Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần



MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Cấu trúc khoá luận. 3
CHƯƠNG 1: Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói
riêng trong đời sống văn hoá tinh thần. 5
1.1 Vai trò của báo chí. 5
1.2 Ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần. 10
 1.2.1 Tết Nguyên đán trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt. 10
 1.2.2 Ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần. 10
CHƯƠNG 2: Nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết. 15
2.1 Chủ đề chính trị. 16
2.2 Chủ đề kinh tế - xã hội. 21
 2.2.1 Chủ đề kinh tế. 22
 2.2.2 Chủ đề xã hội. 28
2.3 Chủ đề văn hoá - thể thao. 29
 2.3.1 Chủ đề văn hoá. 29
 2.3.2 Chủ đề thể thao. 48
CHƯƠNG 3: Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết. 53
3.1 Một số thể loại chủ yếu. 53
 3.1.1 Phóng sự. 53
 3.1.2 Ghi chép. 56
 3.1.3 Tuỳ bút. 59
 3.1.4 Bút ký. 61
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hoạ sĩ, hoạ sĩ thích vẽ mèo. Trong “Đầu năm con mèo cãi nhau bằng tục ngữ” (Phụ nữ Việt Nam Tết Kỷ Mão 1999), tác giả Kiến Nhót đã mượn hình thức câu chuyện vui - chuyện cãi nhau của một cặp vợ chồng để sử dụng linh hoạt các tục ngữ Việt Nam liên quan đến mèo rất khéo léo, linh hoạt. Hay trong bài “Con rắn trong văn hoá dân gian” (Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001), tác giả Bảo Hưng đã tổng kết hiện tượng con rắn được phản ánh trong các truyện dân gian như: “Rắn báo oán”, “Rắn trả ơn”, “Người lấy rắn”...Tương tự như vậy, con rồng cũng xuất hiện rất nhiều trong văn học dân gian Việt Nam như bài “Rồng trong văn học viết xa xưa” của Nguyễn Sĩ Cấn trên báo Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000. Các số báo Tết còn viết cả về những con người, sự kiện lịch sử liên quan đến năm tượng trưng của con giáp đó như: “Các danh nhân - tiến sĩ tuổi Mão”, “Những năm Mão lịch sử” (Giáo dục và Thời đại số Tết Kỷ Mão 1999), “Những nhân vật nổi tiếng tuổi Tỵ” (Bắc Ninh Tết Tân Tỵ)...
Nhìn chung, báo Tết đăng tải nhiều thông tin về các con giáp, điều này cần thiết, nhưng nhiều khi bị trùng lặp. Ví dụ cứ năm Mão là có bài viết về mèo, năm Thìn có bài về rồng, cách đặt tít cũng trùng lặp theo kiểu “Năm Mão nói chuyện mèo”. Nhiều bài viết có tính công thức khô cứng, tạo ra sự đơn điệu, tẻ nhạt, gây nhàm chán cho người đọc.
- Văn hoá ẩm thực ngày Tết.
Tết Nguyên đán gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cầu khấn trời đất, thánh thần đồng thời là dịp con người nghỉ ngơi, tận hưởng thành quả lao động của một năm. Vì vậy đồ ăn thức uống trong dịp Tết được coi trọng đặc biệt. Thức ăn ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về mặt tinh thần. Thức ăn ngày Tết kết tinh những giá trị văn hoá, và là bộ phận quan trọng, mang tính điển hình cấu thành văn hoá ẩm thực của mỗi dân tộc.
