Vai trò của các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Vai trò của các cách thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu



 
Chương I: Cơ sở lý luận về cách thanh toán quốc tế 1
I. Vai trò của các cách thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh XNK 1
1. Khái niệm về cách thanh toán quốc tế. 1
2. Vai trò của các cách thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 1
II. các cách thanh toán quốc tế hiện nay 2
1. cách chuyển tiền (Remittance) 3
2.cách ghi sổ (Open account) 5
3. cách nhờ thu (Collection of payment) 6
4. cách thư uỷ thác mua (Authority to Purchase) 8
5. cách bảo đảm trả tiền (Letter of Guaran tee – L/G) 9
6. cách tín dụng chứng từ (Documentary Credits) 10
6.1. Khái quát chung về cách tín dụng chứng từ. 10
6.2. Thư tín dụng – một phương tiện quan trọng trong cách thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C) 14
6.3. Ưu điểm và nhược điểm của cách tín dụng chứng từ 22
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


một cách thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung cấp một dịch vụ nào đó cho khách hàng, sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, uỷ thác ngân hàng của mình thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó.
Các bên tham gia:
+ Người bán tức là người xuất khẩu người hưởng lợi.
+ Người mua tức là người nhập khẩu người trả tiền.
+ Ngân hàng bên bán là ngân hàng nhận uỷ thác của người bán để thu tiền hộ.
+ Ngân hàng bên mua là ngân hàng đại lý cho ngân hàng bên bán ở nước người mua.
Như vậy trong cách này có sự tham gia của phương tiện thanh toán là hối phiếu.
Các loại cách nhờ thu
a. Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection)
Là hình thức nhờ thu trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua chỉ căn cứ trên hối phiếu mình lập ra còn bộ chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
Quy trình tiến hành nghiệp vụ:
Ngân hàng
đại lý
Người mua
(nhàNK)
Người bán
(nhàXK)
Ngân hàng
đại lý
Ngân hàng
uỷ thác
(3)
(6)
(4)
(5)
(7)
(2)
(1)
Sơ đồ 2: Quy trình tiến hành nghiệp vụ của cách nhờ thu.
(1) Người bán giao hàng và lập bộ chứng từ gửi thẳng cho người mua.
(2) Người bán ký phát hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ.
(3) Ngân hàng uỷ thác gửi thư uỷ nhiệm cùng hối phiếu cho ngân hàng địa lý để nhờ thu tiền ở người mua.
(4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu cho người mua và yêu cầu người mua trả tiền hay ký chấp nhận trả tiền hối phiếu.
(5) Người mua hay trả tiền hay ký chấp nhận hay từ chối thanh toán hối phiếu.
(6) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu hay hoàn lại hối phiếu đã được chấp nhận hay bị từ chối thanh toán.
(7) Ngân hàng uỷ thác chuyển tiền cho người bán hay thông báo hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán hay hoàn lại hối phiếu bị từ chối thanh toán cho người bán (Nếu hối phiếu được chấp nhận ngân hàng sẽ giữ lại, đến hạn ngân hàng sẽ đòi tiền người mua và chuyển cho người bán).
cách nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong trường hợp người mua và người bán tin cậy lẫn nhau và thường sử dụng trong hợp đồng dịch vụ nhiều hơn là hợp đồng hàng hóa.
b. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)
Là cách nhờ thu mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lập một bộ chứng từ hàng hoá và nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ hối phiếu với điều kiện người mua trả tiền hối phiếu hay chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao cho họ bộ chứng từ hàng hoá để nhận hàng.
Trình tự nghiệp vụ về cơ bản là giống như cách nhờ thu phiếu trơn, nhưng có điểm khác là: ở khâu(1) người bán chỉ giao hàng không kèm bộ chứng từ, ở khâu(2) người bán lập bộ chứng từ thanh toán bao gồm cả hối phiếu và chứng từ hàng hoá, ở khâu(4) ngân hàng đại lý chỉ trao chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng cho người mua nếu người mua trả tiền hay chấp nhận hối phiếu.
Trong cách nhờ thu kèm chứng từ người ta chia ra làm hai loại là: Bên mua trả tiền hối phiếu đổi chứng từ (Document against payment – D/P) và bên mua chấp nhận trả tiền hối phiếu đổi chứng từ (Document against acceptance – D/A).
Với việc uỷ thác cho ngân hàng khống chế chứng từ hàng hoá người mua quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn cách nhờ thu phiếu thu phiếu trơn. Tuy vậy cách nhờ thu kèm chứng từ vẫn không khống chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài hay từ chối nhận chứng từ hàng hoá để kéo dài hay không trả tiền cho người bán khi thị trường hàng hoá bất lợi cho mình. Hơn nữa ngân hàng chỉ là người trung gian không chịu trách nhiệm về việc trả tiền của người mua. Vì vậy cách này cũng chỉ áp dụng trong trường hợp các bên có quan hệ tin cậy lẫn nhau, và với loại hàng khó tiêu, hàng mẫu đem triển lãm, hàng bán để thăm dò thị trường.
