Vận dụng hệ thống phương pháp kiểm toán với chu trình nghiệp vụ bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán tài chính - pdf 28

Download miễn phí Vận dụng hệ thống phương pháp kiểm toán với chu trình nghiệp vụ bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán tài chính



 NỘI DUNG TRANG
 A.MỞ ĐẦU 2
 B.NỘI DUNG 3
 I.KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN 3
1. Phân hệ phương pháp kiểm toán chứng từ 4
1.1. Kiểm toán cân đối 4
1.2. Đối chiếu trực tiếp 5
1.3. Đối chiếu logic 6
2. Phân hệ phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ 6
2.1. Kiểm kê 6
2.2. Thực nghiệm 7
2.3. Điều tra 7
II. VẬN DỤNG HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN VỚI CHU TRÌNH
 NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG - THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 8
 1. Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính 8
 1.1. Đặc điểm chung về phương pháp kiểm toán trong Kiểm toán tài chính 8
 1.2. Các trắc nghiệm trong Kiểm toán tài chính 9
 2. Vận dụng hệ thống phương pháp kiểm toán trong chu trình nghiệp vụ
 Bán hàng - Thu tiền 11
 2.1. Bản chất và chức năng của chu trình Bán hàng-Thu tiền 11
 2.2. Kiểm soát nội bộ và Trắc nghiệm đạt yêu cầu về bán hàng 12
 2.3. Trắc nghiệm độ vững chãi các nghiệp vụ bán hàng 15
 2.4. Công việc Kiểm soát nội bộ và Trắc nghiệm nghiệp vụ thu tiền 21
 2.5. Kiểm toán các khoản phải thu 26
C. KẾT LUẬN 32
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iệc được sử dụng để đánh giá tính đúng đắn trong hệ thống tổ chức kế toán từ việc tuân thủ các quy định về việc lập, xét duyệt và kiểm tra, sử dụng chứng từ kế toán đến việc ghi sổ và cộng sổ chi tiết hay nhật ký đến kết chuyển các số phát sinh vào sổ cái. Do vậy, trắc nghiệm công việc hướng vào hai mặt: Thủ tục kế toán và Độ tin cậy của các thông tin kế toán; Và 2 loại trắc nghiệm:
+Trắc nghiệm đạt yêu cầu: Hướng tới đánh giá thủ tục kế toán. Đây là trình tự rà soát các thủ tục kế toán hay thủ tục quản lý có liên quan đến đối tượng kiểm toán.
Trường hợp có dấu vết trên chứng từ: Kiểm toán viên có trách nhiệm đối chiếu chữ ký trên các chứng từ để đề phòng giả mạo và kiểm tra chức trách của người ký duyệt.
Trường hợp không có dấu vết trên chứng từ: Kiểm toán viên có thể sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát, điều tra hay có thể quan sát trực tiếp công việc và thủ tục
+Trắc nghịêm độ vững chãi của công việc: Hướng tới độ tin cậy của các thông tin kế toán. Đây chính là trình tự rà soát các thông tin của hệ thống kế toán. Kiểm toán viên có thể tính toán lại hay so sánh giá trị giữa các chứng từ hay giữa chứng từ với sổ sách kế toán.
1.2.2. Trắc nghiệm trực tiếp số dư: Là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ hay tổng số phát sinh.
1.2.3. Trắc nghiệm phân tích: Là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giưã đối chiếu trực tiếp và đối chiếu logic, giữa các trị số của các chỉ tiêu hay giữa các chỉ tiêu với các yếu tố cấu thành chỉ tiêu đó. Thủ tục phân tích được áp dụng trong cả 3 giai đoạn của quy trình kiểm toán tài chính:
Lập kế hoạch kiểm toán: Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên xác định khoản mục nghiệp vụ cần kiểm toán tương ứng với rủi ro kiểm toán dự kiến.
Thực hiện kế hoạch kiểm toán: Trắc nghiệm phân tích sử dụng kết hợp với trắc nghiệm và phạm vi áp dụng.
Kết thúc kế hoạch kiểm toán: Trắc nghiệm phân tích được sử dụng để đánh giá tính hợp lý chung của kết luận kiểm toán.
2. Vận dụng hệ thống phương pháp kiểm toán trong chu trình
nghiệp vụ Bán hàng-Thu tiền.
