5.2. Kết cấu và nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 16
2.5.3.Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 17
2.6.Thuyết minh báo cáo tài chính 18
2.6.1.Bản chất và ý nghĩa 18
2.6.2.Nội dung 18
2.6.3.Cơ sở tài liệu để lập thuyết minh báo cáo tài chính 18
2.6.4.Phương pháp chung để lập thuyết minh báo cáo tài chính 18
III.Sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 19
Phần 2 21
Phương pháp sử dụng các báo cáo tài chính trong việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 21
I. Phân tích các nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn 21
II.Phân tích các hệ số tài chính 22
2.1. Các hệ số về khả năng thanh toán 23
2.2. Tình trạng nợ của doanh nghiệp 24
2.3. Các hệ số về khả năng sinh lời 24
Mức lãi hoạt động = EBIT / Doanh thu 25
Phần 3 26
Phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại việt nam hiện nay 26
I.Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính 26
II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng báo cáo tài chính. 27
Kết luận 29
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


anh nghiệp đó. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn quan tâm tới nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bởi vì đó chình là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh gặp phải rủi ro. Do vậy, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho họ tránh được những rủi ro đáng tiếc trong quan hệ tín dụng như hiện tượng thông tin không cân xứng hay rủi ro đạo đức.
Đối với các nhà đầu tư, họ cần có những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp để nắm được các yếu tố về rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang bắt đầu thành lập thị trường chứng khoán buộc các doanh nghiệp đăng ký niêm yiết chứng khoán phải công khai tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính- kế toán dưới sự giám sát của các công ty kiểm toán.
Đối với các nhà cung ứng sản phẩm hàng hoá đầu vào họ cần xem xem có nên cho doanh nghiệp mua chịu hàng hoá hay không. Do đó họ cần biết khả năng thanh toán của khách hàng hiện tại và thời gian sắp tới cũng như uy tín của khách hàng trong quan hệ vay mượn, thanh toán nợ.
Phân tích tài chính còn rất cần thiết đối với các co quan thuế, cơ quan tài chính, thống kê, chủ quản những người lao độngSở dĩ họ cần những thông tin này là do họ có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp như nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như quyền lợi được hoàn lại thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp từ phía Chính phủ.
Như vậy, phân tích tình hình tài chính là rất cần thiết, nhó đó mà giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp.
II. Hệ thống báo cáo tài chính – công cụ để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp .
2.1. Mục đích và nội dung của báo cáo tài chính .
* Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Những báo cáo này do kế toán soạn thoả theo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bởi vậy, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích sau:
+ Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán như: Tài sản lưu động, tài sản cố định, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nguồn vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán hay doanh thu, thu nhập trước lãi và thuế, thu nhập sau thuế trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Cung các các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để đè ra những quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hay đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
*Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
+ Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B04-DN)
Ngoài ra còn tồn tại một số báo cáo khácphục vụ các yêu cầu của doanh nghiệp như báo cáo giá thanhf sản phẩm dịch vụ, báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh, báo cáo chi tiết công nợ
Nội dung phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo quy định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp.
2.2.Trách nhiệm, thời hạn lập báo cáo tài chính .
+ Tất cả các doanh nghiệp độc lập ( không nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp khác) có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng quy định. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tạm thời chưa quy định là phải lập và gửi nhưng Nhà nước đang khuyến khích các doanh ghiệp thực hiện điều này.
+ Báo cáo tài chính quý:
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước như các doanh nghiệp trong tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong tổng công ty lập và gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
Đối với doang nghiệp cấp tổng công ty lập và gửi chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
+ Báo cáo tài chính năm:
Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng công ty ; các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong tổng công ty thòi hạn lập và gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
Đối với tổng công ty, thời hạn lập và gửi báo cáo chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn lập và gửi chậm nhất là 30 ngày.
Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, nếu có năm tài chính khác với năm lịch thì thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
2.3.Bảng cân đối kế toán .
2.3.1. Bản chất và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên BCĐKT cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đành giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.3.2 Nội dung và kết cấu của BCĐKT
BCĐKT được chia làm 2 phần: Phần Tài sản và Phần Nguồn vốn
* Phần Tài Sản: Các chỉ tiêu ở phần Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tai thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau:
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gồm: Tiền ( tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển); Các khoản phải thu ( phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác, dự phòng các khoản phải thu khó đòi); Hàng tồn kho (TSLĐ nằm trong quá trình dự trữ chuẩn bị sản xuất, TSLĐ đang trong quá trình trực tiếp sản xuất, TSLĐ nằm trong quá trình dự trữ tiêu thụ, dự phòng giảm giá hàng tồn kho) ; TSLĐ khác như tạm ứng cho người lao động, chi phí trả trước, các khoản cầm cố, ký quỹ ngắn hạn, ký cược ; Vốn lưu động thường xuyên cần thiết
Tài sản đầu tư ngắn hạn bao gồm những tài sản đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn không quá 1 năm hay trong một chu kỳ kinh doanh.
+Tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn
Tài sản cố định bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.
Tài sản đầu tư dài hạn gồm những tài sản đầu tư tài chính có thời hạn hồi vốn trên một năm.
Về mặt ý nghĩa kinh tế: Qua xem xét phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng tài sản.
Về mặt ý nghĩa pháp lý: Thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai.
*Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tải sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sự dụng của doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra:
+ Nợ phải trả
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
Mỗi phần của BCĐKT đều được phản ánh theo 3 cột: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ.
Về mặt ý nghĩa kinh tế: Người sử dụng thấy được thực trạng kinh tế của doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý: Người sử dụng BCĐKT thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh của Nhà Nước, về số tài sản được hình thành từ các nguồn vay ngân hàng, vay của các đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với Nhà Nước, với nhà cung cấp
Hai phần của BCĐKT là tài sản và nguồn vốn có số tổng bao giờ cũng bằng nhau cụ thể là:
Tổng Tài Sản = Tổng Nguồn Vốn
hay Tổng Tài Sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Hay Tài sản lưu động + Tài sản cố định = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Ngoài ra, BCĐKT còn có thêm các phần phụ phản ánh các chỉ tiêu dài hạn không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như: Ngoại tệ các loại, vốn khấu hao, tài sản thuê ngoài, hàng hoá nhận gia công chế biến
2.3.3. Cơ sở số liệu để lập BCĐKT
+ Căn cứ vào BCĐKT kỳ trước
+ Căn cứ vào số liệu từ sổ cái các khoản tổng hợp và chi tiết.
+ Căn cứ vào các tài liệu khác.
+ Căn cứ vào bảng cân đối tài khoản.
2.3.4. Phương pháp lập BCĐKT
* ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status