Vận dụng các chính sách marketting trong kinh doanh lữ hành tại trung tâm du lịch Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Vận dụng các chính sách marketting trong kinh doanh lữ hành tại trung tâm du lịch Hà Nội



Lời mở đầu 1
Chương I: Những khái niệm chung về marketting và các chính sách marketting trong kinh doanh lữ hành. 4
I. Một vài khái niệm chung 4
1. Những hiểu biết chung về marketting 4
2. Những hiểu biết chung về marketting du lịch. 6
3. Khái niệm về kinh doanh lữ hành 9
II. Các chính sách marketting trong kinh doanh lữ hành 9
1. Chính sách sản phẩm 9
1.1. Nội dung 9
1.2. Những yếu tố cấu thành sản phẩm 10
1.2.1. Lợi ích cốt lõi 10
1.2.2. Sản phẩm hiện thực 10
1.2.3. Sản phẩm mong đợi 10
1.2.4. Sản phẩm bổ sung 11
1.2.5. Sản phẩm tiềm năng 11
1.3. Nghiên cứu vòng đời của sản phẩm. 11
1.4. Các giai đoạn của vòng đời sản phẩm và vận dụng các chính sách marketting của từng giai đoạn. 12
1.4.1. Giai đoạn thâm nhập 12
1.4.2. Giai đoạn tăng trưởng 13
1.4.3. Giai đoạn chín muồi 13
1.4.4. Giai đoạn suy tàn 14
2. Chính sách giá 14
2.1. Nội dung 14
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách giá 15
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g có vai trò to lớn trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá nói chung và cả trong xã hội phát triển theo định hướng tiêu dùng.Nó có vai trò rất lớn đối với cả người sản xuất , cả người tiêu dùng theo nghĩa rộng nhất.
Theo quan điểm về Marketting hiện đại thì không một cá thể nào tồn tại biệt lập với nền sản xuất hiện hành và đối với xã hội mà họ đang sống Điều đó được thể hiện ở chỗ người sản xuất thì muốn tạo ra nhiều lợi nhuận, người bán hàng thì muốn tạo ra nhiều lợi ích còn người tiêu dùng thì muốn mua được những loại hàng hoá ,dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của mình v...v .Vì vậy khi họ muốn tồn tại thì đều sử dụng những cách thức nào đó để thực hiện mục tiêu của mình và điều đó có nghĩa là họ đã thực hành hay tiếp xúc với Marketting .
Việc hiểu biết về Marketting sẽ cho phép mỗi chủ thể dù ở vị trí nào trong các khâu của quá trình sản xuất xã hội đều có thể đưa ra những giải pháp tối ưu để giải quyết công việc của mình.
Marketting bao gồm rất nhiều hoạt động liên quan và hỗ trợ cho nhau, chẳng hạn như thông tin về Marketting, phân tích tiêu dùng, quản trị marketting ,kế hoạch hoá sản phẩm ,kế hoạch phân phối , kế hoạch về giá cả v...v và vai trò của marketting thay đổi tuỳ từng trường hợp vào sự biến đổi của tình hình thực tiễn liên quan tới các quyết định của marketting.
