Các vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Các vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp



Cho đến trước thời kỳ đổi mới, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, số liệu thống kê vẫn giữ vai trò chủ yếu, quan trọng trong việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước một cách rất chi tiết. Hệ thống số liệu trong thời kỳ này là căn cứ không thể thiếu để xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch quý, năm và 5 năm, cũng như để nghiên cứu xây dựng chính sách chiến lược kinh tế- xã hội của Đảng và Chính phủ.
Bước sang thời kỳ đổi mới, cán bộ, công chức ngành Thống kê từ trung ương đến các địa phương đã quán triệt đường lối của Đảng, từng bước đổi mới công tác của ngành. Từ hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cơ chế quản lý, kế hoạch hoá tập trung với nhiều chỉ tiêu hiện vật, nặng về mô tả, chủ yếu phục vụ cho quản lý kinh tế vi mô, ngành Thống kê đã nhanh chóng cải tiến hệ thống chỉ tiêu thống kê, bổ sung nhiều chỉ tiêu giá trị phục vụ quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô và nhiều nhu cầu thông tin đa dạng khác. Nội dung và phương pháp thống kê được chuyển đổi từng bước, đặc biệt phải kể đến những vấn đề phương pháp luận quan trọng như: Chuyển hệ thống phương pháp luận thống kê bảng cân đối vật chất (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), chuyển đổi phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng, nghiên cứu và áp dụng chỉ tiêu năng suất, hiệu quả đối với một số ngành sản xuất chủ yếu và chỉ số nguồn nhân lực, tăng cường áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, xây dựng nhiều bảng danh mục theo chuẩn quốc tế, tăng cường thống kê xã hội, môi trường v.v Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngày một hoàn thiện, phản ảnh đầy đủ hơn tình hình kinh tế xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh mới, phù hợp với thông lệ thống kê quốc tế, nâng cao tính so sánh của số liệu thống kê nước ta với các nước trên thế giới. Trong những năm đổi mới, ngành Thống kê đã tiến hành có kết quả nhiều cuộc điều tra lớn như : tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn năm 1994, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001, tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 1995 và năm 2002, điều tra đời sống kinh tế hộ gia đình, điều tra về kim nghạch xuất nhập khẩu, điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, điều tra doanh nghiệp, trang trại và nhiều cuộc điều tra chuyên ngành khác.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


u tra thống kê trong Doanh Nghiệp là việc tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu hoạch tài liệu và về các hiện tượng kinh tế xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp. Để đảm bảo chất lượng của công tác nghiên cứu thống kê, điều tra thống kê trong doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu, chính xác, kịp thời và đầy đủ
Các loại phương pháp và hình thức tổ chức điều tra thống kê trong doanh nghiệp :
Các loại điều tra thống kê doanh nghiệp
Căn cứ vào tính chất của nguồn tài liệu cung cấp giúp ta nắm tình hình của hiện tượng được chia làm 2 loại:
Thứ nhất: Điều tra thường xuyên được sử dụng để tiến hành thu thập tài liệu của các đơn vị tổng thể một cách thường xuyên, liên tục theo sát với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng.
Thứ hai: Điều tra không thường xuyên được áp dụng để điều tra tình hình của các hiện tượng xảy ra bất thường hay không thường xuyên.
Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu : chia điều tra thống kê thành 2 loại :
Thứ nhất: Điều tra toàn bộ : là lọai điều tra tiến hành thu thập tài liệu của toàn thể các đơn vị thuộc tổng thể chung, không bỏ sót một tổng thể nào.
Thứ hai: Điều tra không toàn bộ : Là việc điều tra chỉ tiến hành trên một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung. Nếu các đơn vị này thỏa mãn một số điều kiện nhất định.
1.2.2 Các hình thức tổ chức điều tra thống kê :
Báo cáo thống kê định kỳ: Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường xuyên, có định kỳ, theo nội dung phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định. Báo cáo thống kê định kỳ : là hình thức tổ chức điều tra theo con đường hành chính bắt buộc, các Doanh Nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu sai coi như vị phạm pháp luật về thống kê.
