Quản lý vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường - pdf 28

Download miễn phí Quản lý vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường



QUẢN LÝ VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA DOANH NGHIỆP TRONG
CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ KỸ THUẬT CỦA DOANH NGHIỆP CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1. Vật tư kỹ thuật và quản lý vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp
a) Nhóm vật tư dùng làm đối tượng lao động gồm:
2. Yêu cầu công tác quản lý VTKT của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
a. Yêu cầu quản lý vật tư kỹ thuật phải bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đồng bột vật tư cho sản xuất.
b) Quản lý vật tư kỹ thuật phải bảo đảm tính linh hoạt và hiệu quả
c) Quản lý VTKT phải chú ý đến lợi ích kinh tế
2. Vị trí và nội dung quản lý VTKT ở doanh nghiệp
Sơ đồ 2: Nội dung quản lý VTKT ở doanh nghiệp
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ VTKT Ở DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1. Nghiên cứu nhu cầu và lập kế hoạch bảo đảm vật tư
1.1. Xác định nhu cầu vật tư
a) Nhu cầu vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp
Ndh = N + Ndt - M
b) Nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm dở dang:
c) Nhu cầu cho xây dựng cơ bản:
d) Nhu cầu vật tư cho dự trữ:
D: Dự trữ
d) Nhu cầu vật tư cho nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật:
1.2. Lập kế hoạch bảo đảm vật tư
2. Xác định nguồn và hình thức tạo nguồn:
3. Lập đơn hàng mua sắm vật tư:
D = N - (O + M)
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h tế chứ không phải bảo đảm vật tư cho sản xuất với "Bất cứ giá nào" một cách phi kinh tế.
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay buộc tất cả các cơ sở sản xuất phải thực hiện hạch toán kinh doanh một cách triệt để. Hạch toán kinh doanh sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ hạch toán thực chất sẽ buộc các doanh nghiệp sản xuất phải tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất để xác định rõ lỗ lãi, trên cơ sở tự bù đắp chi phí bảo đảm các khoản thu, phần còn lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ công nhân viên. Do đó công tác bảo đảm vật tư cần được chú trọng đúng mức. Phải tính toán chính xác nhu cầu vật tư để mua đúng và mua đủ các loại vật tư cần thiết, phải dự trữ vật tư hợp lý để tránh gây ứ đọng vốn, phải bảo đảm vật tư đầy đủ kịp thời để tránh gián đoạn sản xuất, phải lựa chọn cách giao nhận, vận chuyển hợp lý để giảm hao hụt mất mát.
c) Quản lý VTKT phải chú ý đến lợi ích kinh tế
Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần kinh tế dưới sự tác động, chi phí tổng hợp thống nhất có tính động lực của các quy luật lợi ích, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường mà nó phát triển tự nhiên gắn với quy luật chi phối điều tiết của kinh tế thị trường. Một loạt những nội dung của quản lý như kế hoạch hóa, tổ chức quá trình bảo đảm vật tư cho sản xuất phải được thực hiện đầy đủ từ các đơn vị kinh tế cơ sở. Phải chú ý đến lợi ích kinh tế của các đơn vị, của thành viên tham gia sử dụng VTKT nếu không vật tư sẽ bị sử dụng lãng phí.
2. Vị trí và nội dung quản lý VTKT ở doanh nghiệp
Đầu vào
Thiết bị máy móc
Thông tin
Vốn
Nguyên vật liệu
Công
nghệ
Lao động
Thiết kế SP
Quản lý VTKT trong doanh nghiệp
Tác nghiệp sản
xuất
Chế tạo
Nhập kho
Lắp ráp
Vận chuyển
Đầu ra
Sản phẩm
Dịch vụ
Sơ đồ 1: Vị trí của quản lý vật tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Nội dung công tác quản lý vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp gồm:
- Nghiên cứu nhu cầu và lập kế hoạch vật tư
- Xác định nguồn hàng và hình thức tạo nguồn
- Lập đơn hàng mua sắm vật tư
- Ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng
- Tiếp nhận, vận chuyển
- Bảo quản và dự trữ
- Cấp phát vật tư
- Thanh quyết toán
- Đánh giá và điều chỉnh hoạt động
Nội dung công việc quản lý VTKT được mô hình hóa theo sơ đồ
Nghiên cứu N
Lập kế hoạch
Hình thức và cách BĐVT
Lập kế hoạch mua sắm VTKT
Đánh giá kết quả và điều chỉnh
- Quản lý dự trữ
- Cấp phát
- Thanh quyết toán
Quản lý VTKT nội bộ doanh nghiệp
- Lựa chọn nguồn cứ
- Đơn đặt hàng
- Tiếp nhận vận chuyển
Sơ đồ 2: Nội dung quản lý VTKT ở doanh nghiệp
II. NỘI DUNG QUẢN LÝ VTKT Ở DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
Nội dung các công việc quản lý VTKT ở doanh nghiệp còn gọi là quá trình bảo đảm VTKT cho sản xuất.