Món ăn ngày Tết rất đa dạng, phong phú, nhưng mang tính truyền thống và phổ biến nhất ở Việt Nam vẫn là bánh chưng “món ăn dân tộc không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh chưng đã đi vào truyền thuyết, có mặt ở những câu ca dao, tục ngữ như là hình ảnh, dấu hiệu của mùa xuân, của ngày Tết: “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. “Bên nồi bánh chưng” của Hoàng Huy (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) là bài viết lý thú và cảm động về một món ăn ngày Tết này. Mạch văn tác giả đan xen giữa những dòng hồi tưởng trong quá khứ và cảm xúc hiện tại, đưa chúng ta đến với không khí quây quần ấm cúng, thân mật quanh nồi bánh chưng. Tác giả đã bộc lộ cảm xúc khá tự nhiên: “quanh năm nào có xa lạ gì cái bánh chưng, nhưng sao chiếc bánh chưng nhà gói lấy, luộc lấy vào những ngày năm hết Tết đến lại có nét quyến rũ lạ thường”. Nhiều làng bánh chưng nổi tiếng trong cả nước cũng được các bài viết giới thiệu như: làng Thanh Khúc (Thanh Trì - Hà Nội) với loại bánh chưng có danh tiếng từ lâu đời nhờ bánh ngon, hình thức đẹp (“Có một làng bánh chưng ở Hà Nội” - Hà Nội mới Tết Tân Tỵ 2001); làng Đông Linh (Quỳnh Phụ - Thái Bình) với bánh chưng to kỷ lục (“Bánh chưng to nhất nước” -Nhân dân Tết Canh thìn 2000)
Bên cạnh bánh chưng, ngày Tết còn có rất nhiều món ăn khác - những món ăn đã được tinh lọc, chọn lựa phù hợp với từng vùng miền. Mỗi vùng, miền có những món ăn khác nhau mang đậm phong cách của con người vùng miền ấy. Những món ăn kết hợp hài hoà với đời sống con người, nói lên một phần tính cách con người như trong bài “Quanh mâm cỗ Tết” (Đỗ Hoài Thu - Nhân dân Tết Canh thìn 2000). Người miền Bắc, mà trung tâm là người Hà Nội kín đáo, khoan thai, cách chế biến món ăn tinh xảo, tao nhã. Mâm cỗ Tết của người Hà Nội không nhất thiết phải đầy tràn mâm, mà quan trọng phải có một sự “hoà sắc”, như “bức tranh của một hoạ sĩ tài danh”: “Đĩa xôi gấc đỏ tươi, các món nấu được rắc hành, rau thơm lên trên , xanh mướt. Đĩa nộm nhiều màu sắc hài hoà, rau mùi xanh, ớt đỏ, lạc rang vàng và su hào trắng, chỉ nhìn cũng thấy đã ngon”. Khác với miền Bắc, cái Tết ở miền Nam không lạnh, ăn Tết cũng không cầu kỳ và không nhiều món phức tạp như Hà Nội. Món ăn ngày Tết ở đây đơn giản, chỉ cần “khoái khẩu” là được. Hơn nữa người miền Nam được thiên nhiên ưu đãi hơn, cuộc sống phóng khoáng hơn. Các món ăn miền Nam cũng thể hiện điều này.
Chuyện uống trong ngày Tết cũng tốn nhiều “giấy mực” trên các tờ báo Tết. Ngày xuân, ngày Tết, bên cạnh những món ăn “sơn hào hải vị” đầy ắp trong nhà, người ta vẫn không quên hương vị thanh tao, tinh khiết của chén trà sen. Thú thưởng thức trà sen là một nét văn hoá có từ xưa mang phong cách nho nhã của các tao nhân mặc khách. Bằng ngòi bút tài hoa của mình, tác giả Đỗ Hoài Thu đã mang hương thơm của “Chén trà sen ngày Tết” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001) đến cho bạn đọc. Bài viết miêu tả từ cách pha trà ướp hoa sen công phu, tỷ mỉ trà sen “như luyện cho ta sự khoan thai và lòng kiên nhẫn trong cái se lạnh của ngày Tết đến”, đến chuyện thưởng thức “nhấp ngụm trà sen nóng hổi thật như thấy trong cả đầm sen đầu làng hiện về ngát hương, thơm mát”. Món uống không thể thiếu được trong ngày Tết là rượu, bia. Nguyễn Văn Dũng trong “Ăn uống ngày xuân” (Nhân dân Tết Canh thìn 2000) phê phán kiểu uống thô thiển tu một hơi “trăm phần trăm”. “Cái cách uống này lan truyền từ xứ lạnh tới chứ đâu phải cách nhâm nhi vừa ngâm thơ, ngắm trăng, chuyện trò...,của các cụ ta ngày xưa. Đấy, cái văn hoá ẩm thực nó phải như thế, có chừng mực, có nghệ thuật, có chất lượng”. Một làng quê nổi tiếng gắn liền với loại rượu ngon là làng Vân (Bắc Giang) cũng được giới thiệu (“Về làng xuân nâng chén rượu xuân” - Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000).
Có thể nói những bài viết trên đã phần nào dựng nên bức tranh về văn hoá ẩm thực khắp mọi miền đất nước. Trải qua bao biến đổi, món ăn ngày Tết ở Việt Nam đã định hình và tồn tại với bản sắc đậm nét không thể lẫn. Mỗi miền, mỗi khu vực đều có những tìm tòi riêng, đặc sắc riêng, đóng góp vào sự hợp thành, sự phong phú và nét đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực dân tộc.