Điều tra chuyên môn: Là hình thức tổ chức điều tra không thường xuyên, được tiến hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra.
2. Tổng hợp thống kê Doanh Nghiệp :
Tổng hợp thống kê là tiến hành tập chung chỉnh lý, hệ thống hóa một cách khoa học các tư liệu thu thập được trong điều tra thống kê .
Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là làm cho các đặc trưng riêng của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của tổng thể, làm căn cứ cho phân tích và đoán thống kê .
Để đáp ứng yêu cầu này, người ta sử dụng phương pháp phân tố.
3. Phân tích và đoán thống kê :
Phân tích và đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện lịch sử nhất định, qua các biểu hiện bằng số lượng, tính toán mức độ tương lai của chúng, làm căn cứ cho việc ra các quyết định quản lý.
Phân tích và đoán Thống Kê Doanh Nghiệp bao gồm :
Xác định các mức độ.
Nêu lên trình độ biến động.
Đánh giá các tính chất và trình độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa quá trình sản xuất kinh doanh với các hiện tượng có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp.
đoán tình hình sản xuất của Doanh Nghiệp trong tương lai gần và xa.
Chương II : Lịch sử hình thành và phát triển của Thống Kê Doanh Nghiệp Việt Nam
I. Những chặng đường lịch sử và phát triển của Thống Kê Doanh Nghiệp Việt Nam
Sắc lệnh số 61/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ký, quy định bộ máy tổ chức của Bộ quốc dân kinh tế gồm các phòng, ban, nha trực thuộc, trong đó có Nha Thống kê Việt Nam. Để ghi nhớ sâu sắc công ơn của Bác Hồ vĩ đại đối với quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành thống kê, để phù hợp với thực tế lịch sử, và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính  phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngành Thống kê đã lấy ngày 6 tháng 5 năm 1946 là ngày thành lập ngành Thống kê Việt Nam Sắc lệnh 61/SL ngày 6 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế đã ký Nghị địn. theo h ngày 28 tháng 5 năm 1946 về tổ chức Nha Thống kê Việt Nam với những nội dung chính sau :
Điều1: Nay tổ chức một Nha Thống kê Việt Nam phụ thuộc vào Bộ Quốc dân Kinh tế và đặt dưới quyền điều khiển của Giám đốc do sắc lệnh cử theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế.
Điều2: Nhiệm vụ của Nha Thống kê Việt Nam định như sau này
1. Sưu tầm và thu thập những tài liệu và những con số có liên quan đến vấn đề xã hội, kinh tế hay văn hoá.
2. Xuất bản những sách về thống kê
3. Kiểm soát các công ty bảo hiểm Việt Nam hay hải ngoại.
Điều 3: Nha Thống kê Việt Nam có thể liên lạc thẳng với các cơ quan Thống kê của các Bộ, các kỳ và các tỉnh và các công sở khác để sưu tầm tài liệu cần thiết.
Điều4: Nha Thống kê gồm có ba phòng, nhiệm vụ định sau đây:
1.Phòng nhất (phòng Hành chính) coi về nhân viên, kế toán, vật liệu, lưu trữ công văn, xuất bản các sách báo.
2.Phòng nhì: Thống kê dân số, văn hoá, chính trị
3.Phòng ba: Thống kê kinh tế, tài chính
Ngày 7 tháng 6 năm 1946 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 98/SL cử ông Nguyễn Thiệu Lâu giữ chức Giám đốc Nha Thống kê Việt Nam.
Ngày 25 tháng 4 năm 1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký 2 sắc lệnh:
Sắc lệnh số 33/SL sát nhập Nha Thống kê Việt Nam vào Phủ Chủ tịch
Sắc lệnh số 34/SL cử ông Nguyễn Thiệu Lâu giữ chức Giám đốc Nha Thống kê trong Chủ tịch phủ.
Ngày 1 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 124/SL bãi bỏ Sắc lệnh số 33/SL ngày 25 tháng 4 năm 1949 và Sắc lệnh số 34/SL ngày 25 tháng 4 năm 1949, quyết định “ Một tổ chức tạm thời  để theo dõi công việc thống kê sẽ do Nghị định Thủ tướng Chính phủ ấn định”.
