Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ



Lời nói đầu.4
Chương I: Giới thiệu khái quát về thị trường dệt may của Mỹ.7
I. Khái quát về thị trường Mỹ.7
 1. Giới thiệu về nền kinh tế Mỹ.7
 2. Một số đặc điểm chính của thị trường hàng dệt may của Mỹ.8
2.1. Dung lượng thị trường.8
2.2. Xu hướng tiêu dùng.9
2.3. Kênh phân phối trên thị trường hàng dệt may của Mỹ.16
II. Tình hình sản xuất và nhập khẩu hàng dệt may của
thị trường Mỹ.17
 1. Tình hình sản xuất.17
 2. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ.18
III. Vai trò của thị trường Mỹ trong chiến lược xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam.21
1. Phát huy lợi thế ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống.21
2. Mở rộng thị trường tiêu thụ.23
3. Phát triển khả năng sản xuất để xuất khẩu.25
Chương II: Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ
từ 1994 tới nay.27
I. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào
 thị trường Mỹ.27
1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.27
2. Cơ cấu xuất khẩu.29
3. cách xuất khẩu.31
II. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng
 dệt may vào thị trường Mỹ.33
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iệc chưa thiết lập được quan hệ liên kết chặt chẽ và thường xuyên với các hãng nhập khẩu sẽ gây khó khăn trong việc tạo chỗ đứng ổn định, khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và khả năng ứng phó với những bất chắc của thị trường.
* Chưa tạo lập được thương hiệu hàng hoá có uy tín trên thị trường. Như đã đề cập, với việc thực hiện cách gia công là chủ yếu, hàng dệt may gia công của Việt Nam thường mang nhãn hiệu của các hãng nước ngoài đặt gia công. Cũng cần nói thêm rằng, khi tham gia các quan hệ thương mại quốc tế, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp dệt may, chưa quan tâm đúng mức tới tạo lập thương hiệu và đăng ký thương hiệu hàng hoá...Việc bị mất thương hiệu của cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, thuốc lá VINATABA ...là những thông báo cấp thiết với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, trong đó có thị trường Mỹ.
* Năng lực đội ngũ lao động còn hạn chế.
Đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất được đào tạo có hệ thống còn ít, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa chấp hành nghiêm kỷ luật lao động và quy trình công nghệ... là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ thiết kế mẫu mốt còn thiếu về số lượng và kinh nghiệm công tác cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
2.2. Những yếu tố khó khăn cản trở từ bên ngoài.
* áp lực cạnh tranh của Trung Quốc và các nước đã hoạt động nhiều năm trên thị trường Mỹ.
Việc Trung Quốc và Đài Loan trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng 11 năm 2001 đã gây sức ép nặng nề lên các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cạnh tranh trên thị trường hàng dệt may thế giới ngày càng trở nên quyết liệt. Trên thị trường hàng dệt may Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc không những chỉ là nước có mặt trước các doanh nghiệp Việt Nam mà còn có những ưu thế nổi trội hơn Việt Nam đó là:
- Công nghiệp dệt may Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời hơn Việt Nam, tiềm lực công nghiệp dệt may hiện nay của Trung Quốc cũng cao hơn. Trong lịch sử, hàng dệt may Trung Quốc đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới.
- Trung Quốc định hướng phát triển kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa trước Việt Nam hàng chục năm và đã thu được những thành tựu tích cực. Do vậy, kinh nghiệm và năng lực hoạt động thị trường của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phong phú hơn.
- Trung Quốc sử dụng Hồng Kông như là một điểm tựa về kinh tế để thâm nhập vào thị trường thế giới, trong đó có Mỹ.
- Trong khi mức tiền lương của một lao động ngành dệt may của Trung Quốc và Việt Nam gần như tương đương nhau, thì năng suất lao động tính cho một lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 70% của Trung Quốc.
* Nhờ Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có điều kiện vượt qua rào cản thuế quan nhưng lại phải đương đầu với những rào cản kỹ thuật và “trách nhiệm xã hội với sản phẩm”. Nhiều rào cản trong đó không dễ vượt qua. Chẳng hạn, tuy trong Bộ Luật Lao động của Việt Nam đã có những quy định bảo đảm thoả mãn được 8 trong 9 yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000, nhưng nếu không có chứng chỉ do một tổ chức của Mỹ cấp thì việc thâm nhập hàng dệt may vào thị trường Mỹ sẽ gặp khó khăn.
* Tính phức tạp trong hệ thống luật pháp Mỹ làm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng trong việc tiếp cận thị trường này.
III. Một số vấn đề cần chú ý khi xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ.
1. Một số quy định nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
1.1. Hạn ngạch nhập khẩu:
Hạn ngạch nhập khẩu là việc kiểm soát về khối lượng hàng hoá nhập trong một thời gian nhất định. Phần lớn các hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải quan Mỹ (US Custom Service) quản lý. Hội đồng Hải quan kiểm soát việc nhập khẩu hàng theo quota, nhưng không có quyền cấp, thay đổi quota.
Có thể chia các hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ thành 2 loại: loại hạn ngạch tuyệt đối và loại hạn ngạch thuế suất:
-Hạn ngạch tuyệt đối : quy định số lượng một mặt hàng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời hạn của quota. Một số hạn ngạch là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hay lưu kho trong suốt thời hạn của quota.
-Hạn ngạch thuế suất: quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều hơn mức quota cho trong thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn.
