Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong tiền trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong tiền trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONGTIẾN TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 2
I. ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 2
1. Khái niệm: 3
2. Phân loại : 4
III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 5
1. Sự chuyển dịch khách quan của cơ cấu lao động: 5
2.Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động: 6
2.1.Mô hình chuyển dịch cơ cấu lao động trên thế giới: 6
2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam: 9
3. Yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 10
CHƯƠNG II 13
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM 13
I. Đánh giá Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Việt nam 13
1. Quy mô đào tạo: 14
1.1. Công nhân kỹ thuật: 14
1.2.Cán bộ chuyên môn: 15
2. Cơ cấu đào tạo: 18
3. Chất lượng đào tạo: 22
3.1. Công nhân kỹ thuật: 22
3.2. Cán bộ chuyên môn: 23
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM 26
CHƯƠNG III 30
GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 30
TRONG TIẾN TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM 30
I. QUAN ĐIỂM VỀ MỤC TIÊU PHÁT





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lao động phải có tính sáng tạo, có khả năng xử lý vấn đề, có khả năng phân tích, tinh thần đồng đội, rồi khả năng ăn nói, diễn đạt Tức là phải có một trình độ, năng lực ở mức khá trở lên.
Đấy là xét chung cho nguồn nhân lực, còn cụ thể, quá trình chuyển dịch lên nền kinh tế công nghiệp của nước ta, như đã phân tích ở mô hình lý thuyết trên, sẽ đòi hỏi một nguồn nhân lực có cơ cấu theo mô hình “hình tháp nhân lực công nghiệp truyền thống” và trình độ đào tạo đại học đại chúng.
Tức là phải có tỷ lệ độ tuổi đại học trên 15%. Như vậy, cần mở rộng quy mô đào tạo đại học để tăng nhanh hơn nữa số lượng sinh viên, phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế. Mặt khác, cơ cấu trong “hình tháp nhân lực công nghiệp truyền thống”, như ở các nước phát triển trước kia đúc rút ra là khoảng: 1 đại học\ 4 trung cấp chuyên nghiệp\ 10 công nhân kỹ thuật, vậy ta cần có nhiều hơn nữa lượng công nhân kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp, đặc biệt là công nhân kỹ thuật.
Mặt khác, sự chuyển dịch lên nền kinh tế tri thức lại đòi hỏi nguồn nhân lực phải có một trình độ cao hơn nữa, trình độ đại học phổ cập và cơ cấu nhân lực theo mô hình “ hình tháp nhân lực tri thức”.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta mới chỉ ở điểm khởi đầu của quá trình chuyển dịch này, nên đòi hỏi trên về nguồn nhân lực mới chỉ nằm trong một số ngành dịch vụ và công nghệ cao như viễn thông, ngân hàng, tài chính, công nghệ thông tin
Tóm lại, để đáp ứng những đòi hỏi trên về nguồn nhân lực cuả nền kinh tế, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của ta cần đặt ra những phương hướng như sau:
Trước tiên là phải mở rộng quy mô và nâng cao trình độ đào tạo trên phạm vi toàn nền kinh tế, nhằm nâng cao mặt bằng chung của nguồn nhân lực.
Trong đó, chú trọng vấn đề về quy mô chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật và đào tạo đại học, để nhanh chóng cung cấp đủ lượng công nhân và cán bộ chuyên môn có trình độ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần sớm thực hiện được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp.
Đồng thời phải chú trọng đào tạo một đội ngũ công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn có trình độ thật sự cao trong các ngành công nghiệp tiềm năng và mũi nhọn, các ngành dịch vụ và công nghệ cao, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng, khu, cụm, điểm công nghiệp
Về cơ cấu đào tạo, cần mở rộng quy mô đào tạo các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ chốt mà trình độ lao động mang tính quyết định
Và đặc biệt cần chú ý trong chính nội tại vấn đề, là phải mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ quản lý, giáo viên, giảng viên để tăng quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Đây chính là hướng đi gốc rễ, lâu dài và đúng đắn nhất cho nền giáo dục, đào tạo nước ta.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM
I. Đánh giá Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Việt nam
Quan điểm về vai trò của giáo dục, đào tạo nước ta là rất đúng đắn, nó đựơc khẳng định ngay từ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của đảng ta: “Giáo dục, đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu”. Quan điểm này luôn được khẳng định và nhấn mạnh trong các văn kiện của đảng tại các kỳ đại hội VII, VIII và IX. Điều này cho thấy sự nhất quán trong việc khẳng định vai trò của giáo dục, đào tạo, coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu , là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục, đào tạo chính là đầu tư cho sự phát triển.
Chính quan điểm đúng đắn về giáo dục đào tạo này đã làm cho nền giáo dục, đào tạo nước ta không ngừng phát triển, tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong thời gian qua.
Cụ thể hoá quan điểm trên, trong thời gian qua, nước ta đã liên tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách giáo dục đào tạo theo hướng ưu tiên và tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục đào tạo phát triển. Các chính sách tập trung vào những vấn đề như chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo công bằng trong giáo dục đào tạo, đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng, cải cách hành chính quản lý
Đặc biệt, luật giáo dục được ban hành vào cuối năm 1998, đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xây dựng môi trường pháp lý và đổi mới cơ chế quản lý trong hoạt động giáo dục đào tạo ở nước ta. Theo đó, các chức năng quản lý đã được phân rõ, công cụ quản lý cũng được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở của pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được chú trọng, những điều này đã đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
Chính sự quan tâm đúng đắn của đảng, nhà nước và toàn xã hội, đã làm cho quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nước ta không ngừng tăng lên. Điều này thể hiện trong sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta trong thời gian qua.
