Hoàn thiện chính sách giá nhằm thu hút khách đến khách sạn Hoàng Hà Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện chính sách giá nhằm thu hút khách đến khách sạn Hoàng Hà Hà Nội



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ 3
1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh khách sạn. 3
1.1. Khái niệm về khách sạn và kinh doanh khách sạn . 3
1.2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch 4
2. Giá cả và chính sách giá trong kinh doanh khách sạn du lịch 5
2.1. Khái niệm về giá 5
2.2. Khái niệm về chính sách giá 6
3. Vai trò của chính sách giá 6
4. Các bước xây dựng chính sách định giá 9
4.1. Lựa chọn mục tiêu định giá 9
4.2. Xác định nhu cầu 12
4.3 Xác định chi phí 14
4.4 Phân tích giá thành ,giá cả và hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh 16
4.5. Lựa chọn phương pháp định giá 17
4.6. Lựa chọn giá cuối cùng. 22
5. Các phương pháp định giá 23
5.1 Định giá theo nguyên tắc địa lý. 24
5.2 Chiết giá và bớt giá. 24
5.3 Định giá khuyến mãi. 25
5.4 Định giá phân biệt. 27
5.5. Định giá toàn danh mục sản phẩm. 28
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá. 30
6.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp. 31
6.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc định giá. 32
7. Những yếu tố ảnh hưởng giá cao và giá thấp. 33
Chương II: Thực trạng kinh doanh chính sách giá ở khách sạn Hoàng Hà 34





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tranh.
- Các yếu tố khác
(nền kinh tế, chính trị, văn hoá...)
Những yếu tố cần cân nhắc khi quyết định giá
6.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Mục tiêu marketing.
Các doanh nghiệp phải xác định chiến lược marketing của mình trước khi định giá sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đã lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị tốt thì chiến lược marketing hỗn hợp, trong đó cso giá, sẽ rất đơn giản. doanh nghiệp càng xác định rõ mục tiêu thì càng dễ định giá.
Doanh nghiệp nào phải đầu tư lớn vào máy móc thiết bị nếu gặp phải tình huống dư thừa công suất quá nhiều, gặp phải sức cạnh tranh khốc liệt thì có thể đặt mục tiêu đơn giản là tồn tại được. Doanh nghiệp có thể định giá thấp để duy trì sản xuất.
Doanh nghiệp nào muốn dẫn đầu thị trường về thị phần cần định mức giá thấp nhất có thể tăng thị phần.
Doanh nghiệp nào muốn dẫn đầuvề chất lượng sẽ phải đầu tư nhiều vào nghiên cứu và triển khai, vào hoạt động marketing va định giá cao hơn không chỉ do chi phí cao mà còn do những lợi ích ưu việt hay độc đáo của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.
Chiến lược marketing hỗn hợp.
Giá chỉ là một trong những công cụ trong hỗn hợp marketing mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu marketing của mình. Nếu doanh nghiệp muốn có một chương trình marketin nhất quán và hiệu quả thì việc định giá phải được phối hợp với việc thiết kế sản phẩm, cách thức phân phối tới khách hàng cuối cùng, cách thức khuyếch trương và quảng cáo. Quyết địn liên quan đến những yếu tố này của hỗn hợp marketing sẽ ảnh hưởng tới quyết định về giá.
Thông thường đầu tiên người ta quyết định về giá và sau đó những quyết định về các đặc điểm của sản phẩm, phân phối sản phẩm và quảng cáo dựa trên mức giá này. Giá sẽ quyết định thị trường, sự cạnh tranh và mẫu mã của sản phẩm. Quyết định về giá cả sẽ quyết định đặc điểm sản phẩm và chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí.
Chi phí là căn cứ để doanh nghiệp định giá sản phẩm. Giá phải trang trải hết các chi phí sản xuất, phân phối và bán sản phẩm đồng thời tạo ra lợi nhuận hợp lý ch không nỗ lực và rủi ro mà doanh nghiệp gánh chịu. Một số doanh nghiệp cạnh tranh bằng cách giữ chi phí sản xuất thấp và định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Một số doanh nghiệp khác lại cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn độc đáo và cam kết duy trì chất lượng cao cho sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Mức chi phí cao hơn đòi hỏi phải áp dụng chiến lược giá cao hơn.
