Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam



Lời nói đầu 1
 Phần I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
2. Xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay 4
3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
3.1. Đối với nước đi đầu tư 8
3.1.1. Tác động tích cực 8
3.1.2. Tác động tiêu cực 10
3.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư (nước sở tại) 10
3.2.1. Tác động tích cực 10
3.2.2. Tác động tiêu cực 11
4. Quan điểm của Việt Nam về tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước 12
 Phần II: Thực trạng của hoạt động FDI tại Việt Nam 16
I. Tình hình hoạt động FDI thời gian qua 16
1. Tình hình chung 16
1.1. Giai đoạn 1988 - 2001 16
1.2. Năm 2002 và 8 tháng đầu năm 2003 21
1.2.1. Năm 2002 21
1.2.2. Tám tháng đầu năm 2003 23
2. Một số đối tác có tiềm lực lớn của Việt Nam trong hoạt động FDI những năm qua 25
2.1. Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam thời kỳ trước năm 1996 25
2.2. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam 27
2.3. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 27
3. Tình hình triển khai thực hiện dự án FDI 28
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


năm 1997 là 120.75%/108.15%, năm 1998 là 116.88%/105.8%). Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu dựa vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm tỷ trọng cao cả về số dự án lẫn vốn đầu tư, tiếp đến là lĩnh vực khách sạn du lịch và các dịch vụ, ngành nông- lâm nghiệp có số dự án lớn nhưng tổng vốn đầu tư lại thấp hơn. Hiện nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu thô, sản xuất ôtô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt, thiết bị văn phòng, máy tínhNgoài ra, còn chiếm khoảng 60% sản lượng thép cán, 33% về sản xuất máy móc thiết bị điện tửvà trong công nghiệp nhẹ cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề sản phẩm mới góp phần làm tăng đáng kể năng lực các ngành công nghiệp Việt Nam. Các dự án FDI còn có tác dụng lan toả ảnh hưởng, thúc đẩy cạnh tranh, hình thành các xí nghiệp vệ tinh để tăng thêm giá trị của sản phẩm từ thị trường trong nước. Nhờ đợc trang bị công nghệ mới, kỹ thuật kinh nghiệm quản lý tiên tiến nên sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đã nâng lên đang kể.
Thứ ba, FDI đóng góp một phần quan trọng vào tổng GDP, tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước.
Doanh nghiệp FDI đóng góp vào GDP ở mức 2% năm 1992, 7.7% năm 1996 và 9% năm 1998. Tuy phần lớn doanh nghiệp FDI đang trong thời kỳ hưởng ưu đãi về thuế, nhưng nguồn ngân sách từ khu vực này liên tục gia tăng ( năm 1994 là 128 triệu USD, năm 1995 là 195 triệu USD, năm 1996 là 263 triệu USD, năm 1997 là 340 triệu USD và năm 1998 là 370 triệu USD) chiếm khoảng 6-7% tổng thu thuế và phí của ngân sách nhà nước. Hiện nay đầu tư nước ngoài đóng góp trên 13% GDP, chiếm trên 18% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí) đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp và khoảng 7% thu ngân sách cả nước.
Thứ tư, các doanh nghiệp FDI đã góp phần tạo ra một khối lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp, tham gia phát triển nguồn nhân lực, đem lại phương thức quản lý kinh doanh mới, tạo động lực cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hoàn thiện năng lực sản xuất của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tính đến nay, các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho khoảng 33 vạn lao động với thu nhập bình quân 70 USD/người/tháng, ngoài ra còn tạo hàng vạn việc làm gián tiếp. Như vậy, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI và các bộ phận liên quan bằng khoảng 39% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực Nhà nước. Trong số lao động này có khoảng 6000 cán bộ quản lý và 2500 cán bộ kỹ thuật.
Thứ năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần mở rộng quy mô thị trường xuất khẩu
Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài thời kỳ 1996-2000 đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 23% kim ngạch cả nước.
Thứ sáu, tiếp thu công nghệ mới và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đợc thì đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này còn một số hạn chế sau:
Cơ cấu vốn đầu tư nhìn chung còn bất hợp lí so với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Thực tế hoạt động FDI trong những năm qua cho thấy vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào những ngành dễ thu lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn ngắn nh: ngành da công may mặc, giày dép, xe máy, điện tử dân dụng, còn các ngành thuộc lĩnh vực nông- lâm- thuỷ sản và dịch vụ có giá trị lớn nh giao thông vận tải, bu chính- viễn thông, ngân hàng, lĩnh vực công nghệ cao chiếm tỷ lệ rất thấp cả về số dự án và vốn đầu tư.
Một số dự án hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài dẫn đến tình trạng phá sản, công nhân bị sa thải. Từ năm 1998 đến năm 2001 có xu hướng nhiều liên doanh đã phải chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số liên doanh do vốn đầu tư của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư (trung bình khoảng 30% vốn pháp định, bằng khoảng 10% tổng vốn đầu tư, chủ yếu góp bằng giá trị sử dụng đất), cộng với những yếu kém về trình độ chuyên môn, quản lý nên nhiều dự án bị các chủ đầu tư nước ngoài thao túng, tự động tăng giá thiết bị nguyên liệu đầu vào, thực hiện chuyển giá trong nội bộ công ty. Nhiều công nghệ lạc hậu quá cũ, gây ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia chi phối, điều này làm cho nền kinh tế nếu không phát triển nhanh, bền vững sẽ dần phụ thuộc về vốn kỹ thuật, thị trường và mạng lới tiêu thụ phân phối của nó. Thông qua sự chi phối về kinh tế, các công ty xuyên quốc gia có khả năng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế- xã hội tăng xu hướng phân hoá giàu cùng kiệt trong xã hội.
