Đối tượng và phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Đối tượng và phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính



Lời mở đầu 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG 3
A.KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN 3
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN. 3
II.CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN 4
1. Thực trạng hoạt động tài chính- Đối tượng chung của kiểm toán. 4
2. Tài liệu kế toán- Đối tượng cụ thể của kiểm toán. 5
3. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính- Đối tượng cụ thể của kiểm toán. 6
4. Hiệu quả và hiệu năng - Đối tượng cụ thể của kiểm toán. 7
 
B.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN 7
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN 7
II. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN. 9
1. Các phương pháp kiểm toán chứng từ. 9
1.1.Kiểm toán cân đối. 9
1.2.Đối chiếu trực tiếp. 10
1.3.Đối chiếu logic. 10
2. Các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ. 11
2.1.Kiểm kê. 12
2.2.Thực nghiệm. 14
2.3.Điều tra. 14
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nên đòi hỏi KTV phải biết phân vùng sai sót, thường phải dùng chọn mẫu ngẫu nhiên hay điển hình từ đó để suy rộng cho quần thể mẫu.
Phương pháp cân đối này chỉ áp dụng cho các đối tượng hàm chứa các quan hệ cân đối.
1.2.Đối chiếu trực tiếp
Đối chiếu trực tiếp là so sánh về mặt lượng trị số của cùng một chỉ tiêu trên các chứng từ kiểm toán. Đối chiếu này thường trong các trường hợp sau:
- Đối chiếu giữa số cuối kì và số đầu năm hay giữa các kì trên bảng CĐKT (đối chiếu ngang hay dọc).
- Đối chiếu giữa số dự toán, kế hoạch với số thực tế .
- Đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trong cùng một thời kì trên các hứng từ khác nhau.
- Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ nhưng được bảo quản, lưu giữ ở các nơi khác nhau.
- Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu với các trị số của các yếu tố cấu thành các chỉ tiêu đó.
- Đối chiếu số liệu giữa các đơn vị trong cùng ngành, cùng loại hình kinh doanh hay cùng lãnh thổ với quy mô tương đương. hay so sánh giữa các chỉ tiêu của từng đơn vị cá biệt với chỉ tiêu trong ngành.
- Đối chiếu giữa số phải thu, phải trả và số xác nhận của con nợ, chủ nợ.
Mỗi nội dung trên đều đạt được những mục đích nhất định cho nên phương pháp này được sử dụng rất rộng rãi nhưng chỉ được sử dụng trong trường hợp các chỉ tiêu được hạch toán theo cùng một chuẩn mực (cùng nội dung, phương pháp, đơn vị tính...) và trong cùng khoảng thời gian điều kiện như nhau. Chính vì vậy trong nhiều trường hợp để tăng độ tin cậy của kết luận kiểm toán, KTV còn phải sử dụng đến phương pháp kiểm toán logic.
1.3.Phương pháp đối chiếu logic.
Là việc xem xét mức biến động tương ứng về trị số của các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp song có thể có mức biến động khác nhau và có thể theo hướng khác nhau. Chẳng hạn:
- Khi tài khoản tiền giảm đi đáng kể thì có thể xảy ra các trường hợp:
+Nếu công ty xuất tiền để mua nguyên vật liệu (đối với đơn vị sản xuất) hay để mua hàng hoá (đối với đơn vị kinh doanh thương mại) thì các tài khoản vật tư, hàng hoá phải tăng lên.
+ Nếu số tiền mặt xuất ra để chi trả các khoản phải trả (cho người bán, cho CNV, nộp lệ phí cấp trên...) thì các khoản phải trả giảm đi.
+Nếu tài khoản TGNH được chuyển khoản đẻ mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB...thì các khoản giá trị TSCĐ hay chi phí đầu tư XDCB tăng lên.
- HTK giảm có thể dẫn đến tiền mặt, TGNH hay các khoản phải thu phải tăng. Xu hướng biến động giữa HTK và các khoản mục liên quan nói trên là ngược nhau và có thể là không đồng nhất trên từng khoản mục....