1. Quy mô đào tạo:
1.1. Công nhân kỹ thuật:
Sau nhiều năm suy giảm, quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật những năm gần đây đã được mở rộng và phát triển trở lại. Hiện nay, cả nước đã có 226 trường dậy nghề, trong đó 199 trường công lập và 27 trường ngoài công lập, tăng 1.75 lần so với năm 1998.
Các hệ đào tạo ngắn hạn cũng phát triển mạnh với nhiều loại hình, tính đến nay, cả nước đã có 320 trung tâm dậy nghề, 150 trung tâm dịch vụ việc làm và trên 300 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp.
Biểu 1: Số lượng trường đào tạo công nhân kỹ thuật.
Năm
1997
2000
2003
Số trường
129
159
218
Về chương trình giảng dậy, đã biên soạn và ban hành 50 chương trình dậy nghề ngắn hạn, lưu động và đang triển khai biên soạn 76 chương trình dậy nghề dài hạn.
Cùng với sự tăng lên của số lượng các cơ sở đào tạo, số lương học viên cũng tăng lên rất nhanh trong thời gian qua. Năm học 2003 – 2004 đã có hơn 164000 học viên dài hạn và 949100 học viên ngắn hạn trong khi năm học 1997 – 1998 chỉ có 60000 học viên dài hạn.
Biểu 2: Số lượng học viên đang học trong các trường đào tạo nghề.
Năm học
1997-1998
1999-2000
2000-2001
2002-2003
2003-2004
Học viên
60000
100000
126000
146000
164000
Qua biểu này ta có thể thấy số lượng học viên học nghề đã tăng rất nhanh và đều đặn trong giai đoạn vừa qua, năm học 2003-2004, số lượng học viên đã tăng gần gấp 3 lần so với năm học 1997-1998. Có được kết quả này, là do sự quan tâm đúng mực đối với công tác đào tạo nghề trong những năm qua, nhà nước và nhân dân đã tham gia đầu tư mở rộng quy mô đào tạo. Và cũng là do yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi một số lượng lớn công nhân kỹ thuật cho quá trình chuyển dịch lên nền kinh tế công nghiệp của mình.
Tuy nhiên, quy mô đào tạo nghề hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế. Tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật là rất phổ biến, đặc biệt là công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao.
1.2.Cán bộ chuyên môn:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sỏ hạ tầng quốc gia, số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng đã tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, cả nước có 87 trường đại học, 127 trường cao đẳng, 245 trường trung cấp chuyên nghiệp. Số cơ sở sau đại học là 147, trong đó 95 cơ sở được đào tạo tiến sĩ. Các quan hệ hợp tác đào tạo với các nước , các tổ chức quốc tế cũng không ngừng tăng lên
Ngoài ra, các hình thức đào tạo cũng phát triển mạnh mẽ và đa dạng, hình thức đào tạo không chính quy đã có tại hầu hết các địa phương trên cả nước, thu hút được nhiều học viên tham gia học tập. Năm học 2003 – 2004, chúng ta đã có 57 trung tâm giáo dục từ xa cấp tỉnh, 494 trung tâm giáo dục từ xa cấp quận huyện và rất nhiều các trung tâm tin học ngoại ngữ đã được mở ra phục vụ nhu cầu học tập của xã hội. đặc biệt là đã có 11 trường đại học thực hiện hình thức giáo dục từ xa và đã thu hút được rất nhiều học viên tham gia.
Về cơ sở trang thiết bị trang thiết bị cũng đã được cải thiện, các trường đã cố gắng nâng cấp thư viện, phòng thí nghiệm, các cơ sở thực hành, mua sắm các trang thiết bị hiện đại và nối mạng internet Tuy vậy, xét mặt bằng chung, cơ sở trang thiết bị của ta vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của việc nghiên cứu, học tập và giảng dậy.
Đội ngũ giảng viên đã tăng, song vẫn còn thiếu ở hầu hết các trường. Đặc biệt là trong hệ cao đẳng và đại học, có khoảng 40000 giảng viên, trong khi đó số lượng sinh viên là trên 1 triệu, tỷ lệ sinh viên trên một giảng viên bình quân là 25,8. Với vai trò quan trọng hiện nay, đào tạo cũng đã thu hút được nhiều học sinh tham gia thi tuyển vào nghề, tỷ lệ tuyển mới hàng năm là lớn nhất, khoảng 24,7%, tiếp sau đó là khối kinh tế với 20% và khối khoa học cơ bản 18,9%. Với tỷ lệ cao này, chúng ta hy vọng tương lai gần sẽ đáp ứng được đủ lượng giáo viên cho nền giáo dục nước nhà.
Cùng với sự tăng lên của của các chủ thể đào tạo, số học viên cũng đã không ngừng tăng lên. Trong năm năm qua số sinh viên đại học, cao đẳng tăng bình quân 6,4%, học viên cao học tăng 51,9%, nghiên cứu sinh tăng 61,1%. Riêng trong năm học 2003 – 2004, chúng ta đã có 292120 học viên trung cấp chuyên nghiệp, 1045382 học viên cao đẳng, đại...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status