6.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc định giá.
Thị trường và nhu cầu.
Chi phí quyết định mức giá tối thiểu, còn mức giá mà khách hàng sẵn sàng trả sẽ quy định mức giá tối đa. Người chủ và người quản lý doanh nghiệp phải hiểu mối liên hệ giữa giá và nhu cầu về một sản phẩm trước khi tiến hành định giá.
Xét cho cùng thì chính khách hàng là người quyết định xem giá của sản phẩm có phù hợp hay không. Doanh nghiệp thấy khó có thể biết được giá trị của sản phẩm theo con mắt của khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh.
Việc tìm hiểu chi phí và giá của đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng. Cũng cần biết xem các đối thủ cạnh tranh sẽ phản ứng hư thế nào đói với những thay đổi về giá sản phẩm.
Những yếu tố bên ngoài khác.
Một doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu những yếu tố khác trong môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến thị trường, nhu cầu, cạnh tranh, hay cách thức kinh doanh. Những điều kiện kinh tế như thịnh vượng hay suy thoái, lãi suất và tỷ lệ đầu tư trong nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và quan niệm của khách hàng về giá trị của sản phẩm. Chính phủ cũng có thể gây ảnh hưởng đến quyết định về giá khi đánh thuế vào các giao dịch doanh nghiệp phục vụ sản xuất, phân phối và bán sản phẩm. Luật thuế giá trị gia tăng đã ảnh hưởng đến chi phí sản phẩm và được thể hiện trong giá bán. Công nghệ mới cũng ảnh hưởng đến việc định giá thông qua việc giảm chi phí sản xuất và tạo sản phẩm mới có giá cao, với những đặc tính và công dụng đặc biệt.
7. Những yếu tố ảnh hưởng giá cao và giá thấp.
Một số sản phẩm bán giá cao và một số khác lại bán giá thấp. Sản phẩm giá cao và sản phẩm giá thấp đều có một số đặc điểm riêng.
Sản phẩm giá cao thường là sản phẩm công nghệ cao đòi hỏi phải có nhân công lành nghề bậc cao trong sản xuất. Những sản phẩm nàycũng đòi hỏi đầu tư lớn cho công tác nghiên cứu và triển khai cũng như đề cao tầm quan trọng của việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, thậm chí phải hoàn hảo, và tạo dựng một hình ảnh riêngbiệt về nhãn hiệu sản phẩm.
Sản phẩm giá thấp thường sản xuất đại trà và giá thành thấp bởi việc áp dụng phương pháp sản xuất và máy móc thiết bị chuuyên môn, làm tăng hiệu quả và cắt giảm chi phí. Các doanh nghiệp sản xuất và bán sản phẩm giá thấp, có sản phẩm sản xuất hàng loạt thường kiểm soát chặt chẽ về ngân sách, phân phối thông qua các kênh phân phối đại trà và áp dụng biện pháp quảng cáo đại chúng tới nhiều người.
Chương II
Thực trạng kinh doanh chính sách giá
ở khách sạn Hoàng Hà
1. Giới thiệu hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoàng Hà
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Hoàng Hà
- Giới thiệu chung
Tên khách sạn: Khách sạn Hoàng Hà
Địa chỉ: 126 Hồ Tùng Mậu - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: 84-4-7645084 - 7645085
Fax: 84-4-7645087
- Sự hình thành và phát triển của Khách sạn Hoàng Hà
+ Khách sạn Hoàng Hà trực thuộc Công ty xây dựng Hồng Hà, nằm trong Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà ở Hà Nội.
+ Khách sạn Hoàng Hà được xây dựng từ năm 1994. Nhưng do khách sạn có một vị trí không thuận lợi, nằm trên con đường 32 nhỏ hẹp xa trung tâm thành phố là khu chưa được chú trọng phát triển. Chính vì vậy việc kinh doanh của khách sạn gặp rất nhiều khó khăn, kinh doanh không có hiệu quả và phải ngừng hoạt động.
