Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Nhà máy cơ khí gang thép Thái Nguyên - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Nhà máy cơ khí gang thép Thái Nguyên



 Nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN, vận động theo qui luật kinh tế khách quan, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một bộ máy quản lí chuyên, tinh, gọn nhẹ, linh hoạt để thực hiện quá trình quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả.
Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận. Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh luôn là vấn đề đặt ra cho nhà quản lí cả về lí luận và thực tiễn. Bởi vậy, công việc của hệ thống là phải thường xuyên điều tra, phân tích, tính toán, cân nhắc, lựa chọn và soạn thảo phương án kinh doanh tối ưu sao cho với chi phí thấp nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


yên tắc phân công trên đây, nội dung phân cấp cụ thể như sau:
2.2.3.3. Nội dung phân cấp.
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, quy chế phân cấp của Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam và thực tế sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã phân cấp quản lý trong Công ty như sau:
Biểu 6: Phân cấp trong công ty Điện lực Hà nội
Bậc quản trị
Cấp trên để báo cáo
Quyền và phạm vi quyết định
Giám đốc
TGĐ Tổng công ty
Điều hành hoạt động SXKD của công ty.
Chiến lược kinh doanh của công ty
Điều lệ công ty.
Trực tiếp chỉ đạo về tổ chức, tài chính, đấu thầu, kế hoạch.
Đề nghị TGĐ công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật PGĐ công ty, các DN trực thuộc.
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trưởng, phó phòng công ty, các DN trực thuộc.
Phó giám đốc
Giám đốc
Giải quyết các việc được Giám đốc uỷ quyền.
Điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công.
Các trưởng phòng
Giám đốc
Lập kế hoạch, kiểm tra, báo cáo.
Chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch.
Quản lý nhân viên, quản lý công việc.
Giám đốc là người thay mặt pháp nhân trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc công ty. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong công ty.
Giám đốc chịu trách nhiệm ký nhận các nguồn vốn, tài sản và các nguồn lực khác do Tổng giám đốc giao cho công ty trong quản lý, điều hành công việc.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn về sản xuất, kinh doanh của công ty, kế hoạch đầu tư chiều sâu, mở rộng, đổi mới, hiện đại hoá thiết bị, công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Chỉ đạo xây dựng phương án, quy hoạch phágt triển lưới điện Hà nội và các phương án bảo vệ, khai thác các tiềm năng kinh doanh của công ty, các phương án liên doanh, liên kết trong và ngoài nước, trình Tổng công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Đề nghị Tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc công ty, các doanh nghiệp trực thuộc. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trưởng phòng, phó phòng công ty, các doanh nghiệp trực thuộc theo đề nghị của Giám đốc các doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc.
Được ra quyết định vượt nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi có các trường hợp khẩn cấp: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, sự cố, và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với Tổng giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp.
Các Phó giám đốc giúp việc Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền quản lý, điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước giám đốc công ty.
Công ty Điện lực Hà nội còn thành lập Hội đồng doanh nghiệp. Hội đồng doanh nghiệp thầnh lập trên cơ sở thoả thuận giữa Giám đốc với Ban chấp hành Công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy công ty. Hội đồng doanh nghiệp là cơ quan tư vấn cho Giám đốc công ty về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phát huy quyền làm chủ của công nhân viên chức. Những nghị quyết, quyết định củahội đồng có giá trị khi có quá bán số thành viên dự họp tán thành và ký văn bản. Trong trường hợp Giám đốc không tán thành những nội dung đã kết luận, biểu quyết thì Giám đốc quyết định và tự chịu trách nhiệm, đồng thời báo cáo lên Tổng giám đốc công ty.
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ (đứng đầu là các trưởng phòng) có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc về lĩnh vực công tác phòng được phân công, tổ chức điều hành, quản lý phòng mình phụ trách thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao cho.
Bên cạnh đó, công ty còn có các xưởng, đội, xí nghiệp, trung tâm trực do các Phó giám đốc phụ trách, đứng đầu là các quản đốc, tổ trưởng, giám đốc xí nghiệp và giám đốc trung tâm, cũng có quyền hạn quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị mình, phụ trách, kiểm tra, giám sát công việc, tham mưu cho Ban giám đốc và chủ động giải quyết các công việc và nhiệm vụ mà Giám đốc giao.
Sự phân cấp của công ty với các đơn vị trực thuộc (các điện lực khu vực) cũng được quy định rõ ràng, cụ thể:
Về công tác kế hoạch hoá.
Công ty chịu trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm có phân ta từng năm trên cơ sở thực tế nguồn lực hiện có, trình Tổng công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Theo hướng dẫn của Công ty, các đơn vị tiến hành lập kế hoạch của đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch phát triển 5 năm, kế hoạch năm, quá trình Công ty xét duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng.
Công ty chịu trách nhiệm lập và trình duyệt kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án và các đề cương dự toán khác do Tổng công ty giao. Công ty thẩm tra, duyệt đề cương, dự toán công tác khảo sát phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đầu tư và quyết định đầu tư các dự án theo kế hoạch Tổng công ty giao.
