Thiết kế nhà điều hành sản xuất công ty than Uông Bí - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thiết kế nhà điều hành sản xuất công ty than Uông Bí



NHIỆM VỤ
1. Giới thiệu về công trình
2. Các giải pháp kiến trúc của công trình
3. Các giải pháp kỹ thuật của công trình
4. Điều kiện địa chất, thuỷ văn .
 
CÁC BẢN VẼ KÈM THEO:
1. KT 01 – Mặt đứng, mặt bên
2. KT 02 – Mặt cắt 1-1, 2-2
3. KT 03 – Mặt bằng tầng 1, tầng trệt
4. KT 04 – Mặt bằng tầng điển hình, tầng thượng

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a.
a. Phương án đào móng
- Phương án kết hợp giữa cơ giới và thủ công.
Đây là phương án tối ưu để thi công. Ta sẽ đào bằng máy tới cao trình đáy giằng móng ở cốt -1,2 m so với cốt thiên nhiên, còn lại sẽ đào bằng thủ công.
Theo phương án này ta sẽ giảm tối đa thời gian thi công và tạo điều kiện cho phương tiện đi lại thuận tiện khi thi công.
Hđượcơ giới = 1,2 m
Hđthủ công = 0,5m
Đất đào được bằng máy xúc lên ô tô vận chuyển ra nơi quy định. Sau khi thi công xong đài móng, giằng móng sẽ tiến hành san lấp ngay. Công nhân thủ công được sử dụng khi máy đào gần đến cốt thiết kế, đào đến đâu sửa đến đấy. Hướng đào đất và hướng vận chuyển vuông góc với nhau.
Sau khi đào đất đến cốt yêu cầu, tiến hành đập đầu cọc, bẻ chếch chéo cốt thép đầu cọc theo đúng yêu cầu thiết kế.
- Khi thi công công tác đất cần hết sức chú ý đến độ dốc lớn nhất của mái dốc và việc lựa chọn độ dốc hợp lý vì nó ảnh hưởng tới khối lương công tác đất, an toàn lao động và giá thành công trình.
- Chiều rộng đáy hố đào tối thiểu phải bằng chiều rộng của kết cấu cộng với khoảng cách neo chằng và đặt ván khuôn cho đế móng. Trong trường hợp đào có mái dốc thì khoảng cách giữa chân kết cấu móng và chân mái dốc tối thiểu bằng 30 cm ta chọn khoảng cách là 50cm.
- Đất thừa và đất không đảm bảo chất lượng phải đổ ra bãi thải theo đúng quy định, không được đổ bừa bãi làm ứ đọng nước, gây ngập úng công trình, gây trở ngại cho thi công.
b. Thể tích đất đào hố móng
Chiều sâu đặt đài của móng M1 là hm = - 1,7 m so với mặt đất tự nhiên. Như vậy đài cọc sẽ nằm trong lớp 1, là lớp cát pha dẻo. Do mực nước ngầm thấp ,không ảnh hưởng đến phần đào đất nên có thể không cần gia cố miệng hố đào chống sụt lở (mà chỉ cần mở rộng ta luy theo quy phạm trong quá trình đào đất).
Do chủ yếu móng nằm trong lớp cát pha dẻo, do vậy ta chỉ tìm hệ sồ mái dốc của lớp này. Tra bảng 1-1 (sách kỹ thuật xây dựng 1) ứng với lớp cát, ta được độ dốc của hố đào là: 1 : 1. ® B = H.1 = 1,7.1 = 1,7m. Vậy kích thước mặt trên hố móng: b = a + 2B
Với a là cạnh đáy(đã mở rộng)
H là chiều sâu
B là độ mở rộng của miệng hố móng
Móng M1 có kích thước đáy đài cọc: 2,4x3,2m
® Kích thước đáy hố móng là: 3,6x4,4m
® Kích thước trên mặt hố móng là: 3,6 + 2 .1,7 = 7 m; 4,4 + 2 .1,7 = 7,8 m
Móng M2 có kích thước đáy đài cọc: 2,4x5,7m
® Kích thước đáy hố móng là: 3,6x6,9 m
® Kích thước trên mặt hố móng là: 3,6 + 2 .1,7 = 7 m; 6,9 + 2 .1,7 = 10,3 m
Móng M3 có kích thước đáy đài cọc: 1,8x1,8m
® Kích thước đáy hố móng là: 3x3m
® Kích thước trên mặt hố móng là: 3 + 2.1,7 = 6,4 m.
