Vấn đề về người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH................. 6
1.1. Khái niệm về quốc tịch và ngƣời không quốc tịch......................... 6
1.1.1. Khái niệm về quốc tịch ....................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về người không quốc tịch.................................................. 9
1.2. Thực trạng ngƣời không quốc tịch hiện nay ................................ 13
1.3. Những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cá nhân không
có quốc tịch ...................................................................................... 16
1.3.1. Do xung đột pháp luật....................................................................... 17
1.3.2. Do chuyển giao lãnh thổ, vẽ lại biên giới ......................................... 18
1.3.3. Tự động mất quốc tịch theo quy định của pháp luật......................... 19
1.3.4. Pháp luật về hôn nhân hay sự phân biệt đối xử............................... 20
1.3.5. Bị tước quốc tịch theo các quyết định hành chính hay từ bỏ
quốc tịch ............................................................................................ 20
1.3.6. Thủ tục hành chính, thiếu đăng ký khai sinh .................................... 21
1.3.7. Hậu thuộc địa .................................................................................... 21
1.3.8. Lánh nạn do chiến tranh, thiên tai, biến đổi khí hậu, thay đổi
môi trường…..................................................................................... 21
Chƣơng 2: QUYỀN CỦA NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH TRONG
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA......23
2.1. Khái quát về quyền con ngƣời ....................................................... 23
2.2. Một số quyền cụ thể của ngƣời không quốc tịch.......................... 30 2.2.1. Quyền không bị phân biệt đối xử...................................................... 30
2.2.2. Quyền được tiếp tục cư trú................................................................ 32
2.2.3. Quyền hôn nhân gia đình được tôn trọng.......................................... 34
2.2.4. Quyền sở hữu tài sản......................................................................... 35
2.2.5. Quyền được tiếp cận tòa án, trợ giúp hành chính ............................. 37
2.2.6. Các quyền an sinh, phúc lợi xã hội, giáo dục ................................... 39
2.2.7. Quyền được cấp các giấy tờ cá nhân................................................. 43
2.2.8. Quyền được làm việc, lao động, kinh doanh và thu nhập................. 47
2.2.9. Được hưởng trợ cấp nhà nước .......................................................... 50
2.2.10. Quyền được nhập quốc tịch .............................................................. 50
2.2.11. Quyền không bị trục xuất.................................................................. 53
2.3. Đánh giá chung................................................................................ 54
Chƣơng 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI
KHÔNG QUỐC TỊCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO
ĐẢM CÁC QUYỀN CỦA NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH....... 58
3.1. Thực trạng ngƣời không quốc tịch ở nƣớc ta hiện nay ............... 58
3.2. Quyền của ngƣời không quốc tịch theo pháp luật Việt Nam...... 62
3.2.1. Những quyền người không quốc tịch chưa được thực hiện theo
pháp luật Việt Nam ........................................................................... 62
3.2.2. Những quyền người không quốc tịch được thực hiện theo pháp
luật Việt Nam .................................................................................... 67
3.2.3. Đánh giá chung ................................................................................. 70
3.3. Một số giải pháp nhằm bảo đảm các quyền cho ngƣời không
quốc tịch ở nƣớc ta.......................................................................... 71
3.3.1. Nghiên cứu, gia nhập các công ước của Liên Hợp Quốc về
người không quốc tịch....................................................................... 71
3.3.2. Cấp giấy tờ cá nhân cho người không quốc tịch............................... 76 3.3.3. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về người không quốc tịch.................. 77
3.3.4. Thiết lập cơ quan đầu mối trợ giúp cho người không quốc tịch....... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ
ĐƢỢC CÔNG BỐ......................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 86 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1945, sau khi Liên Hợp Quốc thành lập đã mở ra một thời kỳ
mới về sự phát triển của các quyền con người. Nhiều văn kiện quốc tế về
quyền con người được thông qua. Thời kỳ này được coi là thời kỳ “quốc tế
hóa” các quyền của con người.
Trong luật nhân quyền quốc tế, phần nội dung về quyền của các nhóm
xã hội dễ bị tổn thương chiếm vị trí quan trọng [9, tr.12-21]. Hiện nay, có rất
nhiều văn kiện pháp luật quốc tế đề cập đến quyền con người của các nhóm
xã hội như phụ nữ, trẻ em, người sống chung với HIV, người lao động di trú,
người khuyết tật, người nước ngoài, người tị nạn, người không quốc tịch...
trong đó, vấn đề liên quan đến nhóm quyền của người không quốc tịch - với
tính cách là một nhóm xã hội dễ bị tổn thương khi thực thi chính sách quốc
gia trong tương quan với vấn đề quốc tịch là vấn đề cần được nghiên cứu,
đảm bảo thực hiện.
