Thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp, những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp, những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung



Lời nói đầu 1
Chương I 2
1.SỰ RA ĐỜI LUẬT DOANH NGHIỆP 2
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 5
1.Phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 5
2.Đối tượng được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và góp vốn vào doanh nghiệp. 6
3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp. 6
4 Các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp. 9
4.1.Chia doanh nghiệp 9
4.2.Tách doanh nghiệp 10
4.3. Hợp nhất doanh nghiệp 10
4.4. Sáp nhập doanh nghiệp 11
4.5. Chuyển đổi doanh nghiệp 12
5. Giải thể doanh nghiệp 12
6. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp 13
Chương II 15
Thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp 15
Thành tựu và những vấn đề đặt ra 15
I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC 15
1.Về phía các cơ quan Nhà nước, 15
Văn bản pháp luật 64
Tài liệu khác 64
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


-CP ngày 3 tháng 3 năm 1999 về hàng hoá cấm kinh doanh, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Thêm vào đó, theo các Nghị định này thì có tới 4 Bộ đuợc quyền hướng dẫn về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề này, bao gồm Bộ Công an, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. hay đối với nghề y học cổ truyền, Bộ Y tế vừa có văn bản điều chỉnh việc hành nghề y học cổ truyền lại vừa có văn bản riêng điều chỉnh việc hành nghề y học tư nhân (Thông tư số 13/1999/TT-BYT ngày 31 tháng 7 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẩn Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và Nghị định số 06/CP ngày 29 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ về cụ thể hoá một số điều trong Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y). Tình trạng ấy làm cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực đén nay, nhiều Bộ, ngành vẫn chưa ban hành được quy đinh về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề thuộc quyền quản lý của mình. Do đó, việc đăng ký kinh doanh trong các ngành nghề này đã bị đình lại vì cơ quan đăng ký kinh doanh phải chờ hướng dẫn của cấp trên. Những bất câp này đã làm cho không ít doanh nghiệp bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Thiệt hại này không dễ gì tính được và không ai có thể bồi thường được cho doanh nghiệp.
Thêm vào đó, Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2000 về việc bãi bỏ một số loại giấy phép và chuyển một số loại giấy phép thành điều kiện kinh doanh một lần nữa trao thẩm quyền quy định các điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh cho các Bộ quản lý ngành và yêu cầu các Bộ quản lý ngành ban hành các quy định này trước ngày 1 tháng 10 năm 2000. Tuy nhiên, hầu hết các Bộ, ngành đều vẫn chưa thực hiện đúng tiến độ của Chính phủ giao.
Thứ ba, việc đăng ký kinh doanh với các ngành nghề mới.
Với sự sáng tạo không ngừng của con người , nhất là dưới áp lực của cạnh tranh trong nèn kinh tế thị trường, việc phát sinh các ngành nghề kinh doanh mới là một lẽ tất nhiên. Sự nảy sinh và phát triển của những ngành nghề kinh doanh mới chính là biểu hiện của sức phát triển và sức sáng tạo của nền kinh tế thị trường. Vì thế, về mặt pháp luật, viêc ghi nhận tinh thần “doanh nghiệp được làm tất cả những gì pháp luật không cấm” trong Luật doanh nghiệp là hoàn toàn hợp quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trước đòi hỏi của việc chuyển sang nền kinh tế tri thức. Khi tinh thần đó đã được pháp luật thừa nhận thì đương nhiên, đối với những ngành, nghề kinh doanh mới, chưa được liệt vào danh mục ngành, nghề bị cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được tự do kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế thi hành Luật doanh nghiệp trong thời gian qua cho thấy, để đảm bảo thực thi tinh thần ấy trên thực tế, công việc không hoàn toàn đơn giản. Hầu hết các cơ quan đăng ký kinh doanh của các địa phwơng đều rất lúng túng và ngần ngại khi phải giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, nghề mới, chưa được liệt kê trong các ngành nghề kinh doanh thông thường đã từng tồn tại ở Việt Nam. Ví dụ, đối với nghề thám tử tư, dịch vụ tâm lý xã hội, dịch vụ tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình, Đã có trường hợp trong thực tế, một công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động trong nghề thám tử tư rồi lại bị thu hồi giấy phép. Đó là vụ một Công ty trách nhiệm hữu hạn điều hành và bảo vệ ở Hà Nội. Công ty này đựơc Sở Kế hoạch Đầu tư thành phó Hà nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 24 tháng 3 năm 2000 nhưng đến ngày 21 tháng 4 năm 2000 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ra thông báo yêu cầu công ty này ngừng hoạt động để chờ hướng dẫn của Bộ Công an, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cũng đã từ chối việc xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các công ty thực hiện dịch vụ thám tử tư. Nguyên nhân của vụ việc này, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư là do các ngành nghề chưa có văn bản hướng dẫn thi hành của cấp Trung ương (?).