Móng M4 có kích thước đáy đài cọc: 3,3x5,93m
® Kích thước đáy hố móng là: 4,5x7,13m
® Kích thước trên mặt hố móng là: 3,3 + 2.1,7 = 6,7m; 7,13 + 2.1,7 = 10,53m
Móng M5 có kích thước đáy đài cọc: 1,75x8,05m
® Kích thước đáy hố móng là: 2,35x8,65m
® Kích thước trên mặt hố móng là: 2,35 + 2.0,775 = 3,9 m; 8,65 + 2.0,775 = 10,2m.
- Xác định khối lượng đất đào:
- Trên cơ sở kích thước hố đào trên ta chọn giải pháp đào thành ao
- Thể tích hào móng được tính toán theo công thức:
Trong đó: H: Chiều sâu khối đào
a,b: Kích thước chiều dài, chiều rộng đáy hào
c,d: Kích thước chiều dài, chiều rộng miệng hào
*Với móng đoạn trục (A-D)(1-8)
*Khối lượng đất đào bằng máy là:
V1 = =1006m3
Trừ phần ngoài trục A,1
V2 = =110m3
*Khối lượng đất đào bằng thủ công là :
V3 = = 361m3
Trừ phần ngoài trục A,1
V4 = =41m3
*Với móng đoạn trục (A-A*) (4-5)
*Khối lượng đất đào bằng máy là :
V5 = = 53 m3
Khối lượng đất đào bằng thủ công là :
V6 = =13m3
Vậy khối lượng đất đào bằng máy của các hố móng là :
V* =V1-V2+V5 =1006-110+53=949 m3
Khối lượng đất đào bằng thủ công của các hố móng là :
V** =V3-V4+V6 =361-41+13=333 m3
Tổng khối lượng đất đào của các hố móng là :
V = V*+V** =949+333= 1282 m3
b. Thể tích đất đắp
*Với móng M1
Vđài = 14.2,4.3,2.1,1 = 118,3 m3
- Thể tích bê tông lót:
Vlót = 14.2,6.3,4.0,1 = 12,4 m3
*Với móng M2
Vđài = 2.2,4.5,7.1,1 = 30 m3
- Thể tích bê tông lót:
Vlót = 2.2,6.5,9.0,1 = 3,1 m3
*Với móng M3
Vđài = 2.1,8.1,8.1,1 = 7,2 m3
- Thể tích bê tông lót:
Vlót = 2.0,1.2.2 = 0,8 m3
*Với móng M4
Vđài = 6.3,3.5,93.1,1 = 129 m3
- Thể tích bê tông lót:
Vlót = 6.0,1.3,5.6,13 = 12,8m3
- Thể tích bêtông giằng:
Vgiằng = 0,4.0,7.115 = 32 m3
Trong đó 115m là tổng chiều dài của giằng móng
Khối lương bêtông móng dùng để đổ cho toàn công trình:
Vmóng =Vlót + Vđài + Vgiằng = 29 + 284,5 + 21,23 = 316 m3
Þ Sau khi đổ xong bêtông móng, ta tiến hành lấp hố móng. Lượng đất dùng để lấp hố móng là:
Vlấp = Vđào - Vmóng/Ktơi =(1822 - 316)/1,03 = 1462m3
Þ Khối lượng đất thừa:
Vthừa = Vđào -Vlấp = 1822 - 1462= 360m3
BẢNG THỐNG KÊ CÔNG TÁC ĐẤT
Khối lượng đào máy
Khối lượng đào thủ công
Khối lượnglấp móng
Khối lượng chở đi
949 m3
333 m3
1462 m3
360 m3
d. Chọn máy đào đất
- Chọn máy đào gầu nghịch theo điều kiện:
Rđào á b+m.h+1+ 0,5c
Trong đó : mái dốc m = 1: 1
bề rộng của hố đào chọn b = 3,2m
Chọn chiều rộng đường máy di chuyển c = 4m
Rđào á 3,2 + 1/3 x 2,1+1+ 0,5x4 = 6,9m
Độ sâu đào lớn nhất:
Hđào á 3,25 m.
Chiều cao đổ lớn nhất :
Hđổ á Hxe tải + 1m = 2,945 + 1 = 3,945.
=> Chọn máy đào gầu nghịch EO – 3322B1
Các thông số của máy :
+ Dung tích gầu : 0,5m3.
+ Bán kính đào : 7,5m.
+ Chiều cao đổ : 4,8 m.
+ Chiều sâu đào : 4,2m.
+ Trọng lượng máy : 14,5 T.
+ chiều rộng máy: 3 m.
