Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế haọch và đầu tư tỉnh Bắc Giang - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế haọch và đầu tư tỉnh Bắc Giang



Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận; đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp 3
I. Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức của bộ máy cơ quan đăng ký kinh doanh (tại Nghị định số 02/2000/NĐ - CT ngày 03/02/2000 của Chính phủ quy định về đăng ký kinh doanh). 3
Điều 3, Nghị định 02 của Luật doanh nghiệp quy định nhiệm vụ của cơ quan đăng lý kinh doanh. 3
Điều 7: Hồ sơ đăng ký kinh doanh 4
Điều 8:Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh. 5
Điều 9 :Đăng ký lập chi nhánh văn phòng đại diện. 7
Điều 10: Đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. 8
Điều 11: Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. 9
Điều 12: Đăng ký đổi tên doanh nghiệp. 11
Điều 13: Đăng ký thay đổi người thay mặt theo pháp luật của doanh nghiệp. 12
Điều 14: Đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân và vốn điều lệ của công ty. 13
Điều 15: Thông báo tạm ngừng hoạt động. 15
Điều 16: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 15
III. Đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể. 17
Điều 17: Hộ kinh doanh cá thể. 17
Điều 18: Quyền đăng ký kinh doanh. 17
Điều 19: Trình tự và thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ đăng ký kinh doanh cá thể. 18
Điều 20: Thời điểm kinh doanh. 19
Điều 21: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. 19
IV. Điều khoản thi hành. 19
Điều 22: Xử lý vi phạm 19
V. Nghị định số 03/2000/NĐ- CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của doanh nghiệp. 21
Điều 1: Đối tượng áp dụng: Nghị định này áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp sau đây: 21
Điều 2: Áp dụng các luật chuyên ngành. 21
Điều 3: Ngành nghề cấm kinh doanh 22
Điều 4: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 23
Điều 5: Ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định. 25
Điều 6: Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. 25
Điều 7: Quyền đăng ký hành nghề kinh doanh. 26
Điều 8: Quyền thành lập doanh nghiệp. 26
Điều 9: Người không được quyền thành lập doanh nghiệp và góp vốn thành lập doanh nghiệp. 27
Điều 10: Điều lệ công ty. 29
Điều 11: Nội dung danh sách thành viên và danh sách cổ đông sáng lập. 32
Điều 12: Điều kiện tiến hành hợp đồng thành viên của Công ty TNHH. 33
Điều 13: Thông qua quyết định của Hội đồng thành viên. 33
Điều 14: Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. 35
Điều 15: Quyền của chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên. 35
Điều 16: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên. 36
Điều 17: Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Hội đồng quản trị. 37
Điều 18: Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Chủ tịch công ty. 38
VI. Luật doanh nghiệp với việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nước ta. 40
chương ii: 46
thực tiễn áp dụng luật doanh nghiệp vào đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tỉnh bắc giang. 46
I. Đánh giá kết quả 3 năm thi hành luật doanh nghiệp. 46
1. Về số lượng doanh nghiệp đăng ký mới từ năm 2000 đến này: 46
2. Về huy động vốn kinh doanh: 46
3. Đóng góp của doanh nghiệp về tạo việc làm và thu nhập. 47
4. Đóng góp cho ngân sách địa phương: (năm 2002). 48
II. Thực hiện luật doanh nghiệp từ phía các doanh nghiệp: 49
III. Thực hiện quản lý nhà nước về ĐKKD: 49
1. Các văn bản của HĐND và UBND có liên quan đến thi hành luật doanh nghiệp: 49
2. Thực hiện ĐKKD: 50
2.1. Mô tả sơ lược hệ thống ĐKKD ở địa phương: 50
2.2. Thực hiện ĐKKD. 50
3. Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp: 51
4. Hậu kiểm đối với doanh nghiệp. 52
5. Kiểm tra giám sát của Nhà nước ở địa phương: 52
IV. Thực trạng doanh nghiệp nỏh và vừa ở Bắc Giang. 53
1. Đánh giá thực tạng DNN& V ở Bắc Giang: 53
1.1. Vai trò quan trọng của DNN& ở Bắc Giang: 53
1.1.1. Góp phần đáng kể việc tăng trưởng kinh tế: 53
1.1.2. Góp phần giải quyết các vấn đề XH, trước hết là tạo công ăn việc làm thu nhập của dân cư: 53
1.1.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 54
Lĩnh vực 54
Năm 54
Nông nghiệp 54
2. Thực trạng DNN & V ở Bắc Giang: 55
2.1. Thực trạng về quy mô. 55
Chia theo ngành nghề 56
DNNN 58
2.2. Những mặt hạn chế và khó khăn 58
b. Trình độ trang thiết bị và công nghệ yếu. 59
c. Trình độ tay nghề của lao động và đội ngũ quản lý thấp. 60
d. Thị trường eo hẹp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp. 60
e. Hiệu quả kinh doanh thấp, tốc độ tăng trưởng không cao: 61
Năm 61
Chỉ tiêu 61
1998 61
f. Những khó khăn và hạn chế của DNN & V có nguyên nhân sau đây: 62
2.3. Đánh giá tổng quát về khung khổ chính sách hiện hành đối với DNN &V. 62
a. Đánh giá chung toàn quốc: 62
b. Đánh giá việc thực hiện chính sách ở Bắc Giang. 64
2.4. Những ưu thế và hạn chế của DNN & V. 66
