Thiết kế toà nhà văn phòng cho thuê quận HảI An thành phố HảI Phòng - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thiết kế toà nhà văn phòng cho thuê quận HảI An thành phố HảI Phòng



 Như vậy với thép đã tính ở trên của các ô sàn điển hình ta thống nhất chọn thép cho các ô sàn( trừ ô sàn vệ sinh tính riêng) là như nhau, và đều chọn là 8 a = 150 mm (cả thép chịu mô men âm và dương). thép được bố trí đều không có sự giảm. cùng với thép cấu tạo để liên kết trên các gối là 6 a = 200 mm.
Nhằm thiên về an toàn và thuận lợi cho quá trình thi công cốt thép.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


, (7,8) cũng không cần đào.
Với các giằng móng (GM2) có khối lượng đào thủ công là:
Cao độ giằng -2m
Số lượng 16
Chiều dài [1+(0.5+0.5+1)]/2 =1.5m
=1.55x0.3x1.5x16 =11.6 m3.
Tổng thể tích đất đào thủ công (thêm cả đào dưới móng thang máy lấy =2/3 móng BC) là:
Vtc = V1 + V3 +11.6 + 14.016 =141.98 + 112.128 +11.6 + 14.016= 279.7 m3.
Tổng thể tích khối đất đào là:
V = Vmáy + Vtc = 1208.5 + 279.7 = 1488.2 m3
Chọn máy đào và vận chuyển đất
a./ Chọn máy đào đất :
Chọn máy đào gầu nghịch vì máy đào gầu nghịch có ưu điểm là đứng trên cao đào xuống thấp nên dù gặp nước vẫn đào được và không phảI đào thêm đường lên xuống cho bản thân nó và cho ô tô vận chuyển đất thích hợp với phương án đào ao và do cùng cao độ với ôtô vận chuyễn nên thi công rất thuận tiện.
Chọn máy đào có số hiệu là E0-2621A sản xuất tại Liên Xô (cũ) thuộc loại dẫn động thuỷ lực.
Các thông số kĩ thuật của máy đào
- Dung tích gầu: q = 0,25 (m3)
- Bán kính đào : R = 5 (m)
- Chiều cao nâng lớn nhất h = 2,2 (m)
- Chiều sâu đào lớn nhất H = 3,3 (m)
- Chiều cao máy c = 2,46 (m)
- Kích thước máy dài a=2,6 m; rộng b=2,1m
- Thời gian chu kì tck = 20s
chức năng suất máy đào :
N = q..Nck.ktg.T (m3/h)
q : Dung tích gầu: q = 0,25 (m3) ;
kđ : Hệ số đầy gầu: kđ = 1,1
kt : Hệ số tơi của đất: kt = 1,2 ;
Nck: Số chu kì làm việc trong 1 giờ:
à
Tck = tck.kvt.kquay = 20.1,1.1 = 22 (s)
tck : Thời gian 1 chu kì khi góc quay jq = 90o, đổ đất tại bãi tck = 20 s
kvt : hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy xúc kvt = 1,1
kquay = 1khi jq < 90o
ktg: Hệ số sử dụng thời gian ktg = 0,8
T: số giờ làm việc trong 1 ca, T=7 h
N = 0,25 xx163,6x0,8x7 = 210 m3/ca
Số ca cần thiết là 1208.4 /210 = 5.7 ca
Vậy cần làm trong 6 ngày, mỗi ngày 1 ca.
b./ Chọn máy vận chuyển đất.
Dùng loại xe ben KAMAZ có trọng tải 6,5 tấn, dung tích thùng xe là 3,5 m3. Tính toán số chuyến và số xe cần thiết
-Thể tích đất đào trong 1 ca là: Vc = 210 m3
-Thể tích đất quy đổi: Vn = ktxVc = 1,3 x 210=273 m3 ; (kt = 1,3 hệ số tơi của đất)
-Khoảng cách vận chuyển đất bằng ô tô: l = 2x10 = 20 km
-Thời gian vận chuyển của 1 chuyến ô tô: (40phút)
-Thời gian đợi của ô tô để máy đào đổ đất đầy thùng xe:
(5 phút)
Vậy số xe cần thiết là: n1 = t1/t2 = 7,5 = 8 ô tô vận chuyển
Số chuyến xe cần thiết trong 1 ca: n2 = Vn/Vthũnge = 273/3.5 = 78 chuyến
Số chuyến xe cần thiết: n3 = Vn/Vthungxe =1494.6x1,3/3.5 = 555 chuyến
ii.1.biện pháp thi công bê tông móng
Giác đài cọc và phá bê tông đầu cọc
Giác đài cọc:
Trước khi thi công phần móng, người ta phải kết hợp với người đo đạc trải vị trí công trình trong bản vẽ ra hiện trường xây dựng. Trên bản vẽ thi công tổng mặt bằng phải có lưới đo đạc và xác định đầy đủ toạ độ của từng hạng mục công trình. Bên cạnh đó còn phải ghi rõ cách xác định lưới ô toạ độ, dựa vào vật chuẩn sẵn có, dựa vào mốc quốc gia hay mốc dẫn xuất, cách chuyển mốc vào địa điểm xây dựng.