Theo Phillip Kotter thì marketting là tổng thể của một loạt các khái niệm như nhu cầu, mong muốn, yêu cầu hàng hoá, trao đổi , giao dịch , thị trường
Năm 1960 thì Hiệp hội Marketting Mỹ (American Marketting Association) đã đưa ra một định nghĩa về marketting - đây được coi là định nghĩa về marketting cổ điển
Marketting là một quá trình mà ở đó cấu trúc nhu cầu về hàng hoá và
dịch vụ được đoán và được thoả mãn thông qua một quá trình từ nhận thức , thúc đẩy và phân phối hàng hoá và dịch vụ
Cho đến năm 1985 thì thực tế phát triển kinh tế xã hội Mỹ đòi hỏi phải có một cách hiểu đầy đủ hơn về marketting .Bởi vậy , Hiệp hội marketting Mỹ đã đưa ra một định nghĩa mới thích hợp hơn về marketting
Marketting là sự đoán , sự quản lý và sự thoả mãn nhu cầu thông
qua quá trình trao đổi
Như vậy , hoạt động marketting được phản ánh bởi nhu cầu của người tiêu dùng và nhu cầu công chúng. Chính vì vậy chìa khoá để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của các doanh nghiệp là phải xác định đúng nhu cầu và mong muốn của thị trường khách mục tiêu , từ đó tìm mọi cách đảm bảo cho sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những cách có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh
Nếu xét trên phương diện nguồn lực thì không một công ty kinh doanh nào có đủ nguồn lực để kinh doanh trên mọi thị trường và luôn làm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh dẫn đến hiệu quả kinh doanh trên thị trường sẽ giảm . Bởi vậy , marketting bao giờ cũng tập trung vào một thị trường khách nhất định gọi là thị trường mục tiêu nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao
Và để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thì các doanh nghiệp bao giờ cũng sử dụng tổng hợp và phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách Marketting cũng như việc phối hợp Marketting với các chính sách khác của doanh nghiệp để hướng tới sự thoả mãn cao nhất của khách hàng . Nhưng để một doanh nghiệp luôn đạt được sự thoả mãn về nhu cầu của khách hàng là cả một quá trình lâu dài . Chính vì vậy việc thực hiện các chính sách Marketting phải dựa trên cơ sở phát triển của thị trường và luôn thay đổi sao cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường
Do đó có thể gọi marketting là một quá trình bởi marketting luôn gắn liền với thị trường , mà thị trường thì luôn biến đổi không ngừng kéo theo sự vận động của marketting
Ngoài ra , marketting còn bao gồm các chính sách , bịên pháp , nghệ thuật trong kinh doanh nhằm thoả mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận ở mức tối đa . Tuy nhiên , việc vận dụng vào thực tế có thành công hay không là phụ thuộc vào các doanh nghiệp thực hiện.
2. Những hiểu biết chung về marketting du lịch
Hoạt động du lịch mang tính dịch vụ rõ nét , nó phát triển và càng phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế phát triển mạnh
Tính dịch vụ trong hoạt động du lịch được Phillip Kotter định nghĩa cụ thể như sau: dịch vụ là biện pháp hay lợi ích mà bên này có thể cung cấp cho bên kia thông qua hình thức cung ứng hay trao đổi , chủ yếu là vô hình hay không dẫn đến quyền sở hữu . Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền với các sản phẩm vật chất
Ngoài đặc tính của sản phẩm dịch vụ nói chung thì sản phẩm du lịch còn có những đặc điểm sau :
Tính vô hình hay tính phi vật chất : Sản phẩm du lịch không thể sờ
thấy được trước khi ta tiêu dùng chúng . Ví dụ : Một người lưu trú qua đêm tại khách sạn hay mua một tour du lịch thì không thể biết trước cụ thể chất lượng của sản phẩm đó đến đâu . Chất lượng của sản phẩm du lịch chỉ có thể được đánh giá sau khi tiêu dùng chúng hay thông qua sự cảm nhận , độ thoả mãn của khách v....v.
Tính không thể phân chia : Quá trình sản xuất ra sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời không tách rời nhau . Sản phẩm du lịch không thể được hình thành trước khi tiêu thụ , và sản phẩm du lịch không thể tách rời khỏi nguồn gốc của nó . Sản phẩm du lịch thường cố định ở một nơi nào đó ở xa nơi cư trú của khách . Người tiêu dùng sau khi mua thì đến đó để thưởng thức các sản phẩm du lịch . Có nghĩa là người tiêu dùng phai bỏ tìên ra trước khi lấy sản phẩm và trước khi sử dụng sản phẩm . Sản phẩm du lịch được tạo ra bởi nhiều ngành , nhiều lĩnh vực kinh doanh , cho nên giữa các ngành có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
Tính không ổn định và khó xác định chất lượng : Chất lượng dịch vụ thường dao động và tuỳ từng trường hợp vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ , việc thẩm định chất lượng sản phẩm dịch vụ phụ thuộc chủ yếu vào sự cảm nhận của khách hàng . Vì vậy , người phục vụ cung ứng dịch vụ phải thường xuyên theo dõi tâm lý của khách để có những quyết định đúng đắn.
