Về vai trò của nguồn lực con người trong xây dựng bảo vệ và giữ vững chủ nghĩa xã hội ai trò của nguồn lực con người trong xây dựng bảo vệ và giữ vững chủ nghĩa xã hội - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Về vai trò của nguồn lực con người trong xây dựng bảo vệ và giữ vững chủ nghĩa xã hội ai trò của nguồn lực con người trong xây dựng bảo vệ và giữ vững chủ nghĩa xã hội



 
 
I. Vấn đề con người và con người xã hội chủ nghĩa
 - Một số quan niệm về con người
- Quan niệm về con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin
- Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
II. Vấn đề về nguồn lực con người
- Quan niệm về nguồn lực con người
- Về số lượng và chất lượng của nguồn lực con người
III. Về vai trò của nguồn lực con người trong xây dựng bảo vệ và giữ vững chủ nghĩa xã hội
- Vai trò của con người trong lĩnh vực kinh tế
- Trong lĩnh vực chính trị
- Trong lĩnh vực văn hoá
IV. Những phương hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người
1. Phương hướng
2. Một số biện pháp
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


I. Vấn đề con người và con người XHCN
*, Trong từ điển tiếng việt, con người là người nói chung trong mối quan hệ với xã hội hay với thiên nhiên. hay theo nghĩa "cá nhân" là một người nói riêng về những đặc điểm trong tư chất hay nói về một mặt đáng chê trách.
Thời cổ đại vấn đề con người đã được các nhà triết học đưa thành một trong những nội dung nghiên cứu bên cạnh vấn đề thế giới nói chung Xôcrát (thế kỷ V trước công nguyên) định nghĩa "triết học là sự tụ nhận thức của con người về chính bản thân mình". Hêghen (thế kỷ 19). Con người được quan tâm nghiên cứu chủ yếu ở phương diện tinh thần. Đến Phoiơ bắc con người lại được đề cao về phương diện sinh học, con người thuần tuý chỉ là sản phẩm cao nhất của tự nhiên (bỏ qua những yếu tố xã hội trong việc hình thành bản chất con người).
đ Trong luận cương thứ 6, Mác viết "bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội". Điều này phê phán quan điểm của Phoiơ bắc.
Nhưng bản chất con người không phải chỉ thuần nhất được xây dựng từ yếu tố xã hội mà là sự thống nhất giữa 2 yếu tố đối lập: con người với tư cách là sản phẩm của giới tự nhiên, mặt khác, con người là thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lập với tự nhiên. Sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội trong con người tạo thành bản chất người.
đ Con người là thể thống nhất giữa cái sinh học và cái xã hội "con người không đơn giản là một cơ thể, một loài sinh vật mà trước hết là chủ thể của những quan hệ xã hội".
Theo Mác - tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sự nhân loại là sự tồn tại những cá nhân con người sống (mặt sinh học của con người được qui định bởi cơ chế di truyền, còn mặt xã hội thì được qui định bởi quá trình con người gia nhập vào bối cảnh văn hoá, lịch sử của quần thể xã hội).
- Quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan niệm về con người trong xã hội)
+ Ph. Ănghen cho rằng, lao động là nguyên nhân sâu xa cho quá trình chuyển biến từ vượn thành người và cũng là điều kiện cho người người tồn tại và phát triển.
Con người không thể tồn tại được một ki tách khỏi xã hội. Chỉ trong xã hội con người mới có thể trao đổi lao động, thông qua đó thoả mãn nhu cầu trong cuộc sống như: ăn, ở, đi lại trong xã hội thông qua quan hệ với người khác mà mỗi người nhận thức về mình một cách đầy đủ hơn, trên cơ sở đó rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, từng bước hoàn thiện nhân cách. Xã hội càng phát triển, con người càng hoà vào trong cộng đồng xã hội. Mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng bền chặt hơn, con người được mở rộng mối quan hệ với xã hội. Khi quan hệ con người được mở rộng mối quan hệ với xã hội. Khi quan hệ con người mở rộng thì con người lại nhận thức về mình rõ hơn và có sự hiểu biết về xã hội cũng nhiều hơn. Vai trò của con người trong xã hội càng tăng.
Như vậy quan hệ giữa cá nhân con người với xã hội là quan hệ thường xuyên và có sự thống nhất biện chứng với nhau.
+ Trong những xã hội có giai cấp thống trị trước kia. Vấn đề con người không được coi trọng, vai trò của mỗi cá nhân trong tập thể và trong xã hội là rất ít. Con người không tìm được tiếng nói chung để cùng phát triển.
+ Trong xã hội tư bản: tính cá nhân lại quá nổi trội, điều đó cũng khiến cho họ khó tìm được tiếng nói chung làm mất đoàn kết và trật tự trong xã hội (VD: chế độ đa nguyên đa dảng ở Mỹ, Anh).
+ Trong XHCN, với hệ tư tưởng Mác-Lênin đã đưa cá nhân về đúng vị trí của mình trong tự nhiên và trong xã hội: "là sự tổng hoà những quan hệ xã hội", ở xã hội, xã hội chủ nghĩa mỗi cá nhân là một phần quan trọng của tập thể xã hội và trong đó hành động của mỗi cá nhân này có sự ảnh hưởng của cá nhân khác.
