Kinh tế Nhà Nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Kinh tế Nhà Nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam



A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Quan niệm về kinh tế Nhà nước - ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
1. Quan niệm về kinh tế Nhà nước
2. í nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
II. Thực trạng cảu kinh tế Nhà nước và vai trũ chủ đạo của nú trong thời gian qua.
1. Thực trạng của kinh tế Nhà nước trong thời gian qua.
2. Vai trũ chủ đoạ của kinh tế Nhà nước.
III. Quan điểm và một số giải phỏp nhằm tăng cường kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa.
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với thành phần kinh tế Nhà nước.
 2. Cỏc giải phỏp phỏt triển và tăng cường vai trũ chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


quyết định quan hệ sản xuất, trước hết là hình thức, quy mô và quan hệ sở hữu phải phù hợp với nó, nghĩa là tồn tại những quan hệ sản xuất không giống nhau.
Thứ ba, để phát triển kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, xã hội. Nhà nước xây dựng hệ thống những cơ sở kinh tế mới, hình thành thành phần kinh tế Nhà nước. Mặt khác trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế, thông qua hợp tác và đầu tư nước ngoài, Nhà nước cùng các nhà tư bản, các Công ty trong và ngoài nước hình thành kinh tế tư bản Nhà nước.
Việc nhận thức và tổ chức thực hiện trên thực tế các thành phần kinh tế trong thời kì quá độ có ý nghiã lý luận và thực tiễn to lớn.
2.2. ý nghĩa của việc nghiên cứu thành phần kinh tế Nhà nước.
Nghiên cứu đề tài này chỉ ra vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế. Điều đó có ý nghĩa rất quan tọng trong bối cảnh nền kinh tế nước ta có những thay đổi lớn như hiện nay. Các thành phần kinh tế cùng tồn tại, cùng cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật trong nền kinh tế thị trường. Điều quan trọng là sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế nhưng phải đảm baỏ tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này gắn chặt với tính chất. “Kinh tế Nhà nước phải đảm bảo vai trò chủ đạo của mình.” Muốn làm được như vậy phải phát triển mạnh và tổ chức lại kinh tế Nhà nước.
Từ những hiểu biết đúng đắn về kinh tế Nhà nước các hoạch định chính sách phải đưa ra những biện pháp hợp lý và mang tính châts khả thi cao để áp dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao cũng như khắc phục được những khuyết tật của kinh tế thị trường.
II. Thực trạng của kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong thời gian qua.
1.Thực trạng của kinh tế Nhà nước trong thời gian qua.
1.1. Những thành tựu của kinh tế Nhà nước đặt được trong hơn 10 năm đổi mới.
Thực hiện đúng đường lối chủ trương chỉ đạo qua các đại hội Đảng VI, VII, VIII và gần đây nhất là đại hội Đảng XI, kinh tế Nhà nước nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đã được sắp xếp lại một bước khá căn bản, đã giảm quá nửa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp nhỏ và yếu) những doanh nghiệp còn lại được củng cố một bước. Cơ chế quản lý hình thành ngày càng hoàn thiện giúp các doanh nghiệp chuyển đổi và thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế.
Từ năm 1990 đến nay nước ta đã tiến hành 3 lần tổ chức sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước.
Lần thứ nhất, (1990 -1993), tổ chức lại sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh với mục tiêu thay thế nền kinh tế kế hoạch mang tính chất hanhf chính bằng một nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả sắp xếp trong giai đoạn này về số lượng đã cắt giảm 1/2 số doanh nghiệp Nhà nước, về mặt kinh tế đã có sự thay đổi căn bản trong tư duy kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước lấy lợi nhuận làm mục tiêu cơ bản. Nhưng vẫn đảm nhiệm vai trò làm hình mẫu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cả hai khâu sản xuất và lực lưu thông phân phối: Doanh nghiệp Nhà nước không còn bị bó hẹp kinh doanh theo ngành và lãnh thổ; doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu biết đến khái niệm cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trên thị trường.
Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước lần thứ hai (1994 -1997), Chính phủ phải tiến hành lập các doanh nghiệp với tổng số vốn doanh nghiệp Nhà nước, đó là tổng Công ty 91, tổng Công ty 90. Việc sắp xếp này đã hình thành các tổng Công ty Nhà nước chi phối được những ngành kinh tế quan trọng như điện năng, dịch vụ bưu chính viễn thông, hàng không, vận tải đường sắt, viễn dương, hàng không vận tải, xây dựng... Một số tổng Công ty đã trở thành hạt nhân của những tập đoàn kinh tế đa ngành.
Hiện nay doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta được tổ chức lại theo cơ cấu. 17 tổng Công ty 91, 76 tổng Công ty 90 và trên 4.000 doanh nghiệp Nhà nước độc lập. Đến năm 2000 cả nước đã sáp nhập hơn 3.000 doanh nghiệp, giải thể khoảng 3.500 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), cổ phần hoá gần 400 doanh nghiệp Nhà nước. Nhờ vậy trình độ tích tụ và tập chung vốn trong doanh nghiệp Nhà nước được nâng lên. Số doanh nghiệp Nhà nước có vốn dưới 1 tỷ đồng dã giảm đáng kể và số doanh nghiệp Nhà nước có vốn trên 10 tỷ đồng tăng từ 10% lên 20% từ năm 1994 - 1998; Sản xuất kinh doanh phát triển và hiệu quả được nâng lên rõ rệt.
