Các nội dung chủ yếu của AFTA và lịch trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Các nội dung chủ yếu của AFTA và lịch trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam



 
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA) 2
II. LỊCH TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM 9
II. NHững cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia vào AFTA /CEPT 13
Tài liệu tham khảo 23
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hưa chế biến nhạy cảm: Các mặt hàng trong danh mục này có thời hạn giảm thuế muộn hơn, cụ thể là năm 2010 hay muộn hơn nữa đối với mặt hàng nhạy cảm cao.
Danh mục loại trừ hoàn toàn: Gồm các sản phẩm không tham gia Hiệp CEPT. Đây là các sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh Quốc gia, đạo đức xã hội .... Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan CEPT còn quy định việc xoá bỏ hạn chế về số lượng nhập khẩu, các rào cản phi thuế quan khác và các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan.
> 20
20
15
10
5
0
1993 1998 2000 2001 2003 2008
Tiến trình cắt giảm thuế bình thường
Tỷ lệ (%)
Lịch trình cũ Lịch trình mới
> 20
20
15
10
5
0
1993 1998 2000 2001 2003 2008
Tình hình cắt giảm thuế nhanh
Tỷ lệ thuế(%)
Từ quá trình cắt giảm liên tục hàng năm và thực trạng dòng thuế của sáu nước thành viên cũ phản ánh xu hướng thuế quan theo CEPT đạt dưới 5% vào năm 2003, đồng thời nhằm đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại ASEAN tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính tiền tệ đang làm suy thoái kinh tế, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 năm 1998 quyết định việc rút ngắn thực hiện CEPT còn 9 năm đối với 6 nước thành viên cũ và 10 năm tính từ khi gia nhập đối 4 nước thành viên mới với mục tiêu tối đa hoá dòng thuế 0-5%. Đồng thời, các nước thành viên cũng loại bỏ hạn chế về định lượng và các hàng phi thuế quan vốn đang cản trở nhiều đến tự do hoá thương mại khu vực.
Việc trao đổi của các Quốc gia thành viên trong Chương trình CEPT dựa trên nguyên tắc có đi có lại có nghĩa là các nước sẽ cắt giảm thuế lẫn nhau. Để được hưởng ưu đãi thuế quan sản phẩm phải thoả mản các điều kiện. Thứ nhất, sản phẩm phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế. Thư hai, sản phẩm phải có mức thuế nhập khẩu bằng hay cao hơn 20%. Thứ ba, sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được hội đồng AFTA thông qua. Thư tư, sản phẩm đó là một sản phẩm của ASEAN có hàm lượng nội địa ít nhất là 40%.
Đối với việc giảm thuế theo lộ trình CEPT để phục vụ cho việc trao đổi thuận lợi giữa các nước. Các nước hình thành hệ thống thủ tục hải quan bao gồm: Thống nhất biểu thuế quan theo hệ thống điều hoà của hội đồng hợp tác hải quan HS từ 6-10 chữ số. Hệ thống tính giá hải quan theo quy định của các nước ASEAN; Hệ thống thủ tục hải quan được thống nhất và chia thành ba luồng: Luồng xanh dành cho hàng hoá miễn giảm thuế, luồng vàng dành cho hàng hoá đóng thuế bình thường, luồng đỏ các hàng hoá cấm buôn bán, hàng hoá loại trừ.
Ngoài ra nội dung của AFTA còn quy định hợp tác ở lĩnh vực thương mại cũng là một trong những điểm quan trọng trong tiến trình tiếp cận mục tiêu tự do hoá thương mại cũng như xúc tiến hơn nữa mọi hoạt động trao đổi và mậu dịch của ASEAN. Quy định hợp tác đầu tư nhằm mục đích tự do hoá lĩnh vực đầu tư. Quy định hợp tác phát triển công nghiệp, hợp tác về tài chính ngân hàng.
II. Lịch trình cắt giảm thuế quan của việt nam
Việc công bố lịch trình giảm thuế với ASEAN là nghĩa vụ của mỗi nước thành viên.Thời hạn giảm thuế của lịch trình này đã được quy định rõ trong Hiệp định CEPT. Đối với Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất là lịch trình giảm thuế phải được xây dựng phù hợp với phương hướng và các biện pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư của từng ngành sản xuất cụ thể do việc tham gia AFTA đề ra, nhằm tranh thủ lợi thế của AFTA, phát huy và nâng cao hiệu quả cho nền sản xuất trong nước, khắc phục tối đa những bất lợi do giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hiện nay, chúng ta đã và đang xây dựng một lộ trình Việt Nam tham ra AFTA. Lộ trình này gồm ba nội dung chính đó là: Lịch trình giảm thuế những mặt hàng đưa vào thực hiện giảm thuế theo CEPT; Kế hoạch áp dụng và xoá bỏ các biện pháp hạn chế về số lượng và các biện pháp phi thuế quan khác gắn với lịch trình giảm thuế; phương hướng và các biện pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư của từng ngành sản xuất trong điều kiện Việt Nam thực hiện AFTA.
Ba nội dung trên của lộ trình đòi hỏi tính đồng bộ và thống nhất rất cao. Nếu lịch trình giảm thuế không được liên hệ với phương hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư của từng ngành sản xuất, kế hoạch áp dụng và xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan không đi theo và hổ trợ cho chương trình giảm thuế thì chúng ta khó có thể đảm bảo việc tham gia thực hiện AFTA một cách có hiệu qủa.