2.4.1 Ưu thiế của các DNN & V. 66
2.4.2. Những hạn chế của DNN & V: 67
chương iii: 68
kiến nghị và giải pháp 68
I. Kiến nghị của doanh nghiệp và giải pháp năm 2003 68
1. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2002 68
II. Kết quả giải quyết các kiến nghịi của doanh nghiệp năm 2002. 72
III. Phương hướng và biện pháp trong thời gian tới. 77
1. Về công tác cải cach thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 78
2. Phát triển các loại hình doanh nghiệp kết hợp với việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. 79
3. Tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn. 80
4. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, trợ giúp và đào tạo doanh nhân, chủ động tham gia quá trình hội nhập. 81
5. Vấn đề khen thưởng và tôn vinh doanh nghiệp để tạo môi trường tâm lý xã hội tốt hơn cho doanh nghiệp và doanh nhân. 82
6. Hoàn chỉnh các loại văn bản cần thiết để quy định ngành nghề có điều kiện, ngành nghề có chứng chỉ. 82
Tài liệu tham khảo 84
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g ty hay tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ công ty.
d. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó.
e. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý công ty, quyết định lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
f. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ sở hữu công ty.
g. Kiến nghị dự án sử dụng lợi nhuận của công ty.
h. Kiến nghị các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu công ty thì kiến nghị điều chỉnh vốn điều lệ của công ty.
k. Kiến nghị bán tài sản có giá trị bằng hay lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.
l. Kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty.
m. Kiến nghị việc tổ chức lại hay giải thể công ty.
Các vấn đề khác liên quan đến Hội đồng quản trị được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83, 84, 86 và 87 Luật Doanh nghiệp.
4. Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
5. Giám đốc (Tổng Giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ sau đây.
a. Quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
b. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
c. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
d. Kiến nghị phương án tổ chức, quy chế quản lý của công ty.
e. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
f. Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng Giám đốc).
g. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
Điều 18: Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Chủ tịch công ty.
1. Trường hợp áp dụng mô hình chủ tịch công ty, thì địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng Giám đốc) áp dụng theo quy định tại các khoản 2, 3 và các Khoản 4, 5 Điều này.
2. Chủ tịch công ty là người trực tiếp giúp chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp và Khoản 2, Điều 15 quy định này.
3. Chủ tịch công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây.
a. Kiến nghị với chủ sở hữu công ty quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu.
b. Kiến nghị với chủ sở hữu công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng Giám đốc) và các chức danh quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty, về mức lương và các lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó.
c. Tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty, báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
4. Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người thay mặt theo pháp luật của công ty.
5. Giám đốc (Tổng Giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a. Tổ chức thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty.
b. Quyết định đến các vấn đề liên quan hàng ngày của công ty.
c. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty.
d. Ban hành quy chế quản lý công ty.
e. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức các chức danh quản lý công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty.
f. Kiến nghị phương án tổ chức công ty.
g. Phối hợp với chủ tịch công ty trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ sở hữu công và phương án sử dụng lợi nhuận, xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
h. Tuyển dụng lao động.
i. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực vì lợi ích hợp pháp của công ty.
k. Không được lợi dụng địa vị và quyền hạn sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác không được tiết lộ bí mật của công ty trừ trường hợp được chủ sở hữu công ty chấp thuận.
l. Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho chủ sở hữu công ty và chủ nợ biết, không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của công ty kể cả cho người quản lý phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm này, kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty.
m. Các quyền và nghĩa vụ khác do pháp luật và điều lệ công ty quy định.