Ngày 9 tháng 8 năm 1950, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ra Nghị định số 38/TTg thành lập phòng Thống kê trong Văn phòng Thủ tướng phủ do ông Lương Duyên Lạc làm trưởng phòng. Phòng Thống kê có nhiệm vụ:
Ngày 20 tháng 2 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ số 695/TTg về tổ chức Cục Thống kê Trung ương, các cơ quan thống kê địa phương và các tổ chức thống kê các Bộ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong Điều lệ 695/TTg có ghi:
Nay thành lập Cục Thống kê Trung ương trong Ủy ban Kế hoạch Nhà nước của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các Ban Thống kê địa phương, các tổ chức thống kê ở các Bộ, các cơ quan xí nghiệp.
Cục Thống kê  Trung ương và các cơ quan Thống kê ở địa phương là một hệ thống thống nhất, tập trung.
Cục Thống kê Trung ương trong Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một cơ quan của Nhà nước để lãnh đạo thống nhất và tập trung mọi việc thống kê và kế toán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nhiệm vụ chủ yếu của Cục Thống kê Trung ương là sưu tầm, thu thập, nghiên cứu và đệ trình Chính phủ những tài liệu thống kê chính xác, phân tích một cách khoa học để có thể nêu được quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước, sự phát triển kinh tế và văn hoá trong nước, những nguồn tài nguyên và cách sử dụng tài nguyên đó, tỷ lệ phát triển của các ngành kinh tế, văn hoá và mức độ phát triển của từng ngành.
Cục Thống kê Trung ương tạm thời gồm các phòng: Thống kê Tổng hợp; Thống kê Nông nghiệp; Thống kê Công nghiệp, Vận tải; Thống kê Thương nghiệp Tài chính; Thống kê Văn hoá, giáo dục, Y tế, Dân số, Lao động.
Ngày 8 tháng 4 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 142-TTg quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp  các ngành, bãi bỏ Điều lệ số 695- TTg ngày 20- 2- 1956.
Về tổ chức Bộ máy thống kê các cấp các ngành gồm có:
Cục Thống kê Trung ương (Trong Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước)
Các Chi cục Thống kê Liên khu, khu, thành phố, tỉnh.
Phòng Thống kê huyện, châu
Ban Thống kê xã.
Các tổ chức thống kê của các Bộ, các ngành Trung ương và các cơ quan trực thuộc.
Ngày 21 tháng 12 năm 1960, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành quyết định số 15-NQ/TVQH về việc tách Cục Thống kê Trung ương ra khỏi Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, thành lập Tổng cục Thống kê.
Tổ chức bộ máy của Tổng Cục Thống kê gồm có: 7 vụ và Văn phòng
Năm 1968, thực hiện Nghị quyết 02- CP của Chính phủ về tổ chức lại hệ thống thông tin thống kê, Tổng cục Thống kê được Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Cục Kỹ thuật tính toán, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Phương pháp chế độ và Vụ Cân đối.
Ngày 5 tháng 4 năm 1974 Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số  72-CP ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng cục Thống kê thay thế Nghị định số 131-CP ngày 29 tháng 9 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ.
Tổng cục Thống kê là cơ quan Trung ương thuộc Hội đồng Chính phủ, có nhiệm vụ tổ chức và quản lý thống nhất công tác hạch toán và thống kê. Tổng cục Thống kê thực hiện nhiệm vụ của mình trên cơ sở đường lối chính sách và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
Về tổ chức bộ máy có: 17 đơn vị cục, vụ thống kê chuyên ngành, văn phòng và 2 đơn vị sự nghiệp.
Thực hiện chỉ thị 45/TW của Ban Bí thư TW về tinh giản bộ máy, giảm nhẹ biên chế, ngày 2/6/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 207/CP về tổ chức lại bộ máy của cơ quan Tổng cục Thống kê gồm có 15 đơn vị: Vụ, Viện, Văn phòng và Thanh tra.
Thực hiện Thông báo số 46/TB-TW của Ban Bí thư TW và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của cá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status