Thành công và hạn chế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thành công và hạn chế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam



LờI nói đầu
Danh mục hình và bảng biểu
Chương1: KháI quát về bảo hiểm tiền gửi
1.1. Sự cần thiết của BHTG
1.2. KháI niệm BHTG
1.2.1. KháI niệm
1.2.2. Mục đích của BHTG
1.2.3. Đối tượng tham gia BHTG
1.3. Vấn đề vốn dự trữ trong BHTG
1.3.1. Vai trò của vốn dự trữ
1.3.2. Các hình thức huy động vốn
1.4. Cơ chế bảo hiểm ở một số nước trên thế giới
Chương2: Thực trạng bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
2.1. KháI quát quá trình hình thành và phát triển của BHTG ở Việt Nam
2.2. Tình hình hoạt động của BHTGVN
2.3. Đánh giá tình hình hoạt động của BHTGVN
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được
2.3.1 Những vấn đề còn hạn chế
Chương 3: GiảI pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
3.1. GiảI pháp
3.2. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTGVN
Kết luận
TàI liệu tham khảo.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c, có rất nhiều biện pháp khác nhau, nhưng biện pháp tốt nhất là bảo hiểm, nghĩa là chuyển những rủi ro mà mình có thể gặp phải cho các tổ chức bảo hiểm.
Bảo hiểm tiền gửi đã ra đời nhằm bảo đảm an toàn tiền gửi cho những người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của ngân hàng và các TCTD.
1.2. Khái niệm Bảo hiểm tiền gửi
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm Bảo vệ tiền gửi được nhiều quốc gia biết đến từ rất lâu. Khi hoạt động BHTG chưa ra đời, bảo vệ tiền gửi đã được nhiều quốc gia thực hiện dưới các hình thức "bảo vệ ngầm". Nguồn gốc ra đời của hoạt động BHTG xuất phát từ hoạt động "bảo vệ tiền gửi công khai".
Bảo hiểm tiền gửi là một loại hình bảo hiểm mà theo đó khi các tổ chức nhận tiền gửi bị mất khả năng thanh toán , tổ chức BHTG sẽ đứng ra thanh toán một số tiền tối đa theo quy định của pháp luật cho người gửi tiền.
1.2.2 Mục đích của Bảo hiểm tiền gửi
Dù mục đích cụ thể của mỗi hệ thống BHTG có khác nhau nhưng nhìn chung các hệ thống BHTG trên thế giới đều nhằm đạt được bốn mục tiêu sau:
- Bảo vệ người gửi ít tiền, đối tượng mà có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin về điều hành của các TCTD.
- Bảo đảm cho hệ thống tài chính ổn định và tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phòng tránh đổ vỡ ngân hàng.
- Cung cấp một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các TCTD có quy mô và trình độ phát triển khác nhau.
- Quy định rõ trách nhiệm và quyền của người gửi tiền, tổ chức tài chính (TCTC), chính phủ và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp có các ngân hàng đổ bể.
1.2.3. Đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi
Đối tượng tham gia BHTG là các ngân hàng và các TCTC phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi. Các tổ chức này khi được tham gia BHTG có trách nhiệm đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG và được quyền yêu cầu tổ chức BHTG chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức đó trong trường hợp tổ chức này mất khả năng thanh toán và bị cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động.
1.3. Vấn đề vốn dự trữ trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi
1.3.1. Vai trò của vốn dự trữ
Vốn dự trữ của tổ chức BHTG là một phần rất quan trọng cần được bảo đảm đầy đủ để tổ chức BHTG duy trì bộ máy hoạt động có hiệu quả. Theo thông lệ, vốn dự trữ của tổ chức BHTG cần đạt được ở mức 5% tổng giá trị các loại tiền gửi thuộc đối tượng BHTG của một quốc gia. Tuy nhiên, không nhất thiết tổ chức BHTG nào cũng phải duy trì một khoản vốn ở mức như vậy, mà có thể căn cứ vào các yếu tố như tình hình phát triển của hệ thống tài chính, chính sách hỗ trợ vốn của chính phủ... để đề ra quy mô vốn dự trữ cho phù hợp. Ví dụ, BHTG Liên bang Mỹ có mức vốn dự trữ khoảng 1,25% tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm.
