Một số vấn đề về việc Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về việc Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam



1.1.1 Khái niệm: Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do NHTƯ khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền; tạo công ăn việc làm; tăng trưởng kinh tế.
Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) hay chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền)
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


quy định lãi suất tiền gửi tối đa của các pháp nhân tại TCTD nhằm hạn chế việc quản lí ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi góp phần tăng cường cho việc quản lí ngoại hối.
- Đến cuối năm, trần lãi suất cho vay bằng USD được điều chỉnh giảm từ 8,5% xuống 7,5%/năm để phù hợp với cân bằng lãi suất LiBOR, SiBOR hiện hành; đồng thời góp phần mở rộng cho vay ngoại tệ đối với nền kinh tế.
Nhìn chung việc điều chỉnh lãi suất trong năm 1998 là phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tỷ giá, nó đã có tác động tích cực đối với việc huy động vốn và cho vay trong nền kinh tế. Tổng số vốn huy động ở hầu hết các tổ chức tín dụng đều tăng lên điều đó cho thấy mối tương quan giữa lạm phát và lãi suất tiền gửi được coi là tương đối hợp lý. Từ đó, quy mô tín dụng cung ứng cho nền kinh tế tăng lên đặc biệt tín dụng bằng VND có tốc độ tăng cao hơn. Thị trường ngoại tệ, tỉ giá VND/USD lại trở về trạng thái tương đối ổn định.
Bước sang năm 1999, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chững lại, để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ và thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của chính phủ, NHNN đã 5 lần điều chỉnh trần lãi suất cho vay bằng VND theo xu hướng giảm: Từ 1,2%/tháng (ngắn hạn) và (1,25%/tháng - trung dài hạn) xuống mức thấp nhất là 0,85%/tháng (thành thị); 1%/tháng (nông thôn); 1,15%/tháng (NHTMCP nông thôn - Quỹ TDND cơ sở); 0,7%/tháng (NH phục vụ người nghèo). Trần lãi suất cho vay bằng USD là 7,5% năm.
Sự điều chỉnh lãi suất trên là quyết định hết sức kịp thời và phù hợp với diễn biến của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nguy cơ giảm phát đang làm chậm lại tốc độ tăng trưởng.
Năm 2000, lãi suất trong nước có những diễn biến khá phức tạp. Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, lãi suất cho vay bằng VND vẫn tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng giảm: lãi suất cho vay phổ biến gỉam từ 0,75% tháng xuống 0,70% tháng. Trong khi đó lãi suất ngoại tệ lại chịu tác động của thị trường tài chính quốc tế, trong năm 2000, lãi suất thị trường quốc tế liên tục tăng buộc lãi suất ngoại tệ trong nước cũng phải tăng theo (từ 3,5% năm lên 4,5% năm), nhiều khi lãi suất VND thấp hơn lãi suất USD.
Ngày 2/8/2000, NHNN đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất: chuyển từ cơ chế điều hành trần lãi suất sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ: Đối với cho vay VND, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cơ bản được công bố hàng tháng. Hiện nay, lãi suất cơ bản là 0,75%/tháng, biên độ cho vay ngắn hạn là 0,3%/tháng, biên độ cho vay trung và dài hạn là 0,5%/tháng. Đối với lãi suất cho vay USD, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất USD trên thị trường liên NH Singapore (SiBOR) kì hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kì hạn 6 tháng đối với cho vay trung dài hạn tại thời điểm cho vay cộng biên độ do thống đốc NHNN quy định (Hiện nay biên độ cho vay ngắn hạn là 1%/năm , biên độ cho vay trung dài hạn là 2,5%/năm ). Còn đối với các ngoại tệ khác do chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tiền gửi TD nên cho phép các TCTD tự xác định.
Với nội dung điều hành lãi suất cơ bản như trên cho thấy lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường với mức độ rủi ro thấp, đảm bảo sự kiểm soát lãi suất của NHNN, phù hợp thực tiễn Việt Nam, đây là một bước tiến mới, bước đi tiếp theo trong tiến trình tự do hoá lãi suất.
Ngày 30/5/2002 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng VN của tổ chức tín dụng với khách hàng. Đây là một quyết định quan trọng, là một trong những bước khời đầu của việc tiến tới tự do hóa lãi suất.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 1 - 6 - 2002. Theo đó, tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng VN trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm với khách hàng vay là các pháp nhân và cá nhân Việt Nam, nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Tiếp đó NHNN tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường. Theo Thống đốc NHNN Việt Nam: Lê Đức Thúy thì đây là một bước chuyển biến căn bản của Việt Nam trong việc điều hành lãi suất, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới để huy động, cho vay vốn với mức lãi suất phù hợp với quan hệ cung cầu vốn thị trường, đồng thời nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, các tiêu chuẩn an toàn và khả năng hội nhập với thị trường tài chính tiền tệ quốc tế của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Với cơ chế này, nhà nước chính thức không can thiệp vào hoạt động điều hành lãi suất bằng việc ấn hành lãi suất cho vay mà chỉ gián tiếp điều tiết lãi suất sao cho có lợi nhất với nền kinh tế. Cơ chế này cũng giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng và giúp các ngân hàng nới lỏng các biện pháp bảo đảm tiền vay (thế chấp) đối với khách hàng.
