công nghệ tẩy trắng bột giấy Môn công nghệ giấy - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
Bột giấy cơ học hay hóa học sau khi nấu có màu vàng xám. Bột này có thể

dùng ngay để sản xuất các loại giấy không cần độ trắng cao như giấy bao bì, giấy in
báo Nhưng nếu để sản xuất giấy có độ trắng cao như giấy in, giấy viết, giấy vệ
sinh, thì bột cần tẩy trắng.
Độ trắng của bột giấy được đo bằng mức độ phản xạ ánh sáng đơn sắc của bột
giấy so với một chất bột có độ trắng cao làm chuẩn ( thường là bột MgO ), độ trắng
của bột đó được coi là 100%. Mỗi loại bột sản xuất bằng các phương pháp khác
nhau thì có độ trắng là khác nhau. Bột sunfit tẩy trắng có thể đạt tới độ trắng rất cao
940ISO (đạt 94% so với độ trắng của MgO). Xenlulo và hemixenlulo bản chất có
màu trắng nên không làm tối màu của bột giấy. Chính nhóm mang màu của lignin
gồm vòng phenyl, các nhóm carbonyl (C=O), và các nối đôi (C=C) khi kết hợp với
nhau ở điều kiện nhất định làm cho chúng có khả năng hấp thụ màu trong ánh sáng
trắng và làm cho lignin mang màu.Thêm nữa phản ứng oxy hóa đã biến đổi gốc
phenol trong lignin thành các hợp chất dạng quinon, các chất này hấp thụ ánh sáng
làm cho bột có màu tối. Những ion kim loại nặng có mặt trong bột giấy đã kết hợp
với các gốc phenol tạo thành các phức chất cũng gây ra màu sắc cho bột. Ngoài ra
các chất keo, nhựa trong bột cơ cũng tạo màu cho bột.Tẩy trắng bột giấy nhằm mục
đích làm biến tính cấu trúc lignin này sao cho chúng trở nên sáng màu hơn.
Như vậy để tẩy trắng bột giấy thì có rất nhiều phương pháp tẩy trắng khác
nhau, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm. Và để tẩy trắng bột giấy
đạt hiệu quả cao người ta thường kết hợp các phương pháp với nhau.
3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIẤY
1.1 Tầm quan trọng và sự phát triển của ngành giấy
Giấy và các sản phẩm giấy đóng vài trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người, đặc biệt trong xã hội văn minh thì giấy không thể thiếu được,
nó là một vận dụng không gần gũi nhất với con người.
Lúc đầu ông cha ta phát minh ra giấy với ý thức là sử dụng giấy để cung cấp
các phương tiện ghi chép, lưu trữ và phổ biến thông tin. Chính vì vậy đã có lúc
ngành giấy dần dần mất bị mai một do sự phát triển của công nghệ thông tin, một
chiếc đĩa nhỏ có thể lưu trữ được một lượng thông tin tương đương với một cuốn
sách dầy hàng nghìn trang hay hơn thế nữa.
Tuy nhiên thực tế chứng minh, khi công nghệ thông tin bùng nổ càng lớn thì
nhu cầu sử dụng cũng tăng theo. Hơn nữa, do thói quen, người ta thích đọc những
cuốn truyện, những chứng từ… bằng giấy hơn là phải ngồi đọc trên màn hình vi
tính, cùng với sự tiện lợi khác của giấy mà ngày nay nhu cầu càng ngày càng lớn và
ngành công nghệ giấy vẫn được phát triển không ngừng.
Giấy ngoài việc dùng để cung cấp các phương tiện ghi chép, lưu trữ và phổ biến
thông tin nó còn được dùng rộng rãi để bao gói, làm vật liệu xậy dựng, vật liệu
cách điện …Ngoài những ứng dụng truyền thống đó, việc sử dụng, ứng dụng giấy
và các sản phẩm giấy hầu như không có giới hạn, một sản phẩm mới đang và sẽ