Các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm thẩm tra và trình Công ty duyệt đề cương, dự toán phục vụ lập báo cáo đầu tư và báo cáo đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng đối với Điện lực nội thành và dưới 200 triệu đồng đối với Điện lực ngoại thành theo uỷ quyền quyết định đầu tư của Tổng công ty. Như vậy Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã uỷ quyền cho Giám đốc các Điện lực quyết định đầu tư đến mức dưới 500 triệu đồng hay 200 triệu đồng. Việc phân cấp này trong từng thời kỳ sẽ có thay đổi (nếu thấy cần thiết).
Nghiệm thu các công trình lưới điện xây dựng mới, các công trình đại tu, nâng cấp, cải tạo hoàn thiện, đổi mới thiết bị từ Công ty đến các đơn vị thực hiện theo: “Quy trình nghiệm thu các công trình điện mới xây dựng” của Công ty.
Công tác hợp tác quốc tế.
Công ty quản lý thống nhất toàn bộ công tác hợp tác quốc tế trong toàn Công ty theo đúng chính sách đối ngoại của Nhà nước và quy định của Tổng công ty.
Công ty chịu trách nhiệm: Trực tiếp tìm hiểu, giao dịch với các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp thị, lập phương án, luận cứ liên doanh liên kết, tìm nguồn vốn, hợp tác lao động trình Tổng công ty. Thực hiện và chỉ đạo có hiệu quả các dự án hợp tác quốc tế đã được duyệt.
Các đơn vị trực thuộc khi có yêu cầu cử người ra nước ngoài công tác, tham quan, học tập thì:
+ Cán bộ quản lý đơn vị do lãnh đạo Công ty tuyển chọn.
+ CNV khác do đơn vị tuyển chọn, Công ty duyệt (trừ trường hợp đặc biệt Công ty tuyển chọn)
Công tác vật tư và XNK vật tư, thiết bị.
Về nguyên tắc, Công ty tập trung thống nhất việc mua bán vật tư, thiết bị chính có yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật có số lượng lớn, bảo đảm hiệu quả sử dụng, chất lượng, chủng loại theo quyết định phân cấp của Tổng công ty.
Các đơn vị trực thuộc thực hiện việc mua sắm vật tư thiết bị phải theo quyết định của quy chế đấu thầu hiện hành bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và giá cả cạnh tranh. Giám đốc các đơn vị trực thuộc tự chịu trách nhiệm mua sắm một số trang thiết bị, công cụ là TSCĐ giá trị dưới 50 triệu đồng/ 1 đơn vị trên cơ sở kế hoạch mua sắm đã được Công ty duyệt (quy định này có thể thay đổi nếy thấy cần thiết).
Về công tác tài chính, kế toán.
Công ty hạch toán tập trung sản xuất điện, hạch toán tổng hợp sản xuất khác. Công ty chịu trách nhiệm lập phương án tài chính vay trả cho từng dự án trình Tổng công ty duyệt và tổ chức thực hiện sau khi có quyết định của Tổng công ty. Công ty xây dựng kế hoạch tài chónh năm trình Tổng công ty duyệt và tổ chức thực hiện. Công ty mua điện của Tổng công ty theo giá nội bộ. Trả tiền điện về Tổng công ty 3 ngày 1 lần theo sản lượng điện mua bình quân và đối chiếu quyết toán hàng tháng. Công ty nộp Tổng công ty Điện lực Việt Nam 10% quỹ đầu tư phát triển, 20% quỹ dự phòng trợ cấp việc làm, 5% quỹ phúc lợi tập trung và 5% quỹ khen thưởng theo báo cáo tài chính năm được duyệt. Công ty quyết định điều động tài sản nội bộ Công ty, tổ chức duyệt thanh lý tài sản theo quyết định.
Các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm: quản lý, sử dụng, khai thác một phần vốn, nguồn lựuc Công ty giao, đơn vị có trách nhiệm bảo toàn và khai thác sử dụng đúng mục đích với hiệu quả cao nhất. Xây dựng kế hoạch tài chính năm trình Công ty duyệt. Nộp hết tiền điện thu được hàng ngày về Công ty. Nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của Công ty.
Công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng.
Công ty tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, xây dựng quy trình kinh doanh điện năng, ký kết hợp đồng mua bán điện nội bộ với Tổng công ty và khách hàng có trạm chuyên dùng, quản lý và quyết toán điện năng tại các điểm mua bán điện đầu nguồn với Tổng công ty và các Điện lực, thiết lập và quả lý sản lượng các điểm đo ranh giới đầu nguồn giữa các Điện lực với nhau và với Công ty. Lập và thống nhất quản lý hoá đơn tiền điện trong toàn Công ty.
Các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm: tổ chứuc thực hiện đầy đủ quy trình kinh doanh điện năng; quản lý các điểm ranh giới đầu ngiồn của đơn vị theo quy định của Công ty; ký kết hợp đồng mua bán điện với các khách hàng mua điện qua trạm biến áp công cộng; chủ độ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status