- Thú chơi ngày Tết.
Vui chơi, giải trí là nhu cầu không thể thiếu trong dịp Tết, khi con người nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả.
Một thú chơi ngày Tết khá độc đáo và lý thú của người Việt Nam là chơi câu đối và treo câu đối trong nhà vào dịp Tết đến, xuân về. Từ ngàn xưa, trong ý niệm của người Việt Nam, câu đối đã gắn với ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Câu đối là nghệ thuật chơi chữ của người xưa, sử dụng câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu cân xứng về ý, trau chuốt về lời. Đây là lối chơi văn hoá tao nhã, thể hiện sự thông minh, sáng tạo của con người. “Theo sách Sơn hải kinh thì câu đối bắt nguồn từ tục làm “đào phù” (tức bùa yểm tà ma) rồi dần trở thành hình thức câu đối bây giờ... Trải qua một quá trình hoàn thiện, nó dần dần trở thành một loại hình văn hoá nghệ thuật độc đáo thu hút sự say mê của mọi tầng lớp trong xã hội” (Nguyễn Tiến Cử - “Câu đối Tết” - Giáo dục và Thời đại Tết Kỷ Mão 1999).
Tuy rằng trong những năm gần đây, còn ít nhà treo câu đối đỏ, nhưng đọc câu đối, thưởng thức cái sâu sắc đến cô đọng “như một công trình nghệ thuật, một bức tranh, một bản nhạc” của câu đối vẫn là cái thú của đông đảo nhân dân mỗi dịp xuân về. “Câu đối là hương vị đặc biệt không thể thiếu của ngày Tết dân tộc, nó giống như cành đào ở miền Bắc, cành mai ở miền Nam. Cứ mỗi độ xuân về, Tết đến, mùa câu đối lại nở rộ lên, ban bè gần xa gặp nhau nhâm nhi chén trà, ly rượu, đánh ván cờ, bàn góp câu đối còn thú nào bằng” (Nguyễn Văn Tiếu - “Những vế đối còn bỏ trống” - Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001). “Lớp người bình dân, bởi vậy không xa lạ, ưa dán ở cửa ngõ, cột hiên, cột nhà và hai phía bàn thờ, coi là thú chơi tao nhã. Ngày nay câu đối vẫn được ưa chuộng, có mặt trên nhiều trang báo Tết” (Nghiêm Thanh - “Thú chơi ngày Tết” - Nhân dân Tết Canh thìn 2000).
Trên báo Tết không chỉ xuất hiện bài viết về thú chơi câu đối trong dịp Tết, mà đồng thời còn rất nhiều câu đố Tết được đăng tải trên mặt báo. Tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ trên mặt báo, nhưng nó góp phần tạo nên nét đặc biệt làm cho báo Tết khác với các số báo thường ngày.
Một thú chơi quen thuộc trong những ngày Tết là chơi tranh. Tranh treo trong nhà ngày Tết có hai loại: một loại là tranh dân gian, còn một loại là tranh hiện đại. Viết về thú chơi tranh dân gian trong dịp Tết, tác giả Ngọc Khuê bài “Bức tranh Tết” (Giáo dục và Thời đại Tết Canh thìn 2000) viết: “Hàng năm, các nghệ nhân dân gian đã cung cấp nhiều loại tranh Tết cho khắp mọi miền đất nước để nhân dân ta đón xuân, mừng năm mới”. Tác giả đánh giá tranh dân gian Tết “là trí tuệ, là tài hoa nghệ thuật của dân tộc”, “Tranh dân gian Việt Nam giản dị, hồn nhiên, gợi cảm, có phong cách độc đáo”. Còn bài “Thú chơi ngày Tết” (Nghiêm Thanh - Nhân dân Tết Canh thìn 2000), tác giả lại chỉ rõ nguồn gốc, chất liệu, đề tài của các loại tranh Tết dân gian và thú chơi tranh dân gian ngày nay: “mỗi khi Tết đến, cùng với việc chuẩn bị nồi bánh chưng xanh, bàn thờ gia tiên, không quên mua vài bức tranh làng Hồ rộn ràng màu sắc để dán trên vách đất, tô thắm không khí ngày xuân”. Trong bài “Những nẻo đường tranh dân gian” (Nhân dân Tết Tân Tỵ 2001), tác giả Phạm Tha...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status