Tiết kiệm và đầu tư luận thuyết, vấn đề hóc búa và chính sách - pdf 28

Download miễn phí Tiết kiệm và đầu tư luận thuyết, vấn đề hóc búa và chính sách



Việc mua bán chấm dứt với lãi suất và vị thế mua bán (trading positions) của mỗi định chế tài chính được hình thành. Người ta lập ra hai bản danh sách. Bản danh sách thứ nhất cung cấp tư liệu về vị thế mua bán cuối cùng trong ngày; bản danh sách này được sử dụng để báo nợ và báo có một cách phù hợp tài khoản các định chế tài chính với ngân hàng trung ương. Bản danh sách thứ hai cung cấp tư liệu về tổng số tiền trả nợ vào ngày hôm sau. Bản danh sách này đưa ra mức cân bằng để mở cửa cho mỗi định chế tại mức cân bằng ngày hôm sau.
Thị trường liên ngân hàng loại này không chỉ giúp cho các định chế tài chính nắm giữ mức độ dự trữ nào mà họ muốn ở mức lãi suất cân bằng mà cũng đưa ra một chỉ báo quan trọng cho các mục đích chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nhìn chung, lãi suất được thành lập trong một thị trường liên ngân hàng qua đêm (overnight interbank market) sẽ nằm giữa mức tái chiết khấu của ngân hàng trung ương (vì ngân hàng có thể trả nợ cho ngân hàng trung ương hơn là cho ngân hàng trung ương hơn là cho ngân hàng trung ương vay ở lãi suất thấp hơn lãi suất này trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng) và mức phải đóng phạt (penalty rate) vì thiếu không giữ đủ mức dự trữ bắt buộc (vì đóng tiền phạt sẽ là phải trả lãi suất cao hơn trên thị trường liên ngân hàng để tránh mức thiếu hụt đó.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ểm thực tiễn, định nghĩa chính thức về quyền sở hữu tài sản cần được bổ sung bởi một hệ thống tư pháp bảo đảm thực thi một cách hiệu quả (Shleifer 1994). Việc thiếu các cơ chế không thiên vị để giải quyết những tranh chấp hợp đồng (contractual disputes) làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh bằng cách làm tăng xác suất mà các hợp đồng không được tôn trọng và xác suất mà các khoản chi tiêu như tiền hối lộ sẽ trở nên cần thiết để cưỡng chế thi hành các hợp đồng đó.
Tham nhũng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các dự án đầu tư bởi vì việc thực hiện dự án có thể bao gồm nhiều thủ tục hành chính, đặc biệt ở những nền kinh tế có rất nhiều quy định quản lý. Chi phí hoạt động kinh doanh có thể tăng đáng kể nếu nhà đầu tư buộc phải đút lót hối lộ để có thể đi nhanh qua hệ thống đó. Như vậy, tham nhũng thực sự trở thành một khoản thuế đanh vào đầu tư. Công trình nghiên cứu đối chiếu các quốc gia gần đây của Knack và Keefer (1994) và Mauro (1995) cho thấy rằng mức tham nhũng cao và sự cưỡng chế thi hành hợp đồng yếu kém gắn liền với thành quả đầu dưới mức trung bình.
Do đó, việc loại bỏ các quy định quản lý không cần thiết và cải cách hành chính để giảm tham nhũng có thể thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng. Nếu để loại trừ tham nhũng, cần tăng thuế để tăng lương cho công chức, dường như việc đánh thuế chính thức chỉ có thay thế các loại thuế tham nhũng không chính thức mà không hề ảnh hưởng đến việc hình thành vốn và tăng trưởng. Tuy nhiên, những vấn đề đạo lý kèm theo hai chế độ này vẫn khác nhau về nhiều khía cạnh quan trọng; trong đó quan trọng nhất là: khác với các hợp đồng chính thức "các hợp đồng" tham nhũng khét tiếng là khó được thi hành và do đó không giải đáp được câu hỏi trọng tâm về các quyền sở hữu tài sản.
Sự phân phối thu nhập ảnh hưởng đến việc tích lũy vốn bằng cách ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách công cộng và mức độ ổn định xã hội chính trị. Một sự phân phối thu nhập không đồng đều có thể kích thích các đòi hỏi của công nhân và tạo ra tranh chấp về lao động làm tăng mức độ xung đột chính trị. Nó cũng có thể buộc các chính phủ phải đưa ra những chính sách theo ý dân để tái phân phối nhanh chóng thu nhập mà điều đó có thể làm mất ổn định về phía ngân sách và kinh tế, như đã xảy ra nhiều lần ở Châu Mỹ La Tinh trong vài thập niên vừa qua (Dornbusch và Edwards 1991) Nếu các chính sách tái phân phối được tài trợ thông qua những loại thuế cao hơn đánh vào vốn, chúng sẽ càng cản trở đầu tư và tăng trưởng.
