Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải tại Vosco - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải tại Vosco



Lời mở đầu
Chương I: Vài nét về ngành vận tải biển Việt Nam 1
I/ Sơ lược về sự hình thành và phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam 1
II/Các công ty kinh doanh vận tải biển ở Việt Nam 5
III/Thị trường vận tải biển Việt Nam 10
1/ Sự cạnh tranh trên thị trường vận tải biển Việt Nam 10
2/Dự báo nhu cầu vận tải đường biển ở Việt Nam 14
IV/ Cơ sở pháp lý của ngành vận tải biển Việt Nam 17
Chương II/ Thực trạng kinh doanh vận tải biển của Vosco 21
I/ Sự hình thành và phát triển của Vosco 21
1/Sơ lược sự hình thành và phát triển 21
2/ Vốn và tài sản 25
3/ Đội tàu 25
4/ Nguồn nhân lực 29
5/ Liên doanh liên kết 31
II/ Tình hình kinh doanh vận tải của Vosco 32
1/Tình hình khai thác tàu 32
1.1 Tình hình khai thác tàu chợ (liner) 32
1.2 Tình hình khai thác tàu chuyến (chartering) 33
1.3/Tàu dầu 35
1.4/ Tàu container 37
2/ Sản lượng vận tải 38
2.1/Sản lượng vận tải nước ngoài 38
2.1.1/ Xuất nhập khẩu 38
2.1.2/ Chở thuê 43
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trường vận tải quá hạn chế. Công ty chỉ ký được hợp đồng chuyên chở dầu từ Singapo về Việt Nam hay đi Băng-la-đét, Trung Quốc.... Tuyến vận tải không đa dạng, chưa có tuyến vận tải khác ngoài những tuyến trên.
Công ty chưa ký được hợp đồng chở dài hạn cho các hãng chủ dầu sản phẩm vì thế nguồn hàng không ổn định, bấp bênh "lúc có lúc không", có những lúc tàu phải nằm chờ hàng đến 14 ngày làm cho cảng phí, chi phí ngày tàu tăng cao.
Vì vậy công ty cần có những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tàu dầu, tích cực nghiên cứu trong việc phát triển thị trường vận tải của tàu dầu nhằm ký được nhiều hợp đồng hơn đặc biệt là ký được hợp đồng chở dài hạn cho những chủ hàng nhất định.
Thứ hai, đội tàu dầu của công ty quá nhỏ bé cả về số lượng và trọng tải. Chỉ có 2 chiếc và đều là tàu chở dầu sản phẩm, không có tàu chở dầu thô. Trọng tải quá bé ngay cả khi so với đội tàu dầu trong nước, chỉ bằng 1/9-1/4 trọng tải tàu cỡ trung bình trên thế giới (từ 80.000DWT đến 119.000 DWT) và bằng 1/3 tàu dầu trọng tải 61.000 DWT của Falcon. Đây là hạn chế rất lớn làm giảm khả năng cạnh tranh của đội tàu dầu Vosco trong thời gian hiện nay cả trên thị trường vận tải trong nước cũng như thị trường vận tải tàu dầu thế giới.
Công ty cần đầu tư phát triển đội tàu, mua thêm tàu chuyên dụng chở dầu thô và tàu chở dầu trọng tải lớn. Như thế mới có thể mở rộng thị trường vận tải biển , nâng cao thị phần và doanh thu cho công ty. Song một khó khăn là công ty thiếu vốn và giải pháp cho việc phát triển nguồn vốn của công ty đang là một vấn đề "nổi cộm" làm đau đầu các nhà lãnh đạo công ty.