Nói đến pháp luật quốc tế về đảm bảo quyền con người trước hết phải
kể đến Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948. Tuyên ngôn đã đưa ra các
nguyên tắc quan trọng nhất trong việc bảo đảm quyền con người, trong đó
mục tiêu cao nhất là bảo đảm cho con người thoát khỏi đói nghèo, được thừa
nhận về nhân phẩm, bình đẳng và tự do, quyền không bị phân biệt đối xử.
Điều 1 Tuyên ngôn đã khẳng định "mọi người sinh ra đều được tự do và bình
đẳng về nhân phẩm và các quyền", người không quốc tịch cũng nằm trong số
đó, không có ngoại lệ. Tuy rằng quyền của người không quốc tịch chưa thực
sự trở thành vấn đề nóng của quốc tế, nhưng tác động của nó đối với các diễn
đàn quốc tế trong từng thời điểm khác nhau, vẫn là chủ đề được nhiều quốc
gia quan tâm. Các quốc gia trên thế giới, trong đó không ngoại trừ Việt Nam đã có nhiều chính sách để đảm bảo quyền lợi cho những nhóm người này.
Quyền lợi của nhóm người này chỉ có thể được thực hiện và bảo vệ bằng pháp
luật, bao gồm pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và có cơ chế giám sát lẫn
nhau giữa các quốc gia, cùng nhau thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, xây
dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau cùng với việc giáo dục, giảng dạy về
quyền con người là những biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm quyền con
người. Mức độ hưởng quyền và lợi ích của người không quốc tịch đến đâu,
chủ yếu lại phụ thuộc vào thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội và quan điểm của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung địa vị pháp lý của những người không
quốc tịch ở các quốc gia đều bị hạn chế hơn nhiều so với công dân của nước
sở tại và người có quốc tịch nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia mà họ đang
sinh sống. Đa phần những người không có quốc tịch có khối lượng quyền và
tự do ít hơn, họ bị hạn chế trong việc sử dụng các quyền dân sự và chính trị.
Người không quốc tịch không được bảo hộ ngoại giao trong trường hợp các
quyền và lợi ích của họ bị xâm hại.
Người không quốc tịch đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế
giới. Vì vậy mà trong sự phân loại về dân cư trong công pháp quốc tế thì
người không quốc tịch là một trong những nhóm đối tượng cần được
nghiên cứu và bảo vệ. Ở Việt Nam, mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất nỗ lực
để giải quyết tình trạng người không quốc tịch nhưng vì nhiều nguyên nhân
cả chủ quan và khách quan thì người không quốc tịch vẫn tồn tại ở nước ta.
Đây là một khó khăn cho nhà nước ta trong việc quản lý đất nước và đảm
bảo quyền lợi cho nhóm người này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Vấn
đề về người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, pháp luật nước
ngoài” có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, để từ đó có
những đóng góp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm các quyền của người không
quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, quyền con người ngày càng thu
hút sự quan tâm của cộng đồng các quốc gia, bảo đảm quyền và lợi ích của
người không quốc tịch cũng là góp phần vào sự phát triển đất nước một cách
toàn diện, trước hết là vì con người, trong đó bảo đảm quyền con người là tiêu
chí quan trọng nhất trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là
nhóm người dễ bị tổn thương. Công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề về
người không quốc tịch đã được công bố như:
- Tiểu đề án "Nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước 1954 về quy chế
người không quốc tịch" (Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực - Bộ Tư pháp).