Nội dung quá trình bảo đảm vật tư cho sản xuất ở các doanh nghiệp nói chung bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn khác nhau. Nhưng tất cả đều xoay quanh vấn đề làm sao tổ chức bảo đảm một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và chính xác vật tư cho sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Các công đoạn trong nội dung của quá trình bảo đảm vật tư cho sản xuất có mối liên hệ mật thiết với nhau, khâu trước là cơ sở cho thực hiện tốt khâu sau mới hoàn thiện được. Tất cả các khâu đó nối liền với nhau tạo thành nội dung cơ bản của quá trình bảo đảm vật tư cho sản xuất.
1. Nghiên cứu nhu cầu và lập kế hoạch bảo đảm vật tư
1.1. Xác định nhu cầu vật tư
Xác định nhu cầu vật tư cho sản xuất là một yêu cầu đặt ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định đúng hay sai không có tính chất tuyệt đối để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Song nếu xác định sai nhu cầu vật tư, tổ chức thực hiện không đúng hướng về nhu cầu vật tư sẽ gây đến lãng phí và tổn thất tài chính, dẫn đến làm ăn thua lỗ. Khi xác định vật tư cần dựa trên các điều kiện sau:
- Kế hoạch sản xuất của nhà máy
- những định mức kỹ thuật tiên tiến
- Chất lượng , nguyên liệu, chủng loại quy chuẩn và mặt hàng Công ty bảo đảm.
- Số người đảm nhận và tài chính Công ty
- Phương tiện chuyên chở và cước phí lưu thông
- Điều kiện kho tàng, bảo quản
- Thị trường mua và bán các loại vật tư
Khi tính toán phải kết hợp giữa định mức kinh tế và kỹ thuật mới bảo đảm vật tư và có thể hoạt động được.
Xác định chính xác nhu cầu vật tư có ý nghĩa quan trọng bởi vì:
- Nhờ xác định chính xác nhu cầu vật tư chính xác sẽ tránh được tình trạng thừa thiếu vật tư, tránh mua phải những vật tư không phục vụ cho sản xuất, góp phần làm giảm nguồn vốn lưu động và khắc phục ứ đọng vốn.
- Xác định chính xác nhu cầu vật tư sẽ tạo điều kiện thực hiện tốt công tác quyết toán sử dụng vật tư kịp thời, phát hiện những sai sót lãng phí trong quá trình bảo đảm vật tư cho sản xuất.
a) Nhu cầu vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp
Tùy từng đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị mà mỗi doanh nghiệp có những nhu cầu khác nhau với đặc điểm từng loại nhu cầu khác nhau. Nhu cầu vật tư chủ yếu bao gồm:
- Nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm
- Nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm dở dang
- Nhu cầu vật tư cho máy móc thiết bị
- Nhu cầu vật tư cho dự trữ
- Nhu cầu vật tư cho nghiên cứu khoa học (sản xuất thử sản phẩm mới)
Những nhu cầu trên do bộ phận lập kế hoạch kinh doanh lập theo kế hoạch năm, quý, tháng. Tất cả các kế hoạch được lập dưới dạng cân đối giữa nhu cầu và nguồn để thỏa mãn nhu cầu.
Nhu cầu của doanh nghiệp được lập theo công thức:
N = Nsxsp + Nspdd + Ndt + Nxdcb + Nnckh
Trong đó:
N : Toàn bộ nhu cầu vật tư
Nsxsp : Nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm dở dang
Ndt : Nhu cầu vật tư để dự trữ bảo đảm quá trình sản xuất được diễn ra liên tục
+ Nxdcb: Nhu cầu vật tư sử dụng cho xây dựng cơ bản
+ Nnckh: Nhu cầu vật tư sử dụng cho nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, có hiệu quả kinh tế cao.