1.4/ Tình hình khai thác tàu container
Một hạn chế trong hoạt động kinh doanh vận tải của Vosco là không có đội tàu chuyên chở container. Mặc dù quá trình container hoá vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trên thế giới không ngừng phát triển. Trong tương lai không xa cách này sẽ chiếm lĩnh vị trí hàng đầu ngành công nghiệp vận tải toàn cầu với mức tăng trưởng từ thập nhiên 1980 đến nay là 9-10%/năm. Việt Nam, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, là thị trường mới mẻ, sôi động nhất của quá trình container hoá vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Tính từ năm 1991 đến nay, khối lượng container vận tải qua các cảng biển đã tăng gấp gần 10 lần - một tỉ lệ tăng rất cao so với mức độ tăng trung bình của vận tải container thế giới.
Theo ước tính, nhu cầu vận tải container bằng đường biển của nước ta vào năm 2005 sẽ tăng lên khoảng 2,2 triệu TEU và tới năm 2010 sẽ là khoảng gần 4 triệu TEU (nguồn dự báo của Viện chiến lược và phát triển GTVT). Vì vậy đầu tư thêm tàu chở container là một việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp vận tải biển nói chung và Vosco nói riêng.
Trước đây Vosco chỉ có tàu chở container kết hợp là tàu Hậu Giang 02 nhưng đã bán vào đầu năm 2002. Việc đầu tư mua tàu chở container phải là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty. Trong xu thế hiện nay việc thiếu tàu chuyên dụng đặc biệt là tàu container sẽ là một cản trở rất lớn cho công ty phát triển và cạnh tranh trên thị trường vận tải biển, làm ảnh hưởng tới vị trí là công ty vận tải biển lớn nhất Việt Nam. Song để đầu tư mua mới tàu container không phải là vấn đề có thể giải quyết trong "một sớm một chiều" vì nguồn vốn của công ty còn rất hạn chế, hơn nữa công ty là thành viên của Vinalines nên chịu sự chỉ đạo của Tổng công ty. Do đó việc tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề này là một trong những vấn đề ban lãnh đạo công ty đang rất quan tâm.
2/ Sản lượng vận tải
2.1/ Sản lượng vận tải nước ngoài
2.1.1/ Xuất nhập khẩu
Việc kinh doanh vận tải của Vosco thực sự là cuộc chạy đua khá vất vả với các hãng tàu trong nước và những hãng tàu nước ngoài đang kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam trong môi trường có tính cạnh tranh rất cao của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù là doanh nghiệp vận tải biển lớn nhất trong cả nước song Vosco không thể không gặp khó khăn lúng túng khi nhà nước thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, xoá bỏ hẳn cơ chế tập trung bao cấp. Bên cạnh đó với tiềm lực tài chính, năng lực vận tải, năng lực kinh doanh còn rất hạn chế (tình trạng chung của các hãng tàu Việt Nam)...thì sự cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải biển của đội tàu Việt Nam nói chung và của Vosco nói riêng với các hãng tàu lớn của các nước trong khu vực và tầm cỡ trên thế giới như COSCO, OOCL, MAERSK LINE... là không cân sức. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc kinh doanh vận tải của Vosco không có khả năng phát triển.
Kể từ khi thực hiện đổi mới mở cửa nền kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác thương mại với nhiều nước trên thế giới, hàng năm nước ta xuất khẩu, nhập khẩu một lượng hàng hoá rất lớn. Do đó nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu tăng nhanh chóng kể từ năm 1986 đặc biệt là từ năm 1995. Cũng từ đó Vosco có cơ hội phát triển lĩnh vực kinh doanh của mình làm lợi cho chính công ty và cho nhà nước mỗi năm hàng tỉ đồng. Tàu của Vosco đã đến hơn 300 cảng của hơn 60 nước trên thế giới, đã chở hàng triệu tấn hàng hoá. Song cũng có nhiều sự kiện xảy ra đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh vận tải của công ty. Kết quả vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu trong giai đoạn 1993-2002 được tóm lược trong bảng sau:
Năm
Sản lượng
(1000 tấn)
Tăng trưởng
(%)
Tỉ trọng so với sản lượng vận tải nước ngoài (%)
1993
931
kỳ gốc
49,6
1994
929
-0,21
52,2
1995
983
5,8
56,6
1996
589
-40,1
24,8
1997
563
-4,4
19,5
1998
985
74,9
39,9
1999
375
-61,9
17,4
2000
675
80
23,7
2001
723
7,1
24,9
Ước thực hiện 2002
900
24,5
26
Nguồn: Báo cáo sản lượng vận tải từ 1993-2002
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình hoạt động vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu có nhiều biến động. Trong 10 năm này không có thời kỳ tăng trưởng kéo dài mà biến động theo từng năm. Những năm đạt sản lượng vận tải cao là năm 1993, 1994, 1995 và 1998. Đến năm 2002 ước thực hiện cũng khá cao, gần bằng những năm trên. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm đạt 8,5%/năm.