2.1. Bản chất và chức năng của chu trình Bán hàng-Thu tiền.
Bán hàng thu tiền là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hoá qua quá trình trao đổi hàng-tiền. Với ý nghĩa như vậy, chu trình này được bắt đầu từ yêu cầu mua của khách hàng và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hoá thành tiền. Tuy nhiên ranh giới của bán hàng-thu tiền được thể chế hoá trong các thời kỳ là khác nhau và cho từng đối tượng cũng có điểm cụ thể khác nhau. Do vậy, kiểm toán phải dựa vào các văn bản pháp lý để xem xét ranh giới của các đối tượng kiểm toán nói trên.
Bán hàng là một quá trình có mục đích thống nhất, song cách thực hiện mục đích này rất đa dạng. Do đó, nội dung và cách thức kiểm toán cụ thể cũng khác nhau.
Chu trình này được xem là chu trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó không chỉ đánh giá hiệu quả của các chu trình trước đó mà còn đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.
Một chu trình Bán hàng-Thu tiền có hiệu quả có nghĩa là vốn được huy động đúng mức để tạo tiền đề cho sản xuất và cho các chu trình khác được thực hiện một cách hợp lý.
Với bản chất và hình thức biểu hiện trên, có thể cụ thể hoá chu trình Bán hàng-Thu tiền thành các chức năng với các công việc tương ứng. Thông thường, với mỗi doanh nghiệp, những biểu hiện cụ thể của mỗi chức năng và bộ phận đảm nhiệm của các chức năng đó có khác nhau song chung nhất, chu trình Bán hàng-Thu tiền đều bao gồm các chức năng chính:
- Xử lý đơn đặt hàng của người mua.
- Xét duyệt bán chịu.
- Chuyển giao hàng.
- Gửi hoá đơn tính tiền cho người muc và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng.
- Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền.
- Xử lý và ghi sổ hàng bán bị trả lại.
- Thẩm định và xoá sổ khoản phải thu không thu được.
- Dự phòng nợ khó đòi.
2.2. Kiểm soát nội bộ và Trắc nghiệm đạt yêu cầu về bán hàng.
- Sự đồng bộ của sổ sách kế toán:
Đòi hỏi hệ thống kế toán từ chứng từ đến sổ sách kế toán và bảng tổng hợp có tác dụng kiểm soát tối đa các nghiệp vụ và do đó, các trình tự kế toán phải có trước khoi đặt ra các mục tiêu kiểm toán nội bộ. Ví dụ, có công ty quy ước khi được đơn đặt hàng của người mua, công ty lập hoá đơn bán hàng đánh số trước và lập nhiều liên: Liên đầu giao cho người mua, các liên sau dùng để ghi sổ theo dõi bán hàng và thu tiền, cũng có thể dùng để xét duyệt bán chịu. cho phép vận chuyển.
Tương ứng với công việc kiểm soát này, trắc nghiệm đạt yêu cầu dựa vào quy định về trình tự ghi sổ đã nêu để đối chiếu với thực tiễn của đơn vị được kiểm toán.
- Việc đánh số thứ tự các chứng từ.
Sử dụng các chứng từ có đánh số trước theo thứ tự liên tục có tác dụng vừa đề phòng bỏ sót, dấu diếm, vừa tránh trùng lặp các khoản phải thu, các khoản ghi sổ bán hàng. Ví dụ, khi bán hàng và vận chuyển diễn ra với tần suất lớn cần kiểm soát qua số thứ tự liên tục của vận đơn. Để tránh bỏ sót các nghiệp thu tiền, cần phân công nhân viên làm hoá đơn lưu trữ tất cả các chứng từ vận chuyển đã đánh số liên tục sau mỗi lần vận chuyển đã thu tiền và cùng một người khác định kỳ soát xét lại tất cả các số thứ tự và tìm nguyên nhân của bất kỳ sự bỏ sót nào.
Trắc nghiệm đạt yêu cầu thông thường cho việc kiểm soát này là chọn ra một dãy liên tục các chứng từ khác nhau như liên thứ hai của hoá đơn bán hàng đã ghi vào nhật ký tiêu thụ để phát hiện các trường hợp bỏ sót hay ghi trùng trong dãy số liên tục. Trắc nghiệm này đồng thời cung cấp bằng chứng cho cả hai mục tiêu: Hiệu lực và trọn vẹn.