Cách đối chiếu này rất hữu ích giúp KTV phát hiện nhanh nhất các gian lận, sai sót khi tiến hành xem xét khái quát các mối quan hệ kinh tế- tài chính thuộc đối tượng kiểm toán. Trên cơ sở đó định hướng cho việc kiểm toán các đối tượng cụ thể khi phát hiện những mâu thuẫn hay xu hướng biến động của các chỉ tiêu liên quan.
Như vậy, khi sử dụng hai phương pháp kiểm toán đối chiếu trực tiếp và đối chiếu logic, một công việc chung và mang tính bắt buộc mà KTV phải thực hiện là đối chiếu, soát xét tài liệu trên các phương diện khác nhau. Chính vì vậy trong kiểm toán, sự kết hợp hai phương pháp này gọi là “phương pháp rà soát tài liệu”. Song trong thực tế phương pháp này được sử dụng rộng rãi hơn thông qua việc hình thành ba loại trắc nghiệm: Trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc nghiệm phân tích trong KTTC.
Trong thực tế, KTV thường tiến hành thực trạng hoạt động tài chính đã có cơ sở dẫn liệu là các sổ sách, BCTC của đơn vị...Do đó kiểm toán chứng từ được sử dụng rất phổ biến và được coi là phương pháp chủ đạo có ý nghĩa then chốt quyết định đến chất lượng của kết luận kiển toán. Để phương pháp này thực sự phát huy tác dụng thì việc vận dụng nó phải được thực hiện qua hai công đoạn cụ thể là phân tích tổng quát và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản.
2. Các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ.
Nếu như các phương pháp kiểm toán chứng từ được thực hiện trong trường hợp đối tượng kiểm toán là thực trạng hoạt động tài chính được phản ánh trong hệ thống kế toán thì phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ lại đặc biệt phát huy tác dụng khi KTV không thể hay lượng thông tin phục vụ các nội dung kiểm toán là chưa đủ hay không được phản ánh trên hệ thống sổ sách, BCTC của đơn vị. Với loại phương pháp này bao gồm ba phương pháp: Kiểm kê, thực nghiệm và điều tra.
2.1.Kiểm kê.
Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản bằng cách cân, đo, đong, đếm nhằm tìm kiếm các thông tin về số lượng, giá trị của tài sản đó.
Trong kiểm kê, những yếu tố về thời gian và không gian cũng như quy trình kiểm kê có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả kiểm kê. Trong mọi trường hợp để phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả kiểm kê, quy trrình chung cần được thực hiện từ khâu chuẩn bị đến thực hành và kết thúc kiểm kê.
Trong giai đoạn chuẩn bị căn cứ vào mục tiêu, quy mô, thời hạn kiểm kê để bố trí lực lượng và cơ cấu nhân viên, các thiết bị đo lường phù hợp và chính xác. Đây là yếu tố quyết định chất lượng kiểm kê nói riêng và của kiểm toán nói chung.
Thực hành kiểm kê theo đúng mục tiêu và ghi chép đầy đủ theo từng mã cân hay lô hàng...khi đó phiếu mã cân hay phiếu kiểm kê trở thành chứng từ kiểm toán.
Kết thúc kiểm kê cần có biên bản trong đó phải nêu rõ chênh lệch, các nguyên nhân và xử lý cụ thể. Biên bản cần được đính kèm với phiếu kiểm kê, bảng kê chênh lệch và bảng kê so sánh về kết quả kiểm kê.
Bảng kê so sánh về định mức dự trữ
Loại vật tư tài sản (Mã hiệu)
Số liệu
kế toán
Định mức
dự trữ
So sánh
Nhận xét
Bảng kê so sánh về mức hao hụt trong định mức.
Loại tài sản
Đơn giá
Số liệu
so sánh
Số liệu thực tế
Định mức hao hụt
Chênh lệch
So với định mức
Ghi chú
Số lượng
Thành tiền
Với kiểm kê tiền mặt, kết quả kiểm kê thể hiện trong hai bảng kê chênh lệch và xác minh như sau.