Bởi vì mối quan hệ giữa đầu tư và phân phối thu nhập được thể hiện thông qua các thể chế chính trị, mối quan hệ này ở những thể chế dân chủ có thể mạnh hơn ở những thể chế phi dân chủ. Nghiên cứu đối chiếu các nước công nghiệp, Persson và Tabellini (1992) phát hiện một mối tương quan đồng biến và tương đối có ý nghĩa thống kê giữa tính công bằng về phân phối thu nhập và tỉ số giữa đầu tư và GDP, mặc dù dữ liệu về phân phối thu nhập được dùng (thường rút ra từ những cuộc khảo sát hộ gia đình) gặp phải những thiên lệch nghiêm trọng (xem phụ lục).
Alesina và Rodrik (1992) thu được những kết quả tương tự. Trong các hồi quy đối chiếu các quốc gia sử dụng tỉ số giữa tổng đầu tư vật chất với GDP làm biến số phụ thuộc và kiểm soát theo loại chế độ chính trị (dân chủ hay phi dân chủ), họ phát hiện một mối tương quan đồng biến giữa mức độ bình đẳng về thu nhập và tỉ số đầu tư. Họ thu được một kết quả tương tự khi sử dụng các tỉ lệ tăng trưởng GDP trung bình làm biến số phụ thuộc, như vậy cho thấy rằng đầu tư là một kênh quan trọng mà qua đó sự phân phối thu nhập có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng GDP.
Kết luận và các ý nghĩa về chính sách
Mặc dù những vòng xoắn tăng dần gồm tiết kiệm cao, đầu tư cao, và tăng trưởng nhanh đã diễn ra ở một số nước (đặc biệt là ở Đông á), những mối liên hệ giữa những biến số này rất phức tạp, và quan hệ nhân quả có thể có nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm gần đây ủng hộ bốn kết luận chính. Thứ nhất, tiết kiệm và tăng trưởng củng cố lẫn nhau quan hệ nhân quả tác động cả hai hướng. Thứ hai, tiết kiệm và đầu tư có mối tương quan cao do nguồn vốn có khả năng lưu chuyển thấp, các chính sách nội địa nhằm hạn chế tình trạng mất cân bằng lớn về cán cân tài khoản vãn lai, hay do những yếu tố thông thường thúc đẩy cả hai biến số theo cùng một hướng. Thứ ba, đầu tư vật chất là một điều kiện cần, chứ không phải điều kiện đủ, cho tăng trưởng, và thứ tư, đầu tư vào vốn nhân lực, đổi mới công nghệ, và các chính sách phù hợp cũng cần thiết cho tăng trưởng cao và bền vững.
Khuyến khích tiết kiệm.
Việc đảm bảo có đủ mức tiết kiệm vẫn là một mối quan tâm chính về chính sách, không chỉ để bảo đảm có đủ nguồn tài trợ cho việc tích lũy vốn, mà còn để tránh tình trạng dư trội đầu tư so với tiết kiệm, điều mà có thể gây ra những áp lực lạm phát hay tình trạng mất cân bằng cán cân thanh toán. Hơn nữa, ở các nước đang phát triển, nơi mà những khiếm khuyết lớn về thị trường vốn và những hạn chế về tính thanh khoản đối với các công ty và hộ gia đình là điều phổ biến, việc gia tăng tiết kiệm tư nhân có thể là điều thiết yếu để mở rộng đầu tư.
Năm bài học về tính hiệu quả của các chính sách có thể được rút ra từ cuộc thảo luận của chúng ta về những yếu tố quyết định tiết kiệm và vai trò của chúng ở các nước đang phát triển. Thứ nhất, tăng tiết kiệm công cộng một cách trực tiếp vì hiệu quả để tăng tiết kiệm quốc dân, bởi vì bằng chứng thực tế cho thấy rằng tiết kiệm công cộng không chèn ép bất lợi tiết kiệm tư nhân theo tỉ lệ 1 : 1. Quả thật, các dữ liệu có được cho thấy rằng khu vực tư nhân bù đắp cho mỗi đồng dollar của tiết kiệm công cộng bằng cách chỉ tiêu thâm tiền tiết kiệm từ 0.25 đến 0.50 dollar.