Đóng góp của khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) qua các năm.
Đơn vị (%)
Các khu vực kinh tế
Năm 1991
Năm 1992
Năm 1993
Năm 1994
Năm 1995
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
GDP
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Khu vực kinh tế Nhà nước
29,3
30,6
39,2
40,1
40,2
39,9
40,5
40,0
38,7
39,0
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
70,7
69,4
60,8
53,5
53,5
52,7
50,4
50,0
49,1
47,7
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
0
0
0
6,4
6,3
7,4
9,1
10,0
12,2
13,3
(Nguồn tạp chí cộng sản)
Từ những số liệu cụ thể trên chứng tỏ thành phần kinh tế Nhà nước thực sự có vai trò chi phối thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển đúng quỹ đạo, góp phần vào việc tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tuy nhiên: Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước ắt sẽ xuất hiện những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, sức sinh lợi của đồng vốn bỏ ra luôn thấp hơn so với các khu vực kinh tế khác do đó phải tiến hành cải cách các doanh nghiệp này dưới hình thức cổ phần hoá.
Có thể khái quát quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta như sau: Giai đoạn 1992 -1995 là thời kì thực hiện thí điểm theo quyết định 202/HĐBT (1992) của hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về thí điểm chuyển một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần giai đoạn 1996 - 1998 là thời kì thực hiện nghị định 28/CP (1996) về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; giai đoạn 1999 đến nay là thời kì thực hiện nghị định 44/1998 ND - CP về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và nghị định 103/1999/NĐ - CP về giao bán khoán cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.
Hai nghị định gần đây đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc cổ phần hoá và giao bán khoán cho thuê doanh nghiệp Nhà nước. Về tổ chức các ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Nhà nước từ trung ương đến các bộ ngành, tổng Công ty 91 và các địa phương đã được ngành, tổng Công ty 91 và các địa phương đã được thành lập. Nhưng quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước diễn ra rất chậm, từ năm 1992 đến 1998 cổ phần hoá được 120 doanh nghiệp. Từ chỗ tự nguyện phần hoá được 120 doanh nghiệp. Từ chỗ tự nguyện đăng kí số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá đã trở thành chỉ tiêu pháp lệnh. Năm 1999, Thủ tưởng chính phủ giao chỉ tiêu cổ phần hoá 450 doanh nghiệp cho các bộ, tổng Công ty 91 và các địa phương, nhưng chỉ thực hiện được 20 doanh nghiệp, đạt 49% kế hoạch. Năm 2000 chỉ tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là 508 doanh nghiệp, trong đó 337 doanh nghiệp cổ phần hoá thoe nghị định 44/1998/NĐ- CP và 171 doanh nghiệp giao bán, khoán, cho thuê theo nghị định 103/1999/NĐ/CP nhưng chỉ thực hiện được 196 doanh nghiệp đạt gần 38,6% kế hoạch đề ra, trong đó có 171 doanh nghiệp cổ phần hoá đạt 50,7% kế hoạch và 25 doanh nghiệp thực hiện hình thức bán, khoán, cho thuê đạt 14,6% kế hoạch. Mặc dù doanh nghiệp đã cổ phần hoá và giao, bém, khoán, cho thuê còn ít, nhưng khả năng cạnh tranh và hiệu quả đã rõ ràng, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước không những không đạt chỉ tiêu chính phủ đề ra mà còn có chiều hướng chững lại. Tình trạng này cần được làm rõ nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục để đẩy nhanh hơn nữa quá trình sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Hiện nay, trong tổng số 5280 doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 20,9% doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng, còn 65,5% doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng, 30% các doanh nghiệp địa phương có vốn dưới 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp Nhà nước có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế thấp, chỉ khoảng 40% làm ăn có hiệu quả đủ sức cạnh tranh, 40% hiệu quả thấp hay hyòa vốn, 20% thua lỗ liên tục. Lộ trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2000 - 2002 (3 năm) là phải sắp xếp lại 2280 doanh nghiệp trong đó số có vốn trên 10 tỷ đồng là 216, từ 1 đến 10 tỷ đồng là 1233 và dưới 1 tỷ đồng là 831; về hình thức thì 368 doanh nghiệp thuộc diện tiến hành giải thể hay phá sản: 1489 doanh nghiệp được cổ phần hoá và giao bán khoán, cho thuê; 380 doanh nghiệp phải sáp nhập voà doanh nghiệp khác và 43 doanh nghiệp trở thành đơn vị sự nghiệp. Thực hiện lộ trình trên đòi hỏi phải quyết dứt điểm được tổng khoản nợ 21165 tỷ dodòng đang tồn tại ở các doanh nghiệp này (trong đó nợ ngân hàng 7260 tỷ đồng) để nâng lượng vốn bình quân mỗi doanh nghiệp Nhà nước lên 27 tỷ đồng vào năm 2003, tăng 9 tỷ đồng so với hiện nay. Như vậy đến đầu năm 2003 sẽ còn 3000 doanh nghiệp và năm 2005 chỉ còn 2000 doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước này sẽ tập chung ở lĩnh vực công ích và những lĩnh vực, ngành then chốt có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế qu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status