Năm 1993-1995 sản lượng vận tải khá ổn định, năm sau xấp xỉ năm trước và đạt mức cao hơn 900.000 tấn/năm, chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng vận tải nước ngoài, đặc biệt năm 1995 chiếm 56,6%. Nguyên nhân là do:
Thứ nhất, đây là giai đoạn đất nước ta tiến hành đổi mới nền kinh tế, bắt đầu thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế. Năm 1990 khi khối xã hội chủ nghĩa suy thoái, tan rã, một loạt các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa sụp đổ dẫn đến hàng hoá xuất nhập khẩu giảm nghiêm trọng. Trước tình hình đó chính phủ đã tiến hành xây dựng một hành lang pháp lý thông thoáng hơn đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xoá bỏ những điều luật bất hợp lý. Luật công ty ra đời kéo theo sự xuất hiện của một loạt các công ty trong đó xuất hiện nhiều công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời bước đầu xây dựng luật đầu tư nước ngoài... Vì vậy nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ tăng trưởng với tốc độ trung bình 8% năm, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tăng nhanh kéo theo nhu cầu vận tải lớn.
Thứ hai, giai đoạn này khu vực Châu á - Thái Bình Dương là điểm nóng của hoạt động thương mại thế giới. Trong khoảng thời gian từ 1990-1997 khối lượng hàng hoá nhập khẩu vào Châu á tăng trưởng trung bình 10%/năm. Nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ở các nước này tăng mạnh trong đó có Việt Nam.
Thứ ba là vào thời điểm này chưa xuất hiện nhiều công ty kinh doanh vận tải biển, chưa có nhiều hãng vận tải biển nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam nên tính cạnh tranh chưa cao. Do đó công ty dễ dàng dành được những hợp đồng chuyên chở lớn.
Nhưng sang năm 1996, sản lượng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu giảm mạnh tới 40,1% so với năm 1995, chỉ đạt 589.000 tấn. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do từ năm 1996 đã bắt đầu xuất hiện những công ty vận tải lớn của nước ngoài tham gia vào thị trường như NYK, Mitsui, Evergreen, Hyundai, Sealand, APL... làm cho tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao do các hãng tàu này có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh và đội tàu rất hùng hậu. Vosco trở nên nhỏ bé trước lực lượng này. Bên cạnh đó dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu xuất hiện khi nền kinh tế khu vực có biểu hiện mất cân đối nghiêm trọng, làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và do đó luồng vốn nước ngoài đã bắt đầu rút lui khỏi thị trường tài chính khu vực dẫn đến xuất khẩu giảm sút, nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng cũng giảm mạnh, cán cân thương mại bị thâm hụt, nguy cơ mất khả năng thanh toán quốc tế do dự trữ ngoại tệ không đủ để đảm bảo chi trả các khoản nợ đến hạn... làm cho tình hình kinh tế khu vực tăng chậm lại. Xuất nhập khẩu của Việt Nam có chiều hướng giảm sút. Thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam chưa giành được quyền vận tải cho các đội tàu trong nước theo tập quán mua bán quốc tế.
Năm 1997 vẫn tiếp tục giảm 4,4% so với năm 1996 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nêu trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nước có quan hệ thương mại với Việt Nam như Thái Lan, Indonexia, Philipin.... Những nước này ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status