Nhưng khi thực hiện ta thường sử dụng theo công thức sau:
Ndh = N + Ndt - M
Trong đó:
Ndh : Nhu cầu đơn hàng
N : Toàn bộ nhu cầu vật tư
Ndt : Nhu cầu dự trữ
M : Động viên tiềm lực nội bộ (tự gia công chế biến)
Trong các nhu cầu trên thì nhu cầu vật tư dùng cho sản xuất là nhu cầu quan trọng nhất. Nó là loại nhu cầu không thể thiếu được trong kế hoạch của tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Nhu cầu vật tư cho sản xuất chính là lượng vật tư cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nhu cầu vật tư cho sản xuất được tính theo các cách khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng loại hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mà người ta sử dụng phương pháp nào thuận lợi nhất. Song chủ yếu người ta sử dụng các phương pháp.
+ Phương pháp tính nhu cầu theo sản phẩm:
- Cho một loại sản phẩm:
N = Q x M
Trong đó:
Q : Số lượng sản xuất ra trong kỳ
M : Định mức tiêu dùng vật tư để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Cho nhiều loại sản phẩm:
Trong đó:
Qi : Số lượng sản phẩm khác nhau
Mi : Định mức tiêu dùng khác nhau
i : Loại sản phẩm thứ i = 1, 2, 3
n : Số lượng sản phẩm
+ Phương pháp tính nhu cầu theo chi tiết sản phẩm:
- Cho một loại sản phẩm:
N = Qctsp x Mctsp
Trong đó:
Qctsp : Số lượng chi tiết sản phẩm
Mctsp : Định mức chi tiết sản phẩm khác nhau
- Cho nhiều loại sản phẩm khác nhau
N = Qeti x Meti
Trong đó:
Qeti : Số lượng chi tiết sản phẩm
Meti : Định mức chi tiết sản phẩm khác nhau
n: Số lượng sản phẩm
+ Phương pháp tính nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm theo phương pháp gián tiếp.
Có nhiều phương pháp tính khác nhau, sau đây là hai cách tính điển hình thường dùng:
- Phương pháp tính theo chỉ số biến động:
Nbđ = Nkhnt x K
Trong đó:
Nbđ : Nhu cầu biến động
Nkhnt : Nhu cầu kế hoạch năm trước
K : Chỉ số biến động
- Phương pháp tính theo phương pháp tính sản phẩm đại diện:
N = Q x Mđd
Trong đó:
Mđd : Mức đại diện
Q : Số lượng
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mang tính đặc thù nên vật tư tiêu dùng phong phú về chủng loại, đòi hỏi tính đồng bộ cao. Việc xác định chính xác nhu cầu vật tư cho từng chủng loại là cần thiết và phức tạp.
b) Nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm dở dang:
Nhu cầu này đặt ra cho những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất cao và khối lượng sản phẩm khá lớn. Nhất là đối với ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm dở dang là sản phẩm còn đang nằm trong dây chuyền sản xuất.
Để tính nhu cầu vật tư cho sản xuất sản phẩm dở dang, chúng ta có thể tính theo công thức sau:
Nspdd = (Q1 = Q0) x Mspdd
Trong đó:
Q0 : Khối lượng sản phẩm đầu kỳ
Q1 : Khối lượng sản phẩm cuối kỳ
Mspdd :Định mức sản phẩm dở dang
- Với nhiều loại vật tư: Nspdd = S (Q1i - Q0i) x Mspdd
c) Nhu cầu cho xây dựng cơ bản:
Có thể xác định dựa vào khối lượng xây dựng và mức tiêu dùng vật tư cho một đơn vị khối lượng xây dựng. Để bảo đảm tính chính xác đòi hỏi phải có thiết kế kỹ thuật và khối lượng công việc phải cụ thể chính xác.
d) Nhu cầu vật tư cho dự trữ:
Dự trữ vật tư là sự ngưng đọng tất yếu của sản phẩm xã hội trong quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhằm bảo đảm cho quá trình s...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status