Thực hiện cam kết giữa Việt Nam và ASEAN, ngày 10/12/1995 tại phiên họp lần thứ 8 của Hội đồng AFTA Bộ trưởng tài chính Việt Nam đã công bố với các nước ASEAN bốn danh mục hàng hoá theo Hiệp định CEPT: Danh mục loại trừ hoàn toàn, Danh mục loại trừ tạm thời, Danh mục cắt giảm thuế quan, Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm. Các mục trên được đưa ra dựa trên cơ sở các nguyên tắc sau: Không gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách; Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước; Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho nền sản xuất trong nước; hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở quy định của Hiệp định CEPT để tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài. Lịch trình giảm thuế của Việt Nam được công bố cụ thể như sau:
Danh mục các sản phẩm giảm thuế:
Tiến trình cắt giảm bình thường:
Sản phẩm có thuế suất lớn hơn 20% sẽ giảm xuống thấp hơn 20% vào1/1/1998; còn 0-5% vào 1/1/2003
Sản phẩm có thuế suất nhỏ hơn hay bằng 20% sẽ giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2000.
Tiến trình giảm nhanh:
Sản phẩm có thuế suất lớn hơn 20% giảm còn 0-5% vào 1/1/2000
Sản phẩm có thuế suất nhỏ hơn hay bằng 20% sẽ giảm còn 0-5% vào 1/1/1998.
Tuy tham gia sau, nhưng ngay từ tháng 10/1995, Việt Nam đã chính thức công bố danh mục giảm thuế nhập khẩu 1633 mặt hàng cho cả thời kỳ 1996-2000. D anh mục cắt giảm thuế quan ngay của Việt Nam chủ yếu bao gồm những mặt hàng đang có thuế suất thấp hơn 20% và một số mặt hàng có thuế suất cao nhưng Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu. Các mặt hàng được đưa vào cắt giảm thuế ngay của Việt Nam chỉ chiếm 50,51% tổng số các mặt hàng có trong biểu thuế, thấp hơn so với tỷ lệ của các nước ASEAN khác trung bình là 85%. Song đây là biện pháp an toàn nhất để Việt Nam có thời gian nghiên cứu kỹ thêm và rút ra các bài học kinh nghiệm trong những năm đầu thưc hiện CEPT.
Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (loại trừ tạm thời) sẽ:
Chuyển sang danh mục cắt giảm thuế trong vòng 5 năm từ 1/1/1996 –1/1/2000
Mỗi năm chuyển 20% số sản phẩm trong danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục cắt giảm thuế.
Danh mục loại trừ tạm thời của Việt Nam được xây dựng căn cứ vào quy định CEPT về kế hoạch phát triển kinh tế 2010 của các ngành kinh tế trong nước nhằm đạt được yêu cầu không ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách và bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước có tiềm năng phát triển. Danh mục này có khoảng 1200 mặt hàng chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng tuy có thuế suất dưới 20% nhưng trước mắt còn phải bảo hộ bằng thuế nhập khẩu hay các mặt hàng đang được áp dụng các biện pháp phi thuế quan ngoài biện pháp hạn chế số lượng như phải có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành, hàng phải qua kiểm tra nhà nước về chất lượng hay là những mặt hàng dự kiến nâng thuế suất. Trong số những mặt hàng nói trên, từ 1/1/1999-1/1/2003 mỗi năm chúng ta phải chuyển 20% sang danh mục cắt giảm để điều hành cắt giảm.
Danh mục loại trừ hoàn toàn:
Là những sản phẩm hoàn toàn không được đưa vào danh mục cắt giảm thuế bao gồm các sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, sức khoẻ con người, động thực vật bảo tồn các giá trị văn hoá nghệ thuật. Danh mục loại trừ hoàn toàn này được xây dựng phù hợp với Điểm 9 của Hiệp định CEPT và thêm vào những mặt hàng mà Việt Nam hiện đang nhập khẩu nhiều từ các nước ASEAN nhưng không có khả năng xuất khẩuvà đang có mức thuế cao trong biểu thuế .Danh mục này hiện đang có trên 150 mặt hàng thuộc những nhóm hàng như: Các loại động vật sống, sữa, rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, thuốc lổ, vũ khí, xăng dầu, ô tô chở khách dưới 15 chỗ ngồi
Danh mục sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến nhạy cảm:
Các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến nhạy cảm thực tế cắt giảm vào 1/1/2001và kết thúc vào 2010 với mức thuế suất 0-5%.
Các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến nhạy cảm cao cũng kết thúc vào năm 2010
Danh mục này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các nứơc ASEAN và căn cứ vào yêu cầu bảo hộ cao của sản suất trong nước về những mặt hàng này. Danh mục này hiện có gần 50 mặt hàng thuộc các nhóm hàng như: Thịt, trứng gia cầm, các loại hoa quả, thóc
Tiến trình cắt giảm, mặc dù theo quy định của CEPT là có hai kênh giảm nhanh và giảm thông thường đồng tuyến, nhưng vận dụng giữa các nước thành viên không quy định bắt buộc các nước phải theo tiến trình cắ giảm nhanh, Việt Nam đã không áp dụng tiến trình cắt giảm nhanh.Tuy vậy, các sản phẩm hiện có thuế suất 0-5%, tức là đã thoả mãn các yêu cầu của CEPT, có thể mặc nhiên được xếp vào loại thực hiện tiến trình cắt giảm nhanh. Do đó hai năm 1996-1997, Việt Nam trên thực tế không thực hiện cắt giảm thuế quan mà chỉ đưa 875 mặt...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status