Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Lời cam đoan

Em tên là Nguyễn Trần Hồng Hạnh, sinh viên lớp Ngân hàng thương mại K, khóa 14.
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong ” được thực hiện dưới sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân em, với sự giúp đỡ của các anh chị nhân viên làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong chi nhánh Phạm Hùng.
Em xin cam đoan các số liệu trong chuyên đề là trung thực, không sao chép các bài luận văn tốt nghiệp của khóa trước.
Nếu vi phạm lời cam đoan trên, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nhà trường và với Khoa Ngân hàng.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2015
Sinh viên


Nguyễn Trần Hồng Hạnh









Danh mục từ biết tắt

STT Viết tắt Cụm từ
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 NHNN Ngân hàng nhà nước
3 NHTM Ngân hàng thương mại
4 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
5 TCTD Tổ chức tín dụng
6 NHĐT Ngân hàng điện tử
7 E-Banking Dịch vụ ngân hàng điện tử
8 TPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
9 eBank Dịch vụ ngân hàng điện tử của TPBank
10 TMĐT Thương mại điện tử
11 HĐQT Hội đồng quản trị
12 ALCO Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có
13 CSTT Chính sách tiền tệ



Danh mục bảng biểu

Danh mục các bảng biểu :

STT Tên bảng Trang
1 Khung chính sách liên quan đến các giao dịch điện tử của ngân hàng. 14
2 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 31
3 Tình hình huy động vốn của TPBank 33
4 Quy mô dư nợ tín dụng của TPBank 33
5 Kết quả kinh doanh từ dịch vụ Home-banking và Mobile-banking 41


Danh mục các biểu đồ :

STT Tên biểu đồ Trang
1 Tổng tài sản của TPBank qua các năm 32
2 Lợi nhuận trước thuế của TPBank qua các năm 34

Sơ đồ :
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức ngân hàng TPBank
Mục lục
CHƯƠNG I : Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử 2
1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử. 2
1.2. Đặc điểm của E-Banking 3
1.3. Các loại hình E-Banking 4
1.3.1. Ngân hàng trên mạng Internet (Internet-Banking): 4
1.3.2. Ngân hàng tại nhà (Home-banking): 4
1.3.3. Ngân hàng qua điện thoại (Phone-Banking): 5
1.3.4. Ngân hàng qua mạng di động (Mobile-banking): 6
1.3.5. Call center: 7
1.3.6. Kiosk Ngân hàng: 7
1.4. Các sản phẩm của E-Banking 8
1.4.1. Tiền điện tử 8
1.4.2. Séc điện tử 8
1.4.3. Thẻ thông minh 8
1.3. Tính tất yếu cần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam 9
1.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển của ngành Ngân hàng. 9
1.3.2. Tính ưu việt của E-Banking 11
1.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 13
1.4.1. Cơ sở pháp lý 13
1.4.2. Sự phát triển của E-Banking tại các ngân hàng thương mại Việt nam 15
1.4.3. Thực trạng hoạt động của E-Banking tại các NHTM Việt Nam 16
1.4.4. Triển vọng của E-Banking ở Việt Nam 19

CHƯƠNG II : Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong 20
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Tiên Phong 20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TPBank. 24
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong. 30
2.2. Thực tiễn triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong 35
2.2.1. Giới thiệu về sản phẩm ngân hàng điện tử của TPBank 35
2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở TPBank và những thành tựu đạt được 38
2.2.3. Những hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử tại TPBank 42
2.2.4. Những khó khăn trong việc áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở TPBank 43

CHƯƠNG III : Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong 45
3.1. Định hướng phát triển công nghệ thông tin ngân hàng đến năm 2020. 45
3.1.1 Về mục tiêu: 46
3.1.2 Về định hướng: 46
3.1.3 Về nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 47
3.2. Thời cơ và thách thức đối với TPBank trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian sắp tới. 48
3.2.1 Thời cơ 48
3.2. Thách thức. 49
3.3. Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại TPBank 50
3.3.1 Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm 50
3.3.2 Phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư các công nghệ hiện đại 51
3.3.3 Đa dạng hóa, phát triển các dịch vụNgân hàng điện tử 52
3.3.4 Phát triển nguồn nhân lực 53
3.3.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng 54
3.4. Một số kiến nghị với Chính phủ và cơ quan quản lý 55
3.4.1. đẩy mạnh giáo dục, đào tạo. 55
3.4.2. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. 56
3.4.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. 56
3.4.4. Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet. 56