Xác định mức vốn dự trữ chính xác là rất cần thiết, vì khi có rủi ro xảy ra mà BHTG không đủ khả năng tài chính để chi trả cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường. ở Mỹ, năm 1930 có tám hệ thống BHTG (Oklahoma, Kansas, Nebraska, Texas, Misissipi, South Dakota, North Dakota và Washington) đã phải chấm dứt hoạt động vì thiếu vốn cho trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người gửi tiền.
1.3.2. Các hình thức huy động vốn
Chính phủ ở mỗi quốc gia thường cấp một khoản vốn nhất định cho tổ chức hoạt động BHTG của quốc gia đó (phổ biến là đối với các tổ chức hoạt động BHTG theo mô hình sở hữu nhà nước). Vốn dự trữ còn có thể huy động từ việc đóng góp của tổ chức tham gia BHTG cho tổ chức BHTG. Có ba hình thức đóng góp tài chính:
- Đóng góp một khoản tiền khi được chấp nhận tham gia BHTG: Hình thức này thường ít được áp dụng. Trong 74 nước có hoạt động BHTG công khai thì có hệ thống BHTG ở Ireland áp dụng hình thức đóng góp ban đầu ở mức 0,20% tổng tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm. Còn hệ thống BHTG tư nhân của Đức do Hiệp hội ngân hàng Đức điều hành có áp dụng hình thức đóng góp ban đầu ở mức 0,09% tổng tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm.
- Đóng góp phí BHTG thường xuyên theo định kỳ tháng, quý hay năm: Hình thức này được áp dụng phổ biến ở các hệ thống BHTG trên thế giới. Trong số 67 hệ thống BHTG được nghiên cứu có 58 hệ thống BHTG (chiếm 86,56%) áp dụng hình thức đóng góp phí thường xuyên và tỷ lệ đóng góp hằng năm dao động trong khoảng 0,00% đến 2,00% tổng giá trị các loại tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm tại mỗi tổ chức tham gia BHTG.
- Đóng góp sau: Đây là hình thức đóng góp sau khi có một hay một số tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán. Tổ chức BHTG sẽ phân bổ khoản chi phí cần chi trả này cho các các tổ chức tham gia BHTG trong toàn bộ hệ thống đang hoạt động và yêu cầu họ phải đóng góp để chi trả BHTG cho người gửi tiền tại các ngân hàng ngừng hoạt động. Hình thức này được một số hệ thống BHTG trên thế giới quan tâm và áp dụng. Trong số 67 hệ thống BHTG được nghiên cứu có 6 hệ thống áp dụng hình thức này, chiếm 8,95%.
Tỷ lệ các hình thức đóng góp tài chính (biểu đồ hình tròn)
- Đóng góp phí BHTG thường xuyên theo định kỳ tháng, quý hay năm (58-86,5%)
- Đóng góp sau (6-8,95%)
- Các hình thức khác (4,55%).
1.4. Cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở một số nước trên thế giới
Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống tài chính mà mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một cơ chế BHTG phù hợp. Có nhiều cơ chế BHTG, nhưng phân theo diện bảo hiểm thì hiện tại trên thế giới có 4 loại cơ chế BHTG công khai.
1.4.1. Bảo hiểm hoàn toàn
Mọi người gửi tiền đều được bảo vệ hoàn toàn trong trường hợp ngân hàng bị đổ vỡ. Hiện có 9 quốc gia áp dụng cơ chế này khi có khủng hoảng tài chính xảy ra, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Mêhicô, Thái Lan... Mặc dù cơ chế này ngăn chặn một cách hữu hiệu hiện tượng rút tiền ồ ạt, bởi lẽ người gửi tiền hoàn toàn tin tưởng vào việc BHTG sẽ thực hiện được các nghĩa vụ của mình khi ngân hàng gặp khó khăn. Nhưng thông qua đó, nó đã làm mất nguyên tắc của thị trường khi xét đến hiện tượng gia tăng tâm lý bất cẩn (vấn đề rủi ro đạo đức) từ phía các ngân hàng, khi chấp nhận các rủi ro lớn hơn trong kinh doanh và từ phía người gửi tiền, khi không lựa chọn thận trọng các ngân hàng, mà chỉ quan tâm đến mức lãi suất cao nhất trả cho tiền gửi của họ. Cơ chế này có khả năng sử dụng nhiều cách khác nhau để xử lý các ngân hàng bị đổ vỡ như trợ giúp tài chính cho việc sáp nhập và phục hồi, mua tài sản và nhận tài sản bổ sung cho việc thanh toán bảo hiểm, hay thực hiện việc chuyển tiền gửi trong trường hợp ngân hàng bị đóng cửa sang tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khác.