Tính không lưu giữ được : Sản phẩm dịch vụ du lịch không thể tồn kho không thể lưu giữ được
Từ những đặc tính của sản phẩm du lịch kể trên , ta thấy rằng việc thực hiện các chính sách marketting trong du lịch cần tuân thủ những nguyên tắc của lĩnh vực kinh doanh du lịch nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh . Đồng thời củng cố niềm tin của khách hàng bằng cách tăng tính hữu hình của sản phẩm thông qua các biện pháp mở rộng quảng cáo , giới thiệu chương trình hay khuyếch trương hình ảnh của hãng....
Chính từ những đặc điểm phức tạp này dẫn đến nhiều cách giải quyết khác nhau , quan điểm khác nhau về marketting du lịch
* Theo Hiệp hội Marketting Mỹ thì Marketting du lịch là sự thực hiện các hoạt động kinh doanh để điều khiển hay lưu thông hàng hoá dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng
* Theo tổ chức du lịch thế giới WTO : Marketting du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu đoán , tuyển chọn dựa trên cơ sở nhu cầu của khách nhằm đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và nhằm mục đích thu nhiều lợi nhuận của tổ chức du lịch
* Theo ông Micheal Coltman thì marketting du lịch là một hệ thống
nghiên cứu và lên kế hoạch nhằm lập định cho một tổ chức , một triết lý điều hành hoàn chỉnh và toàn bộ sách lược , chiến lược bao gồm :
Quy mô hoạt động
Thể thức cung cấp
Phương pháp quản trị
đoán sự việc
Xây dựng giá cả
Quảng cáo khuyếch trương
Lập ngân quỹ cho hoạt động Marketting
* Định nghĩa của Alastair M . Morrison : Marketting du lịch là một quá trình liên tục , qua đó các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn lập kế hoạch nghiên cứu , thực hiện , kiểm soát và đánh giá các hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng , và những mục tiêu của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất . Marketting đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của mọi người trong doanh nghiệp dựa trên 6 nguyên tắc :
Thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Marketting là quá trình liên tục , là hoạt động quản lý liên tục
Liên tục nhưng gồm nhiều bước nối tiếp nhau
Nghiên cứu marketting đóng vai trò then chốt
Sự phụ thuộc lẫn nhau của các công ty và khách sạn có mối quan hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau
Marketting không phải là trách nhiệm của một bộ phận mà là tất cả các bộ phận . Marketting du lịch là hoạt động marketting trên thị trường du lịch và trong lĩnh vực du lịch
3. Khái niệm kinh doanh lữ hành
* Theo nghĩa rộng thì kinh doanh lữ hành là việc tổ chức các hoạt động nhằm củng cố các dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của con người trong sự di chuyển đó với mục đích lợi nhuận .
* Theo nghĩa hẹp thì kinh doanh lữ hành là việc xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi . Theo như định nghĩa này thì sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch. Và bất kỳ doanh nghiệp nào có kinh doanh lữ hành đều được gọi là doanh nghiệp lữ hành
II/ Các chính sách marketting trong kinh doanh lữ hành
1.Chính sách sản phẩm
1.1. Nội dung
Theo Phillip Kotler thì sản phẩm được định nghĩa như sau : Sản phẩm là những gì có thể cung cấp cho thị trường , được thị trường đòi hỏi và tiêu thụ mà nó...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status