1.2. Năm 2002 và 8 tháng đầu năm 2003
1.2.1. Năm 2002
Năm 2002 là một năm ảm đạm trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Trong năm, cả nước có 715 dự án đầu tư đợc cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 1432 triệu USD. So với năm 2001 thì số dự án đợc cấp giấy phép tăng 52% nhưng số vốn đầu tư đăng ký lại chỉ bằng 58.1%. Tính chung, cả số vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh bổ sung thêm thì cả năm 2002 cũng chỉ đạt khoảng 2351 triệu USD, giảm 23% so với năm 2001.
Cơ cấu vốn đầu tư năm 2002 vẫn tập trung vào các ngành chủ yếu nh công nghiệp, sản xuất vật chất và xuất khẩu. Cụ thể là ngành công nghiệp có 510 dự án với tổng số vốn đầu t là 997 triệu USD, ngành xây dựng có 36 dự án với tổng số vốn là 95 triệu USD, ngành thuỷ sản có 16 dự án với số vốn là 20 triệu USD. Trong khi đó các lĩnh vực như nông- lâm nghiệp, tài chính- ngân hàng, văn hóa, y tế giáo dục vẫn cha thu hút đợc nhiều vốn đầu tư (lĩnh vực tài chính ngân hàng chỉ có một dự án với tổng vốn là 5 triệu USD). Riêng các lĩnh vực khách sạn du lịch đã có 20 dự án với tổng số vốn lên tới 140 triệu USD. Các địa phơng nhận đợc nhiều dự án đầu t năm 2002 có thể kể là: Đồng Nai (96 dự án với số vốn đầu t là 279 triệu USD), Bình Dương (139 dự án với số vốn là 258 triệu USD), thành phố Hồ Chí Minh (213 dự án, số vốn là 256 triệu USD), Hà Nội (54 dự án với số vồn là 128 triệu USD). Thống kê cho thấy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tập trung vào các thành phố lớn, thuận lợi giao thông, cơ sở hạ tầng và điều kiện sản xuất .
Các quốc gia Đông á vẫn chiếm tỷ trọng lớn vốn đầu tư vào Việt Nam: Đài Loan (188 dự án với 286 triệu USD), Hàn Quốc (147 dự án với 269 triệu USD), Hồng Kông (55 dự án với 141 triệu USD), tiếp sau là Hoa Kỳ (31 dự án với 137 triệu USD). Đứng đầu vực Đông Nam á đầu t vào Việt Nam là Malaixia (26 dự án với 94 triệu USD) kế tiếp là Thái Lan (14 dự án với 94 triệu USD). Có một điều lưu ý là cac nước lớn của châu Âu cha có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam trong năm 2002.
Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 4.5 tỷ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này là 23% so với năm 2001 (kim ngạch bình quân của cả nước tăng 12.6%). Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp FDI mở rộng xuất khẩu sang thị trường mới với nhiều mặt hàng xuất khẩu mới.
Tuy vậy, tốc độ thu hút FDI năm 2002 không đạt đợc kế hoạch dự kiến và thấp hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt so với Trung Quốc. Mặt khác, số dự án đợc cấp giấy phép tạm dừng hay chưa triển khai còn chiếm đến 23% tổng dự án đầu tư và gần 20% tổng số vốn đăng ký. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cha thực sự yên tâm và tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam vì một số cơ chế chính sách thay đổi không có lợi cho các nhà đầu tư, trong đó có chính sách thuế. Môi trường đầu tư của Việt Nam đợc cải thiện đáng kể nhưng tính cạnh tranh lại thấp hơn so với các nước trong khu vực như: chi phí dịch vụ còn cao, vẫn tồn tại cơ chế hai giá, hạ tầng cơ sở chậm cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, một vài loại thuế vẫn còn cao hơn các nước.
1.2.2. 8 tháng đầu năm 2003.
Các thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm cả nước đã có 385 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký 1.059,1 triệu USD, tuy giảm 6.8% về số dự án nhưng đã tăng 37.3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Quy mô FDI trong 8 tháng đầu năm 2003 tăng trưởng khá là nhờ mức vốn đầu tư đăng ký bình quân 1 dự án đã cao hơn cùng kỳ năm 2002 (2.751 nghìn USD so với 1867 nghìn USD). Đó là chưa kể cũng trong 8 tháng đầu năm nay đã có 243 lợt dự án được điều chỉnh tăng vốn với số vốn 554 triệu USD (tăng 8%) đa tổng số vốn đăng ký mới và tăng vốn lên 1.623,1 triệu USD , tăng 25.6% so với 8 tháng đầu năm 2002. Đó là tốc độ tăng khá cao, góp phần quan trọng để có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra cho năm 2003 là tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP đạt 35%, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14-14.5%, tăng trưởng GDP đạt 7-7.5%. Theo đối tác, trong 8 tháng đầu năm đã có 31 nước và vùng lã...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status