Ứng dụng phương pháp chỉ số vào quá trình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Ứng dụng phương pháp chỉ số vào quá trình phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp



Khi ứng dụng phương pháp chỉ số để phân tích trình độ ảnh hưởng của các nhân tố trong sự thay đổi chung của hiện tượng, chúng ta thấy giữa chỉ số giải thích sự thay đổi chung của hiện tượng và chỉ số giải thích trình độ ảnh hưởng của các nhân tố có sự liên hệ nhất định sự liên hệ để làm cho các chỉ số này kết cấu thành một khối mà thường gọi là hệ thống chỉ số.
3.1. Hệ thống chỉ số phát triển:
Là đặc trưng phản ánh mối liên hệ giữa các chỉ số trong phân tích kết quả sản xuất.
Doanh thu= (giá cả hàng hoá x số lượng tiêu thụ)
Chi phí sản xuất = Giá thành đơn vị sản xuất x Chi phí khối lượng sản phẩm
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hay nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian gọi là chỉ số không gian.
- Dùng chỉ số nêu lên nhiệm vụ kế hoạch hay tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ số này gọi là chỉ số kế hoạch.
- Dùng để phân tích các ảnh hưởng biến động của toàn bộ hiện tượng. Để từ đó xem xét nhân tố nào ảnh hưởng lớn đến sự biến động này.
- Qua tác dụng của chỉ số ta thấy chỉ số là loại vừa có khả năng tổng hợp vừa có khả năng phân tích. Sự biến động của hiện tượng phức tạp nghiên cứu cái chung và riêng trong mối quan hệ mật thiết và biện chứng.
1.4. Phân loại chỉ số
Có nhiều cách phân loại chỉ số tuỳ theo mục đích nghiên cứu chỉ số.
* Căn cứ vào nội dung phản ánh được phân làm 3 loại:
- Chỉ số phát triển: So sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời điểm khác nhau nhằm nêu lên biến động của hiện tượng qua thời gian.
- Chỉ số không gian: So sánh hai mức độ của hai hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian nhằm nêu lên biến động của hiện tượng qua không gian.
- Chỉ số kế hoạch:
+ Chỉ số nhiệm vụ, kế hoạch so sánh mức độ kỳ kế hoạch với mức độ một kỳ nào đó được chọn làm gốc so sánh.
+ Chỉ số hoàn thành kế hoạch: So sánh mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ kế hoạch với mức độ kế hoạch đã đề ra của một chỉ tiêu cụ thể nêu lên tình hình thực hiện kế hoạch.
* Căn cứ vào tình chất của chỉ tiêu nghiên cứu chỉ số được chia làm 2 loại.
- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: phản ánh biến động các chỉ số của chỉ tiêu chất lượng tính cho một tổng thể đơn vị nhất định.
VD: chỉ số giá cả phản ánh sự biến động của giá cả trên một tổng thể hàng hoá nhất định.
Vấn đề cơ bản trong xây dựng chỉ số này là phải chọn tổng thể gồm các đơn vị so sánh được giữa hai kỳ nghiên cứu.
- Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: biểu hiện biến động về quy mô khối lượng của tổng thể nghiên cứu tính theo một đơn vị nhất định.
VD: Tổng sản phẩm sản xuất ra...
Vấn đề cơ bản trong xây dựng các chỉ tiêu này là phải chọn một nhân tố thông ước tức là chọn một đại lượng giúp cho việc chuyển biến các phần tử của tổng thể không thể trực tiếp cộng được với nhau như vậy chỉ tiêu khối lượng nghiên cứu biến động về mặt giá trị của khối lượng.
Chỉ số này phản ánh các mặt tính chất, các mối quan hệ của hiện tượng nghiên cứu. Trong đó chỉ tiêu chất lượng nói lên chất lượng làm việc của một đơn vị hay mức độ của hiện tượng đối với tổng thể chỉ tiêu khối lượng biểu hiện quy mô khối lượng trong tổng thể nghiên cứu.
VD như số lượng sản phẩm...
Biểu hiện bằng số tuyệt đối đôi khi là số tương đối kết cấu thành nên hiện tượng nghiên cứu tuỳ và mục đích nghiên cứu nhất định.