4. cách thư uỷ thác mua (Authority to Purchase)
cách thư uỷ thác mua là một cách thanh toán trong đó Ngân hàng nước người mua theo yêu cầu của người mua viết thư cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người bán ký phát cho người mua, Ngân hàng đại lý căn cứ điều khoản của thư uỷ mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ.
cách thư uỷ thác mua không phải là dựa vào sự tín nhiệm của ngân hàng bên mua, mà là yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền hối phiếu ký phát, cho nên ngân hàng bên mua phải đem một số ngoại tệ tương ứng với số tiền hối phiếu gửi trước ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Khi người bán đem hối phiếu đến ngân hàng thông báo được uỷ thác mua hối phiếu thì ngân hàng phải trả tiền hối phiếu đó, người bán không phải trả tiền lợi ích chiết khấu. Lợi tức này do người mua chịu, lợi tức này tính từ ngày ngân hàng thông báo trả tiền hối phiếu cho đến ngày thu hồi tiền hối phiếu ở người mua.
cách này thường dùng trong trường hợp người xuất khẩu không tin tưởng vào khả năng thanh toán của người nhập khẩu thường là thương nhân xuất khẩu ở nước giàu và người nhập khẩu ở nước nghèo. Thường áp dụngtrong mua bán các mặt hàng khan hiếm, bán chạy trả tiền ngay.
5. cách bảo đảm trả tiền (Letter of Guaran tee – L/G)
cách bảo đảm trả tiền tức là việc ngân hàng bên mua theo yêu cầu của người mua viết cho người bán một cái “thư bảo đảm trả tiền” bảo đảm sau khi hàng của bên bán đã gửi đến địa điểm của bên mua quy định, sẽ trả tiền hàng.
Thanh toán theo cách L/G có ba loại:
ã Hàng đến trả tiền ngay: Khi hàng đến bến và dỡ xuống xong, ngân hàng mở L/G hay ngân hàng đại lý của nó ở cửa khẩu điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người bán. hay người bán xuất trình cho ngân hàng chứng nhận của công ty thuê tàu là hàng đã đến bến và dỡ xuống xong thì ngân hàng tự động trả tiền cho người bán, áp dụng trong trường hợp người bán tín nhiệm và hàng không phải kiểm nghiệm.
ã Kiểm nghiệm xong trả tiền: Hàng đến bến, sau khi kiểm nghiệm xong, nếu đúng qui cách phẩm chất và số lượng, người mua mới trả tiền.
ã Hàng đến trả tiền một phần: Hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại sau khi có kết qủa kiểm nghiệm xong sẽ trả nốt.
6. cách tín dụng chứng từ (Documentary Credits)
6.1. Khái quát chung về cách tín dụng chứng từ.
Theo định nghĩa của “Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” của phòng Thương mại quốc tế, bản sửa đổi năm 1993 số 500 thì: cách thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở thư tín dụng) hay nhân danh chính mình trả tiền cho người thứ ba hay trả cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba (người hưởng lợi) hay chấp nhận và trả tiền các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát. hay uỷ quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán hay chấp nhận và trả tiền các hối phiếu như thế. hay uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu khi (các) chứng từ quy định được xuất trình với điều kiện của tín dụng thư được thực hiện đúng.
ã Quy trình tiến hành nghiệp vụ cách tín dụng chứng từ:
(6)
(5)
(2)
Ngân hàng
thông báo
Ngân hàng
mở L/C
(3)
(5)
(6)
(1)
(7)
(8)
(4)
Người bán
(nhà XK)
Người mua
(nhà NK)
Sơ đồ 3: Quy trình tiến hành nghiệp vụ cách tín dụng chứng từ.
(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở tín dụng thư gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một tín dụng thư cho người xuất khẩu hưởng.
(2) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.
(3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở tín dụng thư đó, khi nhận được thư tín dụng thì chuyển ngay đến người xuất khẩu.
(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không chấp nhận thì đề nghị Ngân hàng mở thư tín dụng sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.
(5) Sau khi giao hàng xong, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng, xuất trình qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán.
(6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với thư tín dụmg thì tiến hành trả tiền cho người bán. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(7) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.
(8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu thấy không phù hợp có quyền từ chối trả tiền.
Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong cách thanh toán tín dụng chứng từ.
Trong cách thanh toán tín dụng chứng từ có ba người tham gia có quan hệ chặt chẽ với nhau: Người mua, người bán và ngân hàng.
ã Quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng
+ Ngân hàng mở thư tín dụng (Th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status