Xã hội ngày càng phát triển con người càng được chăm sóc đầy đủ, có sức khoẻ, có khả năng trí tuệ, có trình độ học vấn, sẽ có điều kiện cống hiến cho xã hội ngày càng nhiều. Do vậy, dưới CNXH, muốn xây dựng thành công CNXH cần xây dựng những con người XHCN.
("cá nhân là một người nói riêng, coi là một đơn vị biệt lập, tách khỏi mọi nhóm, khỏi một tập thể).
- Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa.
Con người XHCN bao gồm cả những con người từ xã hội cũ để lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người sống dưới chế độ XHCN mang những nét đặc trưng của CNXH, song vẫn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng, tác phong, thói quen của xã hội cũ. Cho nên, quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu.
Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu những giá trị truyền thống của dân tộc, căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, những đặc trưng con người XHCN mà chúng ta phấn đấu xây dựng là:
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người có ý thức, trình độ và năng lực làm chủ. Đồng thời xã hội tạo ra những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội để con người thực hiện được quyền làm chủ đó.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về công việc mà mình đang đảm nhận lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản thân.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hoá, có tiníh nghĩa với anh em, bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình trong từng mối quan hệ xã hội và giải quyết đúng đắn được những mối quan hệ đó; thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khoẻ, đảm bảo phát triển toàn diện cá nhân.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình thương yêu giai cấp, thowng yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ những thành quả cách mạng; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù.
II. Nguồn lực con người
* Có thể hiểu nguồn lực theo nghĩa chung nhất là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân tố đó có vai trò riêng nhưng có mối quan hệ với nhau tạo nên sự phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đó, có nhiều ý kiến, về khái niệm nguồn lực con người nguồn lực con người là những yếu tố trong con người có thể huy động, sử dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.
Nói tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo, tự nhiên, làm biến đổi xã hội. Nói tới nguồn lực con người là nói tới số lượng và chất lượng nguồn lực:
+ Số lượng nguồn nhân lực được xác định trên qui mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sự tiếp nối các thế hệ, giới tính và sự phân bố dân cư giữa các vùng, miền của đất nước, giữa các ngành kinh tế, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Chất lượng nguồn nhân lực: là một khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về thể lực, trí l ực, năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức
* Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ. Có ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
III. Vai trò của nguồn lực trong xây dựng xã hội chủ nghĩa
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề con người: trong di chúc của mình người nói "Đầu tiên là công việc đối với con người".
* Tính cấp thiết của việc phát huy, tăng cường nguồn lực con người trong công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta luôn đứng trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
Trải qua nhiều thập kỷ, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch dùng lực lượng vũ trang nhằm thôn tính các nước XHCN. Song thực tế đã chứng tỏ càng chạy đua vũ trang thì chủ nghĩa đế quốc càng thất bại, do đó chúng chuyển sang thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" nhằm xoá bỏ CNXH. Chúng đã thành công trong việc thực hiện âm mưu cực kỳ nguy hiểm đó ở các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, Mỹ đã tuyên bố trước thế giới chiến lược toàn cầu của họ, thực hiện âm mưu phá vỡ chế độ XHCN của ta. 3 kế hoạch quan trọng trong âm mưu đó là:
* Thứ nhất: đầu tư chiếm lĩnh thị trường
- Vực dậy và phát triển kinh tế tư nhân -> tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư bản tư nhân dần dần có thể chi phối đời sống chính trị Việt Nam.
- Dùng người việt trị người việt: sử dụng những sỹ quan, binh lính của chính quyền nguỵ Sài Gòn lôi kéo nhân dân gây mất ổn định xã hội.
- Chi phối đầu tư: -> khống chế về kinh tế để thay đổi thể chế chính trị:
* Thứ hai: Ngoại giao hữu nghị nhằm xoá đi hình ảnh Mỹ đã từng xâm chiếm Việt Nam, để Việt Nam thấy chỉ mình mới có thể giúp Việt Nam xây dựng một xã hội văn minh
* Thứ ba: Xâm nhập nội bộ ta.
- Tác động mạnh mẽ nhằm phá vỡ sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, tuyên truyền xuyên tạc, đi đến phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng nhằm "chuyển hoá" tư tưởn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status