- Lập bảng cân đối tiền hàng và gửi cho người mua.
Thông thường, hàng tháng, doanh nghiệp lập bảng tổng hợp và cân đối giữa hàng bán ra với các khoản đã thu được và gửi cho khách hàng để xác nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng hay trong kỳ. Ví dụ, để đảm bảo tính khách quan trong xác nhận, các bảng cân đối này có thể phân công cho người không có liên quan đến lập ra và gửi qua bưu điện để người mua dễ dàng trả lời ngay cả khi có sai sót. Trắc nghiệm đạt yêu cầu trong trường hợp này là sự xem xét và đưa ra ý kiến của kiểm toán viên về việc lập và xác nhận các bảng cân đối trên.
- Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng.
Kiểm soát nội bộ thường tập trung vào các vấn đề sau:
+ Việc bán chịu phải được phê duyệt trước khi thực hiện nghiệp vụ bán hàng.
+ Hàng bán chỉ được vận chuyển sau khi đã có sự phê duyệt đầy đủ các chứng từ đính kèm, các dấu hiệu kiểm soát bổ sung: Con dấu, chữ ký hợp pháp của bên mua.
+ Giá bán phải được phê duyệt bao gồm cả chi phí vận chuyển, giảm giá, bớt giá và điều kiện thanh toán.
Tương ứng với việc kiểm soát nội bộ này, trắc nghiệm đạt yêu cầu được thực hiện qua xem xét chứng từ với các thủ tục xét duyệt tương ứng theo ba điểm then chốt nói trên.
- Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán
Đây là công việc trọng yếu trong kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn những sai sót và gian lận trong kế toán nói chung và với lĩnh vực bán hàng-thu tiền nói riêng. Mặt khác, để ngăn ngừa gian lận, trong nhiều trường hợp phải ngăn cách độc lập nơi làm việc của thủ quỹ với những người ghi chép các Nhật ký bán hàng và Sổ quỹ. Đồng thời giữa chức năng bán hàng với chức năng duyệt bán chịu cũng cần phân cách để phòng ngừa những tiêu cực có thể phát sinh trong khâu bán hàng và khả năng thất thu trong khâu thanh toán. Ví dụ, trắc nghiệm đạt yêu cầu thích hợp là xem xét chung sự phân công trong công tác kế toán và quan sát thực tế để khẳng định sự phân cách nhiệm vụ giữa người lập hoá đơn với người giữ Sổ quỹ hay những giao dịnh, trao đổi bất thường giữa người giữ sổ với người giữ tiền...
- Tính độc lập của người kiểm tra kiểm soát:
Độc lập là yếu tố chủ yếu phát huy tính hiệu lực của Kiểm soát nội bộ và bảo đảm tính chặt chẽ của nghiệp vụ Bán hàng-Thu tiền. Ví dụ, sử dụng kiểm toán viên nội bộ để kiểm soát việc xử lý và ghi sổ các nghiệp vụ Bán hàng-Thu tiền sẽ đảm bảo chất lượng kiểm soát và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán.
Gắn với công việc này, trắc nghiệm đạt yêu cầu thường được thực hiện thông qua xem xét báo cáo của kiểm toán viên nội bộ đã ký hay ghi dấu đã qui ước trên các chứng từ, sổ sách kế toán.
Hiểu được những công việc kiểm soát nội bộ then chốt cùng các trắc nghiệm đạt yêu cầu tương ứng có tác dụng thiết thực trong việc định hướng các công việc kiểm toán. Tuy nhiên, để triển khai cụ thể hướng kiểm toán đã xác định cần cụ thể hơn trên các thủ tục kiểm soát và kiểm toán tương ứng. Do vậy, tương ứng với mỗi mục tiêu kiểm toán cần xác định các công việc cụ thể phải làm với một cách thức cụ thể.
Bảng dưới là một ví dụ về lựa chọn thủ tục kiểm toán tương ứng với mỗi
mục tiêu kiểm toán nội bộ.
Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ bán hàng
Ví dụ về thủ tục kiểm toán nội bộ các nghiệp vụ bán hàng.
Các khoản bán hàng ghi sổ là có hiệu lực
Chọn dãy liên tục các hoá đơn bán hàng; Đối chiếu khoản bán hàng đã ghi sổ với từng hoá đơn và xem xét các chứng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status