Hệ thống hạn ngạch áp dụng theo Hiệp định đa sợi (MFA: Multifiber Agreement) và Hiệp định Dệt May (ATC: Agreement on Textile and Clothing) của WTO được xem là công cụ chính bảo hộ ngành dệt may Mỹ.
Hiệp định đa sợi là một hiệp định quốc tế có hiệu lực từ tháng 1 năm 1974, cho phép các nước ký kết GATT đàm phán các Hiệp định thương mại song phương áp dụng hạn chế nhập khẩu hàng dệt và may mặc. Hiệp định MFA được đàm phán căn cứ vào khoản 204 của Luật Luật Nông Nghiệp năm 1956 nhằm giúp các nước nhập khẩu hàng dệt may đương đầu với những xáo trộn từ thị trường chẳng hạn như việc tăng đột biến nhập khẩu hàng dệt trong khi vẫn cho phép các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển chia sẻ thị trường hàng dệt may quốc tế đang ngày càng mở rộng. Sau khi được gia hạn 6 lần, Hiệp định MFA hết hiệu lực vào ngày 31/12/1994 và được thay thế ngay lập tức bằng Hiệp định hàng dệt và may mặc của Vòng đàm phán Urugoay (ATC).
Theo ATC, hạn ngạch và hạn chế đối với thương mại hàng dệt và may mặc theo lịch trình sẽ phải bị xoá bỏ theo 3 giai đoạn kết thúc vào 1/1/2005. Tất cả các nước thành viên WTO đều phải tuân thủ ATC, cho dù họ có ký kết Hiệp định đa sợi trước kia hay không và chỉ có những nước thành viên WTO mới được xem xét cho được hưởng những lợi ích tự do hoá mà Hiệp định này đem lại.
Những hiệp định hàng dệt song phương thoả thuận giữa các nước nhập khẩu và xuất khẩu theo MFA vẫn có hiệu lực trong giai đoạn quá độ tới năm 2005. Hiện nay, Mỹ vẫn áp dụng hạn ngạch hàng dệt và may mặc với 47 nước, trong đó có 38 nước tham gia vào ATC. 9 nước khác không phải là thành viên của WTO và do vậy không được hưởng lợi ích của việc loại bỏ quota và hạn ngạch theo Hiệp định này. Nói cách khác, tới 1/1/2005 trong khi hầu hết các nước trên thế giới được bỏ hạn ngạch thì các nước chưa là thành viên WTO hiện nay, bao gồm cả Việt Nam, sẽ vẫn phải chịu hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may. Hàng dệt nhập khẩu từ Mexico và Canada chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của NAFTA.
Đối với Việt Nam là nước chưa gia nhập WTO thì việc áp dụng hạn ngạch lên hàng dệt may nhập vào Mỹ sẽ được áp dụng theo hiệp định dệt may song phương. Trước đây, nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam vào Mỹ chưa bị khống chế bởi hạn ngạch nhưng do chưa có quy chế MFN nên hàng dệt may phải chịu mức thuế rất cao. Tuy nhiên ngay sau khi ký Hiệp định thương mại, chính phủ Mỹ đã yêu cầu đàm phán Hiệp định dệt may và áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam và ngày 9/12/2002 sẽ diễn ra vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định dệt may giữa hai nước. Rất có thể, Chính phủ Mỹ sẽ không trì hoãn việc áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam bởi sức ép ngày càng lớn từ các nhà sản xuất trong nước. Điều này bất lợi cho phía Việt Nam vì hiện tại xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ đang ở mức thấp trong khi việc áp đặt hạn ngạch lại dựa trên kim ngạch nhập khẩu của năm trước.
1.2. Quy định về xuất xứ hàng hoá.
Các đạo luật về nguồn gốc xuất xứ là các luật quy định việc thi hành các quy định về tỷ lệ chế biến sản xuất hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Mục tiêu hàng đầu của những quy định này là cho phép người mua cuối cùng ở Mỹ có quyền lựa chọn những hàng hoá khi biết chúng được sản xuất ở một quốc gia khác.
Việc xác định xuất xứ của hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó giúp cho Hải quan xác định được mức thuế áp dụng đối với loại hàng đó cũng như những ưu đãi hay hạn chế mà Mỹ giành cho nước xuất xứ của loại hàng đó.
Hải quan sẽ xác định xuất xứ của hàng hóa dựa trên các thông tin ghi trong mỗi tờ khai trừ khi những thông tin ấy không đầy đủ. Nếu không đầy đủ, Hải quan sẽ yêu cầu cung cấp thêm thông tin cho việc xác định quốc gia xuất xứ. Lô hàng sẽ không được giải phóng cho đến khi việc xác định được thực hiện xong.
Một sản phẩm đã qua quá trình chế biến ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ của sản phẩm là nước mà tại đó sản phẩm đã bị “ biến tính căn bản” .
Các quy định về “biến tính căn bản” có thể ảnh hưởng đến việc xác định quốc gia xuất xứ. Ví dụ: một hàng dệt hay sản phẩm từ hàng dệt có nguồn gốc từ quốc gia A và phải chịu giới hạn về hạn ngạch, giới hạn này được áp dụng khi hàng nhập khẩu vào Mỹ. Nếu, trước khi xuất khẩu vào Mỹ, lô hàng đó được chở qua quốc gia B nơi mà hàng này ít bị giới hạn về hạn ngạch hơn. Tuy nhiên, lô hàng này vẫn còn bị giới hạn về hạn ngạch và quy định...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status