Lời nói đầu
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin (CNTT). Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, khoa học công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững.
Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang tích cực nâng cao tính cạnh tranh và khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường mang lại, đặc biệt là ở mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thách thức lớn nhất ở mảng này là việc áp lực cạnh tranh gia tăng ngay trên thị trường nội địa khi Việt Nam mở cửa hội nhập và nhu cầu hay thay đổi của khách hàng, các NHTM của Việt Nam buộc phải ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú của khách hàng. Bằng cách ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, các NHTM Việt Nam đã cho ra đời một cách cung ứng sản phẩm dịch vụ mới, đó là việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ thông qua kênh phân phối bằng mạng lưới viễn thông và internet, được gọi là “ngân hàng điện tử”.
Sự ra đời của dịch vụ ngân hàng điện tử đã làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa người sử dụng dịch vụ và ngân hàng và đem lại lợi ích rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cả nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.
Tuy nhiên sản phẩm này vẫn còn khá mới mẻ đối với ngành ngân hàng Việt Nam và vẫn còn cần cải thiện, phát triển và hoàn thiện hơn nữa.
Trước tình hình đó, trên cơ sở lý luận được tiếp thu tại trường và thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại NHTMCP Tiên Phong, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm có 3 phần chính :
Phần I : Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử
Phần II : Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
Phần III : Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thương mại điện tử và những ứng dụng của nó ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho xã hội nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Việc ứng dụng thương mại điện tử vào cung cấp dịch vụ ngân hàng đã tạo ra một kênh phân phối sản phẩm mới, giúp ngân hàng ngày càng đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Dịch vụ ngân hàng điện tử (Enectronic Banking viết tắt là E-Banking) chính là kết quả của việc ứng dụng này.
Có một số khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử đã được đưa ra :
- “Với dịch vụ Ngân hàng điện tử, khách hàng có khả năng truy nhập từ xa nhằm: thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại Ngân hàng, và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới.”
- “Dịch vụ Ngân hàng điện tử là một hệt hống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ Ngân hàng thông qua việc nối mạng máy vi tính của mình với Ngân hàng.”
Các khái niệm trên đều là khái niệm Ngân hàng điện tử thông qua các dịch vụ cung cấp hay qua kênh phân phối điện tử. Khái niệm này có thể đúng ở từng thời điểm nhưng không thể khái quát hết được cả quá trình lịch sử phát triển cũng như tương lai phát triển của Ngân hàng điện tử. Do vậy, nếu coi Ngân hàng cũng như một thành phần của nền kinh tế điện tử, một khái niệm tổng quát nhất về Ngân hàng điện tử có thể được diễn đạt như sau:
Dịch vụ ngân hàng điện tử (Enectronic Banking viết tắt là E-Banking), hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với CNTT và điện tử viễn thông, đưa dịch vụ ngân hàng tới khách hàng thông qua ứng dụng CNTT.
1.2. Đặc điểm của E-Banking
1.2.1. Các loại hình dịch vụ E-Banking rất đa dạng và phong phú
Như đã biết, các kênh phân phối truyền thống có danh mục sản phẩm rất đa dạng, nhằm thoẳ mãn một cách tốt nhất như cầu của khách hàng, đồng thời để phân tán rủi ro.
E-Banking là kênh phân phối song song tồn tại với những kênh phân phối truyền thống. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của hoạt động ngân hàng điện tử tại ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ được đưa ra ở những mức độ khác nhau, từ dịch vụ giản đơn như xem thông tin tài khoản, lịch sử giao dịch…, đến những sản phẩm ở mức độ cao, đòi hỏi các giải pháp công nghệ hiện đại như thực hiện thanh toán trực tuyến, mở L/C,.. Ở giai đoạn phát triển cao nhất, E-Banking có thể phân phối đầy đủ sản phẩm, dịch vụ tương tự như một chi nhánh hay trụ sở ngân hàng. Các sản phẩm này cũng hết sức đa dạng, phong phú. Bởi việc thiết kế chúng để đưa ra qua các kênh phân phối điện tử là dễ dàng và thỏa mãn được tất cả những nhu cầu riêng biệt của khách hàng



OjK61N2bBZOa493
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status