* Căn cứ vào phạm vi tính chỉ số được chia làm 2 loại:
- Chỉ số đơn: nói lên biến động của từng phần tử từng đơn vị cá biệt của tổng hể hiện tượng phức tạp.
VD: Chỉ số giá của từng mặt hàng...
- Chỉ số tổng hợp: nói lên biến động của tất cả các phần tử các đơn vị thuộc tổng thể hiện tượng phức tạp.
VD: chỉ số giá của toàn bộ các mặt hàng bán lẻ ở thị trường A.
Có 2 phương pháp tính chỉ số giá tổng hợp là:
+ Chỉ số liên hợp
+ Chỉ số bình quân.
1.5. Đặc điểm của chỉ số trong phân tích thống kê
Đối tượng chủ yếu của phương pháp chỉ số thường là các hiện tượng phức tạp bao gồm các phần tử không trực tiếp cộng được nhau (khác nhau về tính chất, về giá trị sử dụng...) và thường chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố vì vậy muốn so sánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian (không gian) khác nhau ta cần chú ý 2 vấn đề xây dựng chỉ số tổng hợp.
- Khi nghiên cứu một tổng thể bao gồm các phần tử không thể trực tiếp cộng được với nhau nên phải chuyển các phần tử về một dạng đồng nhất để có thể cộng lại với nhau bằng cách sử dụng nhân tố có liên quan đến hiện tượng nghiên cứu.
- Khi nghiên cứu mức độ biến động riêng của một trong số các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu ta phải giả định các nhân tố còn lại không thay đổi.
Thực chất đây là vấn đề chọn quyền số trong xây dựng chỉ số tổng hợp quyền số của chỉ số là những đại lượng được dùng trong công thức chỉ số chung và được cố định giống nhau cả ở tử và mẫu.
Như vậy vấn đề chọn quyền số là vấn đề chủ chốt trong phương pháp luận xây dựng chỉ số, nó quyết định ý nghĩa kinh tế và tính chính xác của mỗi chỉ số.
Cơ sở xác định quyền số: căn cứ vào mối quan hệ giữa các nhân tố và mục đích nghiên cứu cụ thể. Như vạy phần I cho ta thấy một cách tổng quan và khái quát nhất bức tranh toàn cảnh về phương pháp chỉ số cụ thể trong phân tích thống kê.
Phần II: Chỉ số trong phân tích thống kê
Phần này sẽ trình bày cụ thể 3 tác dụng đầu hay nói cách khác nghiên cứu công thứuc tính chỉ số phát triển chỉ số không gian, chỉ số kế hoạch.
I. Chỉ số phát triển
Các sự vật hiện tượng luôn tồn tại ở trạng thái động tức là luôn diễn ra quá trình phát sinh phát triển theo một quy luật riêng có của nó, chỉ số phát triển sẽ giúp ta theo dõi sự biên động của hiện tượng qua thời gian để có được những nhận định chính xác nhất về trạng thái tồn tại của nó tại những thời điểm cụ thể so với thời điểm khác.
Chỉ số phát triển được sử dụng rộng rãi biểu hiện biến động về mức độ của hiện tượng trong thời gian.
Cách tính so sánh 2 mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay %.
Công thức:
Chỉ số phát triển =
Trong đó mức độ kỳ nghiên cứu là mức độ của hiện tượng được đem ra nghiên cứu.
Mức độ kỳ gốc: là mức độ của hiện tượng được dùng làm cơ sở so sánh.
Tác dụng: nhằm nêu lên ảnh hưởng của các điều kiện ở hai thời điểm khác nhau đến hiện tượng nghiên cứu.
1. Chỉ số đơn (chỉ số cá thể)
Chỉ số đơn là một số tương đối nêu rõ sự thay đổi về sản lượng của một loại sản phẩm nào đó, về giá thành của một loại sản phẩm, về giá cả của một loại sản phẩm v.v..
Tác dụng
Chỉ số đơn dùng để giải thích sự thay đổi hay dùng để giải thích tình hình hoàn thành kế hoạch. Trên nguyên lý cơ bản đều giống nhau chỉ có khi nào giải quyết một vấn đề cụ thể cá biệt mới khác nhau đôi chút. Bởi vậy để cho đơn giản trong việc trình bày chúng ta chỉ chú ý đến mặt nghiên cứu sự thay đổi.