Cũng trong ngày 30 - 05 NHNN đã có quyết định công bố lãi suất cơ bản bằng đồng VN áp dụng từ ngày 1 - 6 - 2002 là 0.6%/tháng hay 7.2%/năm.
Việc sử dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận có những ưu điểm sau:
- Việc áp dụng lãi suất thỏa thuận có lợi với cả ngân hàng lẫn khách hàng. Theo các ngân hàng khi áp dụng cơ chế này thì các ngân hàng có thể chủ động hơn trong vấn đề kinh doanh và khi thỏa thuận được mức lãi suất từ đó ngân hàng sẽ mở rộng diện cho vay, đó là điều kiện để xóa bỏ nạn tín dung đen.
- Việc áp dụng lãi suất thỏa thuận sẽ giúp cho các dòng chảy vốn thông thoáng hơn. Trước đây, lãi suất đầu ra của các NHTM bị khống chế bởi lãi suất trần do NHNN qui định. Cụ thể lãi suất trần được tính bằng lãi suất cơ bản 0.6%/tháng cộng với 0,3% (với loại vay ngắn hạn) và cộng với 0.5% (với loại vay dài hạn). Tại các đô thị, do các nguồn vốn dồi dào, có các ngân hàng cạnh tranh nên lãi suất cho vay thường thấp, hiếm khi động đến lãi suất trần. Do vậy, quyết định 546 này của NHNN sẽ tạo điều kiện giúp các NHTM chủ động hơn trong việc huy động và cho vay với lãi suất thỏa thuận, làm cho các dòng chảy của vốn trở nên thông thoáng hơn.
- áp dụng lãi suất thỏa thuận sẽ làm cho việc cho vay ở nông thôn tăng lên. Trước đây, mặc dù mức cho vay đối với nông dân là rất thấp nhưng các thủ tục cho vay vẫn phải làm đầy đủ như những khách hàng lớn nên chi phí hoạt động rất cao. Bởi vậy, hầu hết các tổ chức tín dụng chưa mặn mà trong việc cho vay đối với hộ nông dân. Sau khi quyết định 546 có hiệu lực thì các NHTM ở nông thôn có thể tăng lãi suất cho vay để tránh bị lỗ, đồng thời các NHTM này sẽ điều tiết vốn huy động từ các đô thị về nông thôn, mở rộng việc cho vay với nông dân. Sự điều chỉnh này là diều kiện để xóa bỏ nạn tín dụng đen.
Như vậy, việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận là một bước đi đúng đắn. Nó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc tự do hóa lãi suất sau này.
Như vậy, chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp cùng với việc ổn định tỷ giá VND/USD trong những năm qua không những góp phần quan trọng trong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô mà còn làm tăng tính hấp dẫn của đồng tiền Việt Nam và lòng tin của dẫn chúng vào hệ thống ngân hàng, giảm dần tình trạng sử dụng hay cất trữ USD, từng bước đẩy lùi tình trạng “đô la hoá” ở Việt Nam.
Điều đó chứng tỏ rằng: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển chưa cao, việc sử dụng lãi suất làm công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.
2.2.2 Công cụ hạn mức tín dụng
Đây là công cụ được coi là cần thiết ở Việt Nam trong những năm đầu của thời kì đổi mới hiệu quả của nó đã thể hiện rõ rệt trong việc chống lạm phát. Những năm 1990-1991 do lạm phát còn ở tỉ lệ cao (67,6%/tháng ). Để khống chế lạm phát, NHNN chủ trương thi hành CSTT “thắt chặt” ngay từ đầu năm để giảm bớt lượng tiền cung ứng. Dựa trên một số chỉ tiêu vĩ mô dự kiến năm 1992 là: Tăng trưởng kinh tế (4,5%/năm); chỉ số lạm phát (30%/năm), NHNN đưa ra hạn mức tín dụng đối với tất cả hệ thống NHTM là 34,5% (mức tăng so với năm trước). Bằng nhiều biện pháp kết hợp, năm đó chúng ta đã đạt được kết quả thực tế rất khả quan: mức tăng trưởng kinh tế tăng gấp 2 lần so với dự kiến (8,65%), mức lạm phát thấp hơn dự kiến rất nhiều (17,6%), tiền tệ đi dần vào ổn định.
ở thời kỳ đầu, công cụ hạn mức TD chỉ áp dụng cho 4 NHTMQD (NH Ngoại thương, NH Công thương, NH Nông nghiệp, NH Đầu tư phát triển) nhưng sau vài năm đổi mới, do quy mô mở rộng tín dụng của các NHTM quá nhanh, số lượng các NHTM ngày càng nhiều nên NHNN quyết định áp dụng hạn mức tín dụng cho hầu hết các NHTM. Tính đến cuối năm 1997 có 26 NHTM trong nước phải áp dụng hạn mức tín dụng còn các NH nước ngoài và NH liên doanh tuy chiếm thị phần tín dụng đáng kể (10-15% thị phần tín dụng trong nước) nhưng vẫn chưa phải áp dụng hạn mức tín dụng.
Những năm sau đó, đặc biệt là từ 1995 đến 1997, NHNN vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ “thắt chặt” để kiểm soát lạm phát từ đó đưa ra tỉ lệ hạn mức tín dụng ở mức vừa phải cho các NHTM. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status