VI. Luật doanh nghiệp với việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nước ta.
Quyền tự do kinh doanh được tiến hành trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế của Nhà nước. Để quyền này được thực hiện một cách tự giác, đầy đủ và phát huy giá trị đích thực của nó đòi hỏi phải có những tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế và pháp luật. Pháp luật đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và bảo đảm quyền tự do trong kinh doanh. Hệ thống pháp luật có chất lượng cao (về cơ cấu, nội dung, hình thức và cơ chế điều chỉnh) thể chế hoá kịp thời đầy đủ, đồng bộ những yêu cầu của quyền tự do kinh doanh sẽ là sự đảm bảo pháp lý vững chắc làm cho quyền tự do kinh doanh trở thành hiện thực sống động trong đời sống kinh tế của đất nước. Trong “ngôi nhà chung” pháp luật của chúng ta, pháp luật kinh tế là yếu tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh (xuất phát từ vị trí, các quan hệ mà nó điều chỉnh).
1. Để quyền tự do kinh doanh được thực hiện một cách chủ động, tự giác thì các điều kiện (yêu cầu) sau đây được đảm bảo.
- Vốn, tài sản, thu nhập hợp pháp của các nhà kinh doanh phải được bảo đảm an toàn và được vận hành một cách trôi chảy trong sự tồn tại lâu dài và phát triển.
- Những nhà đầu tư phải được quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh theo khả năng và sở thích.
- Phải có biện pháp khuyến khích bảo đảm cả về số lượng và quy mô.
- Phải có nhiều mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh để cho các nhà kinh doanh tuỳ nghi lựa chọn.
- Thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh phải đơn giản và thuận tiện.
- Các nhà kinh doanh phải là những nhân vật trung tâm trên thị trường và họ được tự do “biểu diễn” một cách sáng tạo để tự quyết định đối với những vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: tự do hợp đồng, tự do lựa chọn bạn hàng, lựa chọn thị trường, tự do hợp tác kinh tế, tự do cạnh tranh theo pháp luật.
- Phải bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật cho các nhà kinh doanh, phải có những chế tài nghiêm ngặt đối với những hành vi vi phạm trong kinh doanh (chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài tài sản).
- Phải có cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có hiệu lực và hiệu quả.
Tất cả những điều kiện trên phải được phản ánh và thể hiện một cách đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, cụ thể và minh bạch trong hệ thống pháp luật kinh tế.
2. Những quy định về công ty trong Luật Doanh nghiệp.
Pháp luật về công ty là một trong những bộ phận cơ bản trong khung pháp luật, điều chỉnh nền kinh tế thị trường. Luật công ty đầu tiên ở nước ta đã được quốc hôi thông qua ngày 21/12/1990 và đã được sửa đổi bổ sung một lần (ngày 26/2/1994). Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội nhiều quy định của Luật công ty đã không còn phù hợp nữa. Ngày 12/6/1999 Quốc hội khoá 10 kỳ họp thứ 5 cũng đã thông qua Luật Doanh nghiệp để thay thế cho Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990).
Luật doanh nghiệp đã kế thừa nhiều điểm của Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân đồng thời đã thể hiện rõ bước phát triển mới của pháp luật về công ty ở Việt Nam.
2.1. Nội dung các quy định về công ty của Luật doanh nghiệp.
Những ưu điểm của Luật Doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu ở một số điểm sau:
a. Các quy định của Luật doanh nghiệp tạo ra sự bình đẳng về địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp.
Trước đây, địa vị pháp lý của công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân được quy định tại 2 văn bản pháp lý độc lập (trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân) và có nhiều điểm khác biệt về quyền và nghĩa vụ của các loại hình doanh nghiệp này. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp các quyền, nghĩa vụ chung của công ty và doanh nghiệp tư nhân đã được quy định thống nhất tại (Điều 7 và Điều 8). Thiết nghĩ về lâu dài, các quy định về quyền và nghĩa vụ này cũng cần được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số quyền mới của công ty và của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong Luật doanh nghiệp như quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (Điều 7); quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào (điều tra).
Có thể nói những quy định này đã góp phần tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư phát huy ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status