Thứ tư, những rắc rối mang tính “hậu đăng ký kinh doanh”
Để khai sinh được một doanh nghiệp, công việc không chỉ do cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện là xong. Theo pháp luật hiện hành, sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành việc đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính và phải đợi cơ quan Công an cấp con dấu thì doanh nghiệp mới có thể tiến hành giao dịch được. Rất nhiều doanh nghiệp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh song vẫn không thể đi vào hoạt động được. Nguyên nhân là do cơ quan thuế chậm làm thủ tục đăng ký thuế và đặc biệt có tình trạng cơ quan công an chậm cấp con dấu cho doanh nghiệp hoạt động.
Theo báo báo điều tra thi hành Luật doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (phát hành tháng 12 năm 2000), cho biết, qua thực tế điều tra cho thấy, việc tiến hành thủ tục khắc dấu ỏ một số địa phương vẫn còn rất chậm. Một doanh nghiệp làm công tác tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp cho biết: thực tế việc khắc dấu phải mất tới 21 đến 28 ngày, nếu muốn làm nhanh hơn, thì doanh nghiệp buộc phải có “cách tiếp cận khác” tương tự như vậy, việc đăng ký mã số thuế cũng còn chậm và nếu muốn được đăng ký thuế ngay thì doanh nghiệp vẫn phải chi cho “khoản tế nhị”.
7. VỀ VẤN ĐỀ GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP.
  Khoản 4 điều 3 Luật doanh nghiệp quy định: “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do các thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”. Quy định này có thể làm nảy sinh những vướng mắc trong thực tiễn. Theo quan niệm truyền thống thì tài sản là một tập hợp quyền trên vật có hiệu lực chống lại những người khác và các quyền đó có thể định giá được bằng tiền. Bộ luật Dân sự cũng quy định tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản9. Trong khi đó trong nền kinh tế thị trường, hình thức góp vốn vào doanh nghiệp là rất phong phú và đa dạng. Ngoài hình thức góp vốn bằng những tài sản theo cách hiểu truyền thống, còn có những hình thức góp vốn khác mà Luật doanh nghiệp (cũng như các văn bản hướng dẫn) hiện hành chưa có quy định cụ thể, chẳng hạn như hình thức góp vốn bằng các loại dịch vụ tư vấn pháp lý, kinh tếNgười làm viễn thông có thể góp vốn bằng dịch vụ viễn thông, người lái xe có thẻ góp vốn bằng công lao động lái xe trong công ty du lịchThành viên công ty có thể góp vốn bằng khả năng ngoại giao, bằng trí tuệ, mối quan hệ, kinh nghiệm kinh doanh của mình thông qua một dịch vụ và cũng có thể góp vốn bằng uy tín của các thành viên công ty mà không nhất thiết phải có tiền mới có thể trở thành thành viên công ty.
8. VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP.
Thứ nhất, Luật doanh nghiệp quy định về sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty với phạm vi rất hạn hẹp. Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể được chia, tách thành các công ty cùng loại; cũng như vậy việc hợp nhất hay sáp nhập công ty cũng chỉ có thể được thực hiện giữa các công ty cùng loại với nhau.
Thứ hai, Luật doanh nghiệp quy định chưa hợp lý về vấn đề chuyển đổi hình thức pháp lý của công ty. Chuyển đổi công ty là một trong những hình thức tổ chức lại công ty. Đây là một vấn đề mới lần đầu tiên được đề cập tới trong Luật doanh nghiệp. Những quy định tổ chức lại doanh nghiệp trong đó có chuyển đổi công ty đã đáp ứng được nhu cầu của các công ty, tạo điều kiện cho các công ty cải tổ, đổi mới lại cơ cấu tổ chức, loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém, trì trệ, thua lỗ kéo dài nhằm cơ cấu lại nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới và phức tạp nên Luật doanh nghiệp mới chỉ quy định về việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại (Điều 109 Luật doanh nghiệp), chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
Việc quy định như trên đã phần nào hạn chế quyền tự do kinh doanh của chủ doanh nghiệp, giảm chức năng động của thị trường. Với quy định này, nhu cầu tổ chức lại doanh nghiệp trong nhiều trường hợp sẽ không được đáp ứng cho dù doanh nghiệp hoàn toàn có thể giải quyết tốt quyền lợi của các chủ nợ, cũng như của tập thể người lao động khi tiến hành tổ chức lại.
9.VỀ VẤN ĐỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
Gỉải thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính chất hành chính, hậu quả của nó là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế. Giải thể trước hết là quyền của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 111 Luật doanh nghiệp còn quy định trường hợp giải thể bắt buộc, trường hợp này thì giải thể là một nghĩa vụ. Đó là khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (khoản 4 điều 111 Luật doanh nghiệp). Đây là một điểm mới của Luật doanh nghiệp so với luật Công ty năm 1990. Luật...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status