+ Sau đó khách sạn đã cho Huyện uỷ Từ Liêm thuê từ 4-5 năm.
+ Đầu năm 2003 do có sự quy hoạch xây dựng khi Liên hiệp thể thao sân vận động quốc gia và khu đô thị Mỹ Đình công ty đã sửa sang lại cho khang trang và chuẩn bị quay lại hoạt động. Nhờ có cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn, con đường 32 đã được mở rộng cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi nên đến tháng 8 năm 2003 Khách sạn Hoàng Hà đã chính thức đi vào hoạt động.
+ Do có sự đầu tư của Công ty xây dựng Hồng Hà mà khách sạn đã khang trang hơn, đạt tiêu chuẩn 3 sao do Tổng cục du lịch Việt Nam chứng nhận.
+ Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc khách sạn là Thạc sĩ Đào Thị ánh Tuyết, khách sạn đã từng bước đi vào hoạt động. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng khách sạn cũng đã đạt được kết quả kinh doanh nhất định. Đặc biệt qua hai kỳ đại hội thể thao lớn là SEAGAME 22 và ASEAN PARAGAME khách sạn đã thu hút được nhiều khách thể thao và các đoàn trọng tài, vận động viên, cổ động viên từ các quốc gia khác đến. Từ sự khởi sắc như vậy tin rằng trong tương lai Khách sạn Hoàng Hà còn phát triển hơn nữa và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Khách sạn Hoàng Hà
Do khách sạn mới đi vào hoạt động nên bộ máy tổ chức quản lý chưa được ổn định, giữa các bộ phận còn có sự kiêm nhiệm tuy nhiên khách sạn đang cố gắng để ngày càng hoàn thiện hơn nữa với điều kiện kinh doanh hiện nay của khách sạn.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn
Giám đốc
Bộ phận
buồng, giặt là
Bộ
phận
bảo vệ
Bộ phận
bàn, bar
Bộ phận
kế toán thị trường
Bộ phận
lễ tân
Bộ phận
bếp
Với cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, rất phù hợp với những khách sạn mới đi vào hoạt động. Việc đầu tiên của khách sạn là phải giảm tối thiểu những chi phí không cần thiết như chi phí về nhân công là rất lớn.
1.2.1. Giám đốc:
Là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản của khách sạn, liên kết với các phòng ban bộ phận đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao. Giám đốc là người trực tiếp điều hành tổ chức, kiểm tra giữa các bộ phận đồng thời còn trực tiếp nhận đặt phòng.
1.2.2. Bộ phận lễ tân:
Có nhiệm vụ tiếp nhận khách đặt phòng, trả phòng trong trường hợp giám đốc đi vắng.
Bộ phận lễ tân lạp bảng kê khai số phòng khách ở, số phòng khách đi đến, thông báo cho các bộ phận khác có công việc sắp xếp kịp thời, và hợp lí. Ngoài ra bộ phận lễ tân còn có chức năng chuyển thư từ, giữ chìa khoá, đồ gửi của khách làm thủ tục cho khách đến, khách đi, điều phối phòng, chuyển giao các yêu cầu về dịch vụ khác, khi khách có nhu cầu như mua sắm hàng hoá, điện thoại Fax, vé xe, tàu, máy bay và giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
1.2.3. Bộ phận buồng, giặt là:
Phục vụ mọi yêu cầu của khách trong thời gian lưu trú, luôn kiểm tra đảm bảo vệ sinh phòng ở cho khách, ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu giặt là cho khách. Luôn tiếp thu và sự phản ánh của khách tới các bộ phận có liên quan để kịp thời khắc phục, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách.
1.2.4. Bộ phận bếp
Luôn cung cấp đáp ứng nhu cầu về ăn uống hàng ngày của khách, cũng như các hội nghị, tiệc cưới ở khách sạn luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách sạn.
1.2.5. Bộ phận bàn, bar:
Phục vụ kịp thời, đúng giờ về ăn uống của khách, luôn phối hợp với các bộ phạn khác để phục vụ yêu cầu của khách một cách nhanh n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status