Bảng kê chênh lệch
Chứng từ
Nội dung
Số tiền
Ghi
chú
Số hiệu
Ngày tháng
Sổ sách
Thực tế
Chênh lệch
Bảng kê xác minh
Chứng từ
Nội dung
Số tiền
Đối tượng xác minh
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
Trực tiếp
Gián tiếp
Trong kiểm kê cần chú ý, căn cứ vào tính chất các loại vật tư, tài sản cần kiểm kê để lựa chọn loại hình kiểm kê tối ưu nhất:
- Tổng kiểm kê hay kiểm kê toàn diện (Ví dụ :Tiền mặt).
- Kiểm kê điển hình.
- Kiểm kê chọn mẫu.
Như vậy kiểm kê với kỹ năng kiểm tra đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh (thông qua thực tế để khẳng định số liệu trên sổ sách), nó luôn gắn chặt vào quy trình chung của kiểm toán, nhất là ngoại kiểm. Do tính ưu việt và lợi thế của nó, kiểm kê thường được áp dụng với việc kiểm kê tiền mặt, hàng hoá, nguyên vật liệu, TSCĐ, tài sản thế chấp, ...
2.2.Thực nghiệm
Thực nghiệm là phương pháp diễn lại hay nghiên cứu, phân tích từng yếu tố cấu thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra cần được xác minh lại. Do vậy thực nghiệm còn được gọi là phương pháp “làm lại”.
Kết quả của phương pháp này thường rất trung thực vì có sự tái diễn lại sự thật cho nên nó cũng được sử dụng phổ biến trong thực tiễn kiểm toán nhất là muốn xác định lại chi phí hay kết quả của một quá trình SXKD nào đó.Vấn đề ở chỗ, phương pháp này chỉ được áp dụng với những quá trình có quy trình cụ thể, và trong nhiều trường hợp chi phí cho việc thử nghiệm rất lớn, hơn nữa KTV phải vận dụng cả những kĩ thuật chuyên ngành khác như: Phải thuê chuyên gia, giám định...trong lĩnh vực hoá học, cơ lý học, xây dựng...
2.3.Điều tra
Điều tra là phương pháp xác định lại một tài liệu hay một thực trạng để đi đến những quyết định hay kết luậu kiểm toán.
Tuỳ theo yêu cầu của từng cuộc kiểm toán và đặc điểm của từng đối tượng kiểm toán cụ thể, KTV có thể sử dụng các phương pháp điều tra khác nhau: Phỏng vấn, điều tra trực tiếp hay điều tra gián tiếp. Do cách thức tiến hành đơn giản, hiệu quả lại cao nên phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong kiểm toán. Một số trường hợp điển hình là:
Ÿ Tìm hiểu khách thể kiểm toán: Có thể tìm hiểu trực tiếp, qua các KTV tiền nhiệm hay gửi phiếu điều tra phỏng vấn...Đây là bước điều tra sơ bộ nhằm đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận thư hẹn kiểm toán của khách hàng (đối với kiểm toán độc lập), hay lập kế hoạch kiểm toán (đối với kiểm toán nhà nước).
ŸTiếp cận với các bên hữu quan: Dò hỏi, phỏng vấn, thu lượm và tích luỹ dữ liệu, loại dần và thu gọn đối tượng xác minh cho những vấn đề kiểm toán. Ngoài ra xác minh bằng văn bản qua thư xác nhận của các bên có liên quan.
Ÿ Chọn mẫu hay chọn điển hình các đối tượng kiểm toán. Vì đối tượng kiểm toán rất rộng không thể kiểm toán tất cả mọi nghiệp vụ, mọi tài sản...Trong khi đó, chuẩn mực thận trọng thích đáng không cho phép công tác kiểm toán bỏ qua các sai phạm trọng yếu. Do vậy bằng chọn mẫu, với số lượng xác định, với tính thay mặt cao của mẫu chọn giúp KTV vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán và chi phí kiểm toán thấp.
Tóm lại để đảm bảo hiệu quả kiểm toán, điều tra cần được kết hợp với hàng loạt các kĩ thuật dự báo, đoán cụ thể như: chi tiết, phân loại, tổng hợp đối tượng kiểm toán, chọn mẫu ngẫu nhiên hay điển hình và c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status