Những vấn đề lý luận chung về quy luật phân phối - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Những vấn đề lý luận chung về quy luật phân phối



Về cơ chế của chính sách tiền lương : Tiền lương đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ còn là thông số để tính toán, nhà nước khống chế lương tối thiểu, khống chế thu nhập tối đa.
Trong khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương vẫn thực hiện theo nghị định 235/HĐBT, sau này là các quyết định 202,203/HĐBT. Đồng thời, nhà nước cho phép tất cả các đơn vị thuộc lĩnh vực này được tổ chức các hoạt động dịch vụ đời sống để tăng thêm thu nhập.
Đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học ngoài phần ngân sách được nhà nước cấp, được trực tiếp ký hợp đồng với các cơ quan đơn vị có nhu cầu để tăng thêm thu nhập.
Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời tồn tại song song hai kiểu hạch toán : tổng doanh thu trừ tổng chi phí và đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm. Kiểu hạch toán này dẫn đến lãi thì xí nghiệp hưởng, còn lỗ thì nhà nước chịu.
 Chính sách tiền lương theo nghị định 235/HĐBT chỉ giữa được một thời gian ngắn, sau đó tiền lương thực tế bắt đầu giảm mạnh và giảm liên tục. Trên thực tế diễn ra tình trạng tốc độ tăng lương danh nghĩa chậm hơn tốc độ tăng giá. So sánh các năm với năm 1985 ta thấy ( lấy năm 1985=100%) :
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tế nông nghiệp tập thể, trong các hợp tác xã nông nghiệp đã hình thành một hình thức đặc biệt trong việc trả công lao động.
Trong hợp tác xã nông nghiệp, quỹ phân phối lao động được chia đều cho tổng số ngày công, mỗi xã viên được hưởng nhiều hay ít tuỳ theo số ngày công đã làm cho hợp tác xã. Vật phẩm tiêu dùng làm ra trong các hợp tác xã nông nghiệp là thuộc sỡ hữu tập thể của những người lao động trong hợp tác xã đó, nên các quỹ phân phối là do tổng thu nhập bằng tiền và hiện vật của hợp tác xã đó.
Ngày công là thước đo mức hao phí lao động của xã viên. Ngày công được dùng để xác định phần được chia của mỗi xã viên trong quỹ phân phối cho lao động của hợp tác xã.
Trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có nhiều loại công việc khác nhau, đòi hỏi trình độ thành thạo và mức độ hao phí khác nhau. Do đó, việc quy định các hình thức lao động cụ thể thành một đơn vị đo lường lao độnh thống nhất là một vấn đề cần thiết đối với hợp tác xã. Để làm việc này, cần tiến hành định mức, xếp bậc các công việc khác nhau trong hợp tác xã, cần căn cứ vào điều kiện lao động, yêu cầu kỹ thuật, tính chất công việc khác nhau mà quy định mức độ mỗi loại công việc khác nhau phải đạt trong một ngày công. Do đó, ngày công không phải là một ngày lao động. Tuỳ theo trình độ lao động và sự cố gắng của từng người mà trong một ngày công lao động có thể đạt ít hơn hay nhiều hơn ngày công.
Việc trả công cho xã viên căn cứ vào số lượng ngày công đã dạt được trong một thời gian sản xuất nhất định ( thuờng là một vụ ). Nhưng khác với chế dộ tiền lương, giá trị ngày công trong hợp tác xã nông nghiệp không xác địng trước được, mà phải dựa vào thu hoạch thực tế sau mỗi vụ. Tuỳ theo tình hình thu hoạch của từng vụ và từng năm mà giá trị ngày công giữa các hợp tác xã và giữa các năm trong hợp tác xã có sự cao thấp khác nhau.
Sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã càng phát triển thì giá trị ngày công càng cao, đời sống của nông dân tập thể càng được cải thiện. Nhưng thu nhập và đời sông của nông dân tập thể không phải chỉ do ngày công. Mỗi hộ xã viên thường có ba nguồn thu nhập : thu nhập bằng ngày công, thu nhập từ kinh tế phụ gia đình và thu nhập từ phúc lợi công cộng do quỹ tiêu dùng của hợp tác xã đài thọ, trong đó nguồn thu nhập từ ngày công là quan trọng nhất. Trong thời kỳ đầu, nguồn thu nhập từ kinh tế phụ gia đình cũng rất quan trọng; và khi sản xuất hợp tác xã càng phát triển thì nguồn thu nhập về phúc lợi xã hội do nhà nước và hợp tác xã mang lại cho nông dân ngày càng quan trọng, ngày càng phát triển.
Trả công theo chế độ ngày công đã xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng lâu đời về kinh tế giữa nam và nữ, giữa trẻ và già; trong đó cách trả công hợp lý nhất trong điều kiện sản xuất còn thấp. Nhưng do phần trả công mà người xã viên hợp tác xã được lĩnh dưới hình thức hiện vật là chủ yếu và một phần bằng tiền. Đó là, do trình độ phát triển sản xuất chưa cao, kinh tế hàng hoá chưa phát triển. Nên trả công theo chế độ nagỳ công mang tính chất không ổn định, phần nào làm cho người xã viên không yên tâm và phấn khởi sản xuất. Do đó để đảm bảo tốt hơn nữa quan hệ làm chủ tập thể của công nhân và nông dân tập thể về kinh tế trên phạm vi toàn bộ xã hội, hình thức trả công trong hợp tác xã ngày càng phải nhích dần đến hình thức phân phối theo lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh. Với đà phát triển của xã hội, của sản xuất, với trình độ làm chủ tập thể được nâng lên về mọi mặt trong hợp tác xã, với trình độ quản lý khá hơn như hiện nay chúng ta phải cố gắng thanh toán cho xã viên hoàn toàn bằng tiền. Nếu có thể thì thanh toán theo hình thức tiền lương.
Trong hợp tác xã nông nghiệp, ngoài việc áp dụng hình thức trả công theo thời gian ( ngày công ) còn có hình thức trả công theo sản phẩm . Trả công theo sản phẩm dùng để trả cho số lượng sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra còn hình thức khoán, có hai loại khoán chủ yếu là : khoán việc và khoán sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại cây trồng, vật nuôi , của các ngành nghề khác nhau trong hợp tác xã mà vận dụng hình thức này hay hình thức khác hay áp dụng đồng thời cả hai hình thức khoán để bổ xung cho nhau. Nhưng qua thực tế thì chúng ta thấy hình thức khoán sản phẩm là một hình thức khoán khoa học, hợp lý và tiên nhất cho từng đơn vị sản xuất và mỗi người lao động. Để hình thức khoán thực sự là động lực phát triển của sản xuất thì chúng ta phải xác định chính xác mức khoán và thưởng phạt công minh. Mức khoán chính xác là mức khoán vừa đảm bảo lợi ích của hợp tác xã và lợi ích của người lao động, vừa nâng cao thu nhập của xã viên bằng cách tăng sản lượng và tăng giá trị ngày công là chủ yếu đồng thời có thu nhập bổ xung bằng hình thức thưởng vượt mức khoán.
1.1.3.3 Lợi nhuận trong các xí nghiệp xã hội chủ nghĩa :
Lợi nhuận là hính thức biểu hiện thu nhập thuần tuý của các xí nghiệp xã hội chủ nghĩa. Lợi nhuận dưới chủ nghĩa xã hội là một phần lao động thặng dư do những người lao động sản xuất sáng tạo ra cho xã hội và được sử dụng vào việc tích luỹmở rộng sản xuất để thoả mãn nhu cầu cần thiết theo quy định của nhà nước. Khối lượng lợi nhuận của xí nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập thể xí nghiệp, vào mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Nhà nước quy định việc sử dụng lợi nhuận một cách có kế hoạch mhằm lập các quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, trích bổ xung vốn lưu động, trả nợ ngân hàng, nộp ngân sách cho nhà nước.