Nhìn chung, việc nghiên cứu những vấn đề về người không quốc tịch
cũng đã được các học giả, nhà chức trách quan tâm, nghiên cứu nhưng chưa
có nhiều công trình khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện, đầy đủ
vấn đề về người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, pháp luật nước
ngoài và đưa ra những giải pháp, đóng góp cho Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quyền của người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp
luật quốc gia một số quốc gia về việc bảo đảm quyền lợi cho nhóm đối tượng
này. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá và những kinh nghiệm để bảo đảm những
quyền của nhóm người không quốc tịch tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền của người không quốc
tịch như xây dựng khái niệm, làm rõ các quyền phải bảo đảm cho người
không quốc tịch. Tìm hiểu, phân tích về việc bảo đảm các quyền cho người không quốc tịch quy định trong các văn kiện quốc tế và hệ thống quy phạm
pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật quốc gia, pháp luật
quốc tế để bảo đảm quyền lợi cho những người không quốc tịch, phân tích
đánh giá những ưu điểm, hạn chế về việc bảo đảm quyền lợi cho nhóm người
này tại một số quốc gia, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu những
quyền của người không quốc tịch, việc đảm bảo các quyền cho nhóm đối tượng
này trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh
nghiệm cho việc bảo đảm quyền cho người không quốc tịch tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu về các quyền của người
không tịch trong hệ thống các điều ước quốc tế, trong văn bản quy phạm pháp
luật của một số quốc gia trên thế giới và việc áp dụng trên thực tiễn.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo đảm
quyền con người nói chung và bảo đảm quyền của người không quốc tịch nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận
dụng phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin theo quan
điểm phát triển, toàn diện, lịch sử, cụ thể; kết hợp các phương pháp như:
Logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá và tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện, có hệ thống về cơ
sở lý luận và thực tiễn về việc bảo đảm quyền cho người không quốc tịch
trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, những nội dung sau có thể xem
là đóng góp mới về khoa học của luận văn: - Chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình
thực hiện quyền của người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế và pháp
luật của một số quốc gia.
- Đề xuất các giải pháp bảo đảm hiệu quả để thực hiện quyền của người
không quốc tịch trong pháp luật Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực
hiện pháp luật về việc bảo đảm các quyền của người không quốc tịch trong
pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài; nâng cao nhận thức của công dân và
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan đến thực hiện pháp luật về
bảo đảm các quyền của người không quốc tịch tại Việt Nam.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung lý luận về
thực hiện pháp luật về đảm bảo các quyền của người không quốc tịch, nhằm
thống nhất nhận thức về bản chất, nội dung pháp luật về bảo đảm quyền cho
người không quốc tịch, làm phong phú thêm lý luận về Nhà nước và pháp
luật. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về người không quốc tịch tại Việt
Nam, các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, phối hợp, chỉ đạo trong
quá trình thực hiện pháp luật về người không quốc tịch.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 03 chương:
- Chương 1: Tổng quan về vấn đề người không quốc tịch
- Chương 2: Quyền của người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế,
pháp luật một số quốc gia
- Chương 3: Pháp luật Việt Nam về quyền của người không quốc tịch
và một số giải pháp bảo đảm các quyền của người không quốc tịch Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI KHÔNG QUỐC TỊCH
1.1. Khái niệm về quốc tịch và ngƣời không quốc tịch
1.1.1. Khái niệm về quốc tịch
Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, quốc tịch là một khái
niệm ra đời vào thời kỳ xã hội đang chuyển dần từ chế độ phong kiến sang
chủ nghĩa tư bản. Vào thời kỳ này khái niệm "công dân" thay thế cho khái
niệm "thần dân" trước đây. Chế định này được gia cấp tư sản đưa ra nhằm thu
hút quần chúng nhân dân ủng hộ cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong
kiến, thiết lập chính quyền mới của giai cấp tư sản [15, tr.159]. Đây là một
bước phát triển quan trọng trong lịch sử loài người, lần đầu tiên người dân
sống trong một quốc gia đã có cho riêng mình một chế định mang tính pháp
lý, lần đầu tiên họ được coi là công dân của một quốc gia chứ không phải là
thần dân trong chế độ phong kiến. Mặc dù vậy, ý nghĩa về sự bình đẳng mà
giai cấp tư sản hứa hẹn mang lại cho họ khi đưa ra chế định quốc tịch ở thời
kỳ này cũng chỉ mang tính hình thức. Trên thực tế, chỉ có giai cấp tư sản là
giai cấp nắm chính quyền mới được hưởng thụ một cách đầy đủ nhất sự bình
đẳng và lợi ích mà chế định này mang lại.
Trước đây, thuật ngữ “thần dân” còn dùng để chỉ người dân trong nhà
nước quân chủ. Hiện nay, hiến pháp các nước quan chủ lập hiến (Bỉ, Tây Ban
Nha, Hà Lan..) cũng không dùng thuật ngữ “thần dân” mà dùng thuật ngữ
“công dân”, “quốc tịch”. Thuật ngữ "quốc tịch" hiện nay được sử dụng phổ
biến và thống nhất trong pháp luật quốc gia và công pháp quốc tế của nhiều
quốc gia trên thế giới, nó không chỉ dùng để chỉ quốc tịch của cá nhân mà còn
chỉ quốc tịch của pháp nhân (doanh nghiệp, tập đoàn, tàu bay, tàu biển...).
Ngày nay, khi quan hệ giữa các quốc gia ngày càng phát triển, quan hệ

I84j5yZr5ob9lS1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status