1.4.2. Bảo hiểm theo phạm vị hạn chế
Các khoản tiền gửi được bảo hiểm đến một giới hạn tối đa. Hiện nay, có 67 quốc gia như: áo, Đạn Mạch, Braxin... đang áp dụng cơ chế này và thường tập trung vào những người gửi tiền nhỏ. Cơ chế này phần nào bảo vệ hệ thống ngân hàng, ngăn chặn việc lây lan hiện tượng rút tiền ồ ạt ra khỏi ngân hàng nhưng vẫn duy trì nguyên tắc của thị trường ở mức đáng kể, và nó giúp ngân hàng tránh phải chịu rủi ro quá mức. Đối với cơ chế bảo hiểm này, các quốc gia quy định nhà bảo hiểm tiền gửi không được quyền cung cấp, trợ giúp cho việc sáp nhập hay khôi phục lại những ngân hàng bị suy yếu, vì điều này có thể làm tăng việc bảo vệ thực tế cho những người gửi tiền không được bảo hiểm hoàn toàn.
1.4.3. Bảo hiểm theo phạm vị tuy chọn
Cơ chế bảo hiểm này nằm giữa cơ chế bảo hiểm hoàn toàn và cơ chế bảo hiểm có giới hạn. Thông thường trong thời kỳ hệ thống tài chính ổn định thì các quốc gia áp dụng cơ chế bảo hiểm theo phạm vị hạn chế, nhưng khi có khủng hoảng tài chính thì chuyển sang cơ chế bảo hiểm toàn phần. Theo đó, tất cả những tài khoản tiền gửi được bảo hiểm đến một giới hạn tối đa và thường theo mức tiết kiệm của những người gửi tiền nhỏ. Tuy nhiên, trong những điều kiện đặc biệt, để bảo vệ hệ thống ngân hàng, nhà bảo hiểm tiền gửi có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm cho cả những người gửi tiền không được bảo hiểm hoàn toàn, khi các cơ quan chức năng của chính phủ và nhà bảo hiểm xác định rằng thiệt hại của những người gửi tiền không được bảo hiểm hoàn toàn sẽ tác động đến lòng tin của công chúng, từ đó có thể gây ra hiện tượng rút tiền ồ ạt, lan rộng. Do đó, phạm vị bảo hiểm tuỳ ý có thể đưa ra sự bảo vệ hoàn toàn cho những người gửi tiền nhỏ và có thể bảo vệ hệ thống ngân hàng khỏi nguy cơ rút tiền ồ ạt thành hệ thống, nhờ đó bảo vệ tất cả những người gửi tiền. Cơ chế bảo hiểm tiền gửi này tương tự cơ chế bảo hiểm công khai có giới hạn khi hệ thống ngân hàng không bị đe doạ, nhưng có thể chuyển thành cơ chế bảo vệ hoàn toàn thực tế nếu chính phủ nhận thấy cần thiết và cho phép.
1.4.4. Cơ chế bảo hiểm đồng bảo hiểm
Cơ chế này nhằm giảm thiểu các hành vi bất cẩn của người gửi tiền bằng cách đưa ra hình thức đồng bảo biểm. Người gửi tiền chịu một phần các khoản lỗ và nhà bảo hiểm tiền gửi bảo vệ phần còn lại. Đồng bảo hiểm có thể thực hiện dưới hình thức cắt giảm một tỷ lệ nhất định trong số tiền gửi được bảo hiểm. Hiện có 20 quốc gia áp dụng cơ chế bảo hiểm tiền gửi này, đó là Vương ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status