1.2 Quan hệ phân phối dưới chế độ tư bản chủ nghĩa :
1.2.1 Phân phối theo quan điểm của các nhà kinh tế học tư bản chủ nghĩa :
Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, đã có nhiều nhà kinh tế học tư bản chủ nghĩa cố gắng giải quyết vấn đề lý luận về phân phối thu nhập. Đặc biệt là các nhà kinh tế chính trị tư bản cổ điển, các nhà kinh tế chính trị tiểu tư sản và các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng. Nổi bật trong số họ là Adam Smith, David Ricardo và Sismondi.
1.2.1.1 Lý thuyết phân phối thu nhập của Adam Smith và D.Ricardo :
a. Lý luận về tiền lương :
Theo Adam Smith, một khi người lao động làm việc bằng chính những tư liệu sản xuất và ruộng đất của mình thì lẽ tất nhiên họ phải được nhận sản phẩm toàn vẹn của lao động của họ.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, toàn bộ tư liệu sản xuất thuộc về tư bản, người lao động không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản. Họ nhận được một số tiền từ phía chủ sau khi làm việc cho phía chủ một thời gian nhất định. Số tiền đó được gọi là tiền lương.
Adam Smith khẳng định cơ sở của lượng tiền lương là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân làm thuê và giáo dục nuôi dưỡng con cái anh ta để có thể đưa ra thay thể trên thị trường lao động. Ông chỉ ra được mức bình thường của tiền lương và cho rằng tiền lương phải đạt được ở mức ( giới hạn ) tối thiểu.Tiền lương không được hạ thấp quá giới hạn đó, nếu như thấp hơn mức tối thiểu thì sẽ có thảm hoạ xảy ra. Adam Smith cho rằng mức tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Ở những nước tiền lương thấp hơn giới hạn tối thiểu, nền kinh tế của nước đó đang trong tình trạng suy thoái về kinh tế. Còn ở những nước nền kinh tế phát triển, tiền lương cao hơn mức tối thiểu, phần hơn đó do định mức tiêu dùng, truyền thống, mức sống văn hoá quy định.
Theo Adam Smith, các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương là trình độ tay nghề, tính thời vụ của công việc, đối tượng lao động khác nhau
Một quan điểm thể hiện tính nhân bản trong học thuyết của Adam Smith là ông ủng hộ mức tiền lương cao ( dễ chịu ), vì ông cho rằng tiền lương cao sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống.
Nhưng Adam Smith cũng có những hạn chế, đó là ông còn lầm lẫn giữa lao động và mức sống, coi tiền lương là giá cả sức lao động.
Kế tục Adam Smith, David Ricardo cho rằng giá trị được tao ra gồm hai phần :tiền lương và lợi nhuận. Ông cho rằng : năng xuất lao động tăng lên, tiền lương giảm và lợi nhuận tăng. Cũng như Adam Smith, ông chưa phân biệt được lao động và sức lao động, nhưng xác định được đúng tiền công.
Điểm nổi bật của Ricardo là phân tích được tiền công thực tế và xác định nó như là một phạm trù kinh tế. Ông cho rằng địa vị xã hội của một người không phải là được xác định bởi lượng hàng hoá mà người đó mua được bằng tiền công mà phụ thuộc vào mối quan hệ với giai cấp tư sản.
D.Ricardo cho rằng tiền lương cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng lên một cách nhanh chóng, dẫn đến cung về lao động lớn hơn cầu về lao động và do đó làm cho tiền lương hạ xuống. Có một điểm tiến bộ khác của Ricardo là xem xét những người lao động làm thêu và tiền lương của họ trong mối quan hệ với giai cấp tư sản.
b. Lý luận về lợi nhuận :
Adam Smith đã coi lợi nhuận là sản phẩm của lao động làm thuê của người công nhân cho nhà tư bản, là kết quả lao động không được trả công của người công nhân làm thuê. Theo ông, lợi nhuận là “khoản khấu trừ thứ hai ” vào sản phẩm; ông đã phần nào nhận thấy được nguồn gốc sâu xa của giá trị thặng dư được đẻ ra từ lao động.
Adam Smith chỉ ra rằng, lợi tức của q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status