Thứ hai, các dòng nhập tiết kiệm nước ngoài cần được cho phép và khuyến khích để hỗ trợ cho đầu tư nội địa mặc dù chúng góp phần tài trợ cho tiêu dùng miễn là đất nước có một hệ thống chính sách kinh tế nội địa bền vững, có hệ thống ngân hàng được quản lý và giám sát một cách hiệu quả và chính phủ nước đó cần tránh việc bảo lãnh cho các dòng tín dụng nước ngoài. Tuy nhiên, viện trợ nước ngoài kém hiệu quả hơn các dòng nhập vốn không ưu đãi trong việc thúc đẩy đầu tư nội địa. Các tài liệu nghiên cứu lâu đời cho rằng viện trợ nước ngoài tài trợ cho tiêu dùng và đầu tư với những tỉ lệ gần bằng nhau. Tuy nhiên, các bằng chứng gần đây hơn và có hệ thống hơn ước lượng rằng phần lớn các khoản viện trợ được chi vào tiêu dùng và rất ít khoản viện trợ được dùng vào mục đích đầu tư, ngoại trừ những nước nhận viện trợ hơn 15% GDP. Đối với những nước này, các ảnh hưởng đối với tiêu dùng và đầu tư là xấp xỉ bằng nhau, một kết quả cho thấy rằng một nền kinh tế càng lớn so với lượng viện trợ nhận được thì các nguồn viện trợ nước ngoài dễ hoán đổi.
Thứ ba, không nên nghĩ rằng tiết kiệm tư nhân sẽ tăng đáp ứng theo sự tự do hóa về lãi suất. Các bằng chứng cho thấy rằng các lãi suất được thị trường quyết định có thể cải thiện hoạt động trung gian tài chính, chất lượng của đầu tư và chất lượng của các lựa chọn về danh mục đầu tư (như vậy tránh được tình trạng vốn chạy ra nước ngoài, hay đảo ngược dòng chảy của vốn chạy ra nước ngoài và có thể làm tăng các dòng tiết kiệm đo lường được). Tuy nhiên, lãi suất sẽ kém hiệu quả trong việc tăng các dòng tổng tiết kiệm.
Thứ tư, sự tăng cường tài chính sâu rộng được phản ánh bằng những lượng tiết kiệm tài chính lớn hơn có những ảnh hưởng mơ hồ đối với tiết kiệm tư nhân. Việc nới lỏng các hạn chế đối với việc vay tiền để tiêu dùng sẽ làm giảm tiết kiệm tư nhân, đôi khi góp phần vào những đợt bùng nổ tiêu dùng không bền vững , chẳng hạn tình trạng đã xảy ra ở Châu Mỹ La Tinh vào đầu thập niên 1980 và ở Mexico vào đầu thập niên 1990. Thứ năm, các bằng chứng về những ảnh hưởng của hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc không được tài trợ đối với các tỉ lệ tiết kiệm tư nhân là lẫn lộn không rõ ràng, có thể bởi vì tiết kiệm để cho con cháu thừa hưởng đứng trên tiết kiệm để dành cho lúc về hưu. Tuy nhiên, vì rất nhiều hộ gia đình ( cùng kiệt và trẻ) ít có khả năng tiếp cận hay không thể tiếp cận với tín dụng, và không tiết kiệm nhiều để dành cho lúc về hưu, việc khởi xướng một hệ thống hưu bổng bắt buộc được tài trợ hoàn toàn có thể thúc đẩy tiết kiệm tư nhân một cách đáng kể.
Tăng đầu tư
Nếu tiết kiệm và đổi mới công nghệ là điều thiết yếu cho tăng trưởng bền vững liệu một chính sách năng động về đầu tư đổi mới công nghệ có cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng hay không? Về lý thuyết, nhu cầu cần có một chính sách năng động có thể được biện minh do có những ngoại tác đầu tư - chẳng hạn được hàm ý bởi bản chất "hàng hóa công cộng" của nhiều đổi mới công nghệ và hoạt động nghiên cứu và phát triển mà những hoạt động đó dẫn đến mức đầu tư không đủ cho xã hội. Để chỉnh đốn ngoại tác này, phản ứng chính sách thông thường sẽ gồm có những khoản trợ cấp, trường hợp miễn thuế, hay cả hai. Nói cách khác, việc khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng công cộng hay đầu tư vào vốn nhân lực cả hai đều có những tính chất bổ sung rất mạnh cho đầu tư tư nhân - c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status