Cách tính:
a) Muốn tính chỉ số về giá của từng mặt hàng riêng biệt, ta phải so sánh giá cả mặt hàng đó giữa 2 kỳ nghiên cứu:
Công thức: iP = đơn vị (lần hay %)
Trong đó: iP : là chỉ số đơn về giá cả
P1: giá bán lẻ bằng mặt hàng kỳ nghiên cứu
P0: giá bán lẻ từng mặt hàng kỳ gốc
ý nghĩa: Cho biết lượng tăng giảm tương đối về giá cả giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
Hạn chế của chỉ số đơn là:
+ Không tính được biến động giá của một bộ phận gồm nhiều phần tử cá biệt.
+ Không phản ánh chính xác giá tăng do khan hiếm lượng hàng hay do tăng về chất lượng. Vì vậy khi so sánh chỉ số giá đơn của hai mặt hàng này ta sẽ không được nhận xét thoả đáng. Sự biến động về giá cả của một mặt hàng có số lượng ít giá trị nhỏ không gây ảnh hưởng đáng kể đến giá cả thị trường.
b) Chỉ số đơn về lượng tiêu thức
Tác dụng: biểu hiện sự biến động về lượng tiêu thụ của từng mặt hàng riêng biệt theo thời gian.
Cách tính: Muốn tính chỉ số đơn về lượng tiêu thụ của từng mặt hàng riêng biệt phải so sánh lượng tiêu thụ mặt hàng đó giữa 2 kỳ nghiên cứu.
Công thức: iq = (đơn vị lần hay %)
Trong đó: iq : chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ
q1: lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu
q0: lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng kỳ gốc
ý nghĩa: cho biết lượng tăng giảm tương đối về lượng hàng hoá tiêu thụ giữa hai kỳ nghiên cứu và kỳ gốc tức là tăng giamr 1- iq (lần) % lượng tăng giảm tuyệt đối kỳ nghiên cứu (q1 - q0) đơn vị so với kỳ gốc.
Giống như chỉ số giá đơn chỉ số về lượng hàng hoá tiêu thụ cũng gặp hạn chế trong vận dụng thực tiễn vì vậy cần xây dựng một chỉ số tổng hợp có thể phân tích sự biến động giá cả, lượng của tổng thể hiện tượng nghiên cứu, phản ánh chính xác sự biến động từng phần tử đến sự biến động chung. Khi tính chỉ số của nhiều thời kỳ liên tiếp do chỗ dùng thời kỳ gốc khác nhau chỉ số chia làm 2 loại.
- Chỉ số có thời kỳ gốc lần cố định và chỉ số liên hoàn
Nếu mức của các thời kỳ đều so sánh với mức của một thời kỳ cố định nào đó chỉ số được tính là chỉ số có thời kỳ gốc cố định. Nếu mức các thời kỳ đều so sánh với mức của các thời kỳ trước chỉ số được tính là chỉ số liên hoàn. Vậy chỉ số đơn có các tính chất:
+ Tính nghịch đảo:
ip =
+ Tính liên hoàn ipn/m = ipn/n-1 x ipn-1/n-2... ipn-m/m
+ Tính thay đổi gốc im/n =
Với m, n, x, i là các năm.
2. Chỉ số tổng hợp
a) Chỉ số tổng hợp về giá:
Tác dụng: Chỉ số giá tổng hợp nêu lên biến động chung về giá của các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Cách tính: Để so sánh giá cả của toàn bộ các hàng hoá trên thị trường không thể dùng công thức chỉ số giá đơn, người ta đã sử dụng một số công thức chỉ số giá tổng hợp:
IP = (2.1)
Trong đó: IP : chỉ số giá
P1: giá đơn vị hàng hoá báo cáo
P0: giá đơn vị hàng hoá kỳ gốc
Đây là hình thức đơn giản nhất của chỉ số giá liên hợp.
Ưu điểm: Dễ tính toán đơn giản, nhanh chóng.
Nhược điểm: Đánh giá không chính xác sự biến động của giá cả vì không phân biệt tầm quan trọng giữa sự thay đổi giá của bộ phận có khối lượng cao với bộ phận có khối lượng thấp mặt khá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status