Hình vẽ: Mặt cắt đào đất bằng máy
Năng suất đào:
N = q nck K tg (m3/h)
q = 0,5m3 ( dung tích gầu )
kđ = 0,8 ( hệ số đầy gầu Þ đất cấp I khô 0,75 ¸ 0,9)
kt = 1,4 (hệ số tơi xốp của đất )
Ktg = 0,7 (hệ số thời gian )
nck =
Tck = tck x kvt x kquay
Máy EO-3322B1 có tck = 17 giây
Góc quay = 900 ® kvt = 1
đất đổ lên thùng xe ® kquay = 1,1
Tck = 17 x 1,1 x1 = 18,7(s )
Số chu kỳ của máy trong 1 giờ :
nck = 3600 : 18,7 = 192,51(h-1)
Năng suất đào:
N = 0,5.(0,8/1,4).192,51. 0,7 = 38,502 m3/h
Năng suất mỗi ca:
N = 38,502 x 8 = 308.016 m3/ca ( ca máy 8 giờ )
Số ca máy cần thiết để đào hết đất móng:
n = = = 2,18 ca
e. Tiêu nước và hạ mực nước ngầm
Vì mực nước ngầm nằm ở rất sâu, công trình nằm trong khu vực đã có hệ thống thoát nước đã được thi công hoàn chỉnh. Nên trong quá trình thi công đào đất hố móng ta không cần quan tâm đến giải pháp tiêu thoát nước ngầm và nước mặt mà chỉ cần chú ý bố trí máy bơm dự phòng để bơm thoát nước mưa ứ đọng lại trong các hố móng khi cần thiết.
f. Sự cố thường gặp khi đào đất
Đang đào đất gặp trời mưa to làm cho đất bị sụt lở xuống đáy móng. Khi tạnh mưa nhanh chóng lấp hết chỗ đất sập xuống, lúc vét đất sập lở cần chữa lại 15cm đáy hố đào so với cốt thiết kế. Khi bóc bỏ lớp đất chữa lại này (bằng thủ công) đến đâu phải tiến hành làm lớp lót móng bằng bê tông gạch vỡ ngay đến đó.
Cần có biện pháp tiêu nước bề mặt để khi gặp mưa, nước không chảy từ mặt đến đáy hố đào. Cần làm rãnh ở mép hố đào để thu nước, phải có rãnh con trạch quanh hố móng để tránh nước trên bề mặt chảy xuống hố đào.
Khi đào gặp đá "mồ côi nằm chìm” hay khối rắn nằm không hết đáy móng thì phải phá bỏ để thay vào bằng lớp cát pha đá dăm rồi đầm kỹ lại để cho nền chịu tải đều.
g. Sơ đồ tổ chức thi công đào đất móng
Do việc sử dụng lại đất đào để lấp hố móng và đắt nền, nên đất đào lên phải được tập kết xung quang hố móng đào sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa thuận tiện trong thi công và giảm tối đa việc trung chuyển đất không cần thiết nhằm làm giảm giá thành thi công của công trình.
Sau khi đào xong hố móng bằng thủ công và sửa lại hố móng cho bằng phẳng,đúng cao trình thiết kế, đồng thời thi công lớp bê tông lót bằng đá 1 x 2. Sau khi chuẩn bị xong hố móng thì bắt đầu thi công đài cọc.
2.4. Kỹ thuật thi công đài móng, giằng móng
2.4.1. Giác đài cọc:
- Trước khi thi công phần móng, người thi công phải kết hợp với người đo đạc trải vị trí công trình trong bản vẽ ra hiện trường xây dựng. Trên bản vẽ thi công tổng mặt bằng phải có lưới đo đạc và xác định đầy đủ toạ độ của từng hạng mục công trình. Bên cạnh đó phải ghi rõ cách xác định lưới ô toạ độ, dựa vào vật chuẩn sẵn có, dựa vào mốc quốc gia hay mốc dẫn suất, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.
- Trải lưới ô trên bản vẽ thành lưới ô trên mặt hiện trường và toạ độ của góc nhà để giác móng. Chú ý đến sự mở rộng do đào dốc mái đất.
- Khi giác móng cần dùng những cọc gỗ đóng sâu cách mép đào 2m. Trên các cọc, đóng miếng gỗ có chiều dày 20mm, rộng 150mm, dài hơn kích thước móng phải đào 400mm. Đóng đinh ghi dấu trục của móng và hai mép móng; sau đó đóng 2 đinh vào hai mép đào đã kể đến mái dốc. công cụ này có tên là ngựa đánh dấu trục móng.
- Căng dây thép (d=1mm) nối các đường mép đào. Lấy vôi bột rắc lên dây thép căng mép móng này làm cữ đào.
- Phần đào bằng máy cũng lấy vôi bột đánh để dấu vị trí đào.
2.4.2. Phá bê tông đầu cọc:
- Bê tông đầu cọc được phá bỏ 1 đoạn dài 45 cm. Ta sử dụng các công cụ như máy phá bê tông, choòng, đục...
- Yêu cầu của bề mặt bê tông đầu cọc sau khi phá phải có độ nhám , phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt đầu cọc trước khi đổ bê tông đài nhằm đảm bảo liên kết gi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status