khám phá, phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực điện và điện tử
Bên cạch những công dụng quan trọng của giấy,ngành giấy còn tạo việc làm
cho người lao động tăng thu nhập cho mỗi quốc gia.
Có thể nói sự tiến bộ của mỗi quốc gia, sự văn minh của loài người luôn gắn
chặt với ngành sản xuất giấy, tức là không thể tách rời một nền văn minh với sự đa
dạng về chủng loại các sản phẩm giấy chất lượng cao cùng với sự ứng dụng không
4
giới hạn của chúng. Hơn thế nữa, hoàn toàn có thể lấy năng suất giấy, khối lượng
tiêu thụ giấy để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia hay của toàn xã hội.
Chính vì giấy có tầm quan trọng như vậy, nên nó được ra đời rất sớm. Ngay từ
thời xa xưa người Ai cập cổ đại đã làm giấy viết đầu tiên từ việc đan các lớp mỏng
của các thân cây lại với nhau. Nhưng sự làm giấy viết đầu tiên xuất hiện ở Trung
Quốc vào khoảng một trăm năm trước công nguyên, thời kỳ này người ta đã biết
sử dụng huyền phù của xơ sợi tre nứa hay cây dầu tằm cho lên các phên đan bằng
tre nứa để thoát nước thành tờ giấy ướt, sau đó được phơi nắng, để có tờ giấy hoàn
thiện. Sau vài thế kỷ, việc làm giấy đã được phát triển ra các khu vực khác và dần
dần ra toàn thế giới
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, hiện nay ngành
công nghiệp giấy là một trong những ngành kỹ nghệ cao, sản xuất liên tục, cơ khí
hoá, tự động hầu như hoàn toàn.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia và một số vùng vẫn còn sử dụng giấy thủ công
do chưa có điều kiện phát triển hay duy trì làng nghề truyền thống hay sản xuất
một số mặt hàng đặc biệt.
1.2 Ngành công nghiệp giấy thế giới- Khu vực Đông Nam Á- Việt Nam
1.2.1 Công nghiệp giấy thế giới
Trong suốt lịch sử phát triển 2000 năm của mình, ngành công nghiệp giấy đã
trải qua những bước thăng trâm như quy luật phát triển của vạn vật, những xu
hướng chung là ngày càng tăng về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại. Sản
lượng giấy toàn thế giới năm 2001 là 294,4 triệu tấn.
Quốc gia sản xuất giấy nhiều nhất là:
Mỹ : 76,9 triệu tấn/năm
Nhật : 32,6 triệu tấn/năm
Nhưng đứng đầu thế giới về mức tiêu thụ giấy bình quân trên đầu người lại là:
5
Phần lan: 386,5 Kg/người/năm
Mỹ : 51,3 Kg/người/năm
Thụy điển : 269,1 Kg/người/năm
Nhật bản : 276 Kg/người/năm
( Theo số liệu thống kê năm 1999 của tạp chí thế giới )
Trong những năm gần đây, mức tăng trưởng của toàn ngành đạt 3 %/năm, riêng
khu vực Châu á - Thái bình dương là 6 %/năm.
Theo đoán của nhà nghiên cứu,từ nay đến năm 2005, mức tăng trưởng của thế
giới sẽ đạt 2,7 %/năm về sản phẩm giấy các loại, 4,5 %/năm về mức tiêu thụ, mức
tiêu thụ trung bình sẽ tăng từ 46,3 kg/người lên tới 49 kg/người với sự phân bố như
sau:
Bắc mỹ : 302 Kg/người/năm
Tây âu : 192 Kg/người/năm
Châu á : 23,5 Kg/người/năm
Các nước còn lại 13 Kg/người/năm
Trung quốc là nước có lợi thế về rừng
Do xu hướng phát triển chung, nền kinh tế trên các lục địa đều gia tăng, dẫn tới
mức tiêu thụ giấy cũng tăng, công nghiệp giấy phát triển.Năm 2003 bình quân thế
giới hiện là: 54 Kg/người/năm. Một số nước có nền sản xuất bột lớn như: Canada,
Thụy điển, Phần lan, Mỹ, Braxin, công nghiệp giấy từ buổi đầu xơ khai là kết
những cây cỏ lại với nhau thành tấm, thì giờ đây đã được tự động hoá về mọi mặt,
cả về công nghệ lẫn thiết bị, đã có hẳn những công ty lớn chuyên về hoá chất ngành
giấy. Trên thế giới có rất nhiều nhà máy công suất 1 triệu tấn/ năm với những dàn
xeo khổ rộng 9m, 1.2m tốc độ 1700m/phút.
6
1.2.2 Công nghiệp giấy Châu á- khu vực ASEAN
Là một phần nhỏ của thế giới, khu vực Châu á đã có riêng một nền công nghiệp
giấy của mình:
Mức sản xuất là: 69,6 triệu tấn/năm
Mức tiêu thụ là: 76,6 triệu tấn/năm
Mức tiêu thụ bình quân là: 23,5 triệu tấn/năm
Với Đài loan : 163,0 kg/người/năm
Trung quốc : 161,8 kg/người/năm
Inđônêxia : 114,0 kg/người/năm
Malayxia : 89,7 kg/người/năm
Hàn quốc : 101,2 kg/người/năm
Thái lan : 37,2 kg/người/năm
Việt nam : 5,1 kg/người/năm


KZvUyL22ca5A85W
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status