Trải lưới ô trên bản vẽ thành lưới ô trên mặt hiện trường và toạ độ của góc nhà để giác móng.
Khi giác móng cần dùng những cọc gỗ đóng sâu cách mép đào 2m. Trên các cọc, đóng miếng gỗ có chiều dày 20 mm, rộng 150 mm, dài hơn kích thước móng phải đào 400 mm. Đóng đinh ghi dấu trục của móng và hai mép móng; sau đó đóng đinh vào hai mép móng đã kể đến mái dốc. công cụ này có tên là ngựa đánh dấu trục móng .
Căng dây thép (d =1mm) nối các đường mép đào. Lấy vôi bột rắc lên dây thép căng mép móng này làm cữ đào .
Phần đào bằng máy cũng lấy vôi bột để đánh dấu vị trí đào .
Phá bê tông đầu cọc:
Bê tông đầu cọc được phá bỏ một đoạn dài 0,45 m. Ta sử dụng các công cụ như máy phá bêtông, chòng, đục
Yêu cầu của bê tông đầu cọc sau khi phá phải có độ nhám, phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt đầu cọc trước khi đổ bê tông đài tránh việc không liên kết giữa bêtông mới và bêtông cũ. Cốt thép dọc của cọc được đánh sạch sẽ và bẻ chếch theo thiết kế.Phần đầu cọc sau khi đập bỏ phải cao hơn cốt đáy đài là 15 cm.
Thời gian thi công cọc.
- Tổng chiều dài cọc: 1728(m).
- Năng suất máy ép: 100(m/ca).
ð Số ca cần thiết: 1728/100=17.28 ca lấy =18ca.
Bê tông lót đáy đài, giằng :
Trước khi đổ bê tông lót đáy đài ta đầm đất ở đáy móng bằng đầm tay. Tiếp đó trộn bêtông mác 100 # đổ xuống đáy móng .
Khối lượng bêtông lót:
Theo sơ đồ mặt bằng móng, ta có 2 loại đài cọc.
Khối lượng bêtông lót đài cọc là:
V1 = 16VM1 + 8VM2 + 1Vt m
V1 = 16x(2,6x3,0x0,1) + 8x(2,6x4,7 .0,1) + 1.(3,5.3,5.0,1) = 23.5 m3
Khối lượng của bêtông lót giằng móng:
V2 = 0,1.(0,3+0.2).(4,6.16(GM2) + 1,6.8(GM3) + 16x4.35(GM1) + 3.5(TM)) = 7.97 m3
Tổng khối lượng bêtông lót là:
V = V1 + V2 = 23.5 + 7.97 = 31.47 m3
Biện pháp kỹ thuật thi công:
Khối lượng bêtông không lớn lắm, mặt khác mác bêtông lót chỉ yêu cầu mác100 do vậy chọn phương án trộn bêtông lót bằng máy trộn ngay tại công trường là kinh tế hơn cả .
Trộn bê tông cho từng nhóm móng (giằng). Trong ngày đào được bao nhiêu móng ( giằng) thì sẽ đổ được bấy nhiêu móng (giằng ) đào được .
Trộn bêtông: Cho máy chạy trước một vài vòng, đổ cốt liệu và ximăng khi đều thì cho dần nước vào. Khi trộn xong bêtông phải lập tức chuyển đi đổ ngay .
Vận chuyển bêtông từ trạm trộn tới vị trí đỏ bê tông lót móng bằng thủ công hay bằng cẩu .
1- Yêu cầu kỹ thuật đối với thi công đài móng.
Thi công đài móng gồm các công tác sau:
- Ghép ván khuôn đài móng.
- Đặt cốt thép cho đài móng.
- Đổ và đầm bêtông + bảo dưỡng bêtông cho đài.
Sau đây là các yêu cầu kỹ thuật đối với công tác thi công đài móng.
a). Đối với ván khuôn.
- Ván khuôn được chế tạo, tính toán đảm bảo bền, cứng, ổn định, không được cong vênh.
- Phải gọn nhẹ tiện dụng và dễ tháo lắp.
- Phải ghép kín khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm.
- Dựng lắp sao cho đúng hình dạng kích thước của móng thiết kế.
- Phải có bộ phận neo, giữ ổn định cho hệ thống ván khuôn.
b). Đối với cốt thép.
Cốt thép trước khi đổ bêtông và trước khi gia công cần đảm bảo:
- Bề mặt sạch, không dính dầu mỡ, bùn đất, vẩy sắt và các lớp gỉ.
- Khi làm sạch các thanh thép tiết diện có thể giảm nhưng không quá 2%.
- Cần kéo, uốn và nắn thẳng cốt thép trước khi đổ bêtông.
c). Đối với bêtông.
- Vữa bêtông phải được trộn đều, đảm bảo đồng nhất về thành phần.
- Phải đạt mác thiết kế .
- Bêtông phải có tính linh động.
- Thời gian trộn, vận chuyển, đổ đầm phải đảm bảo, tránh làm sơ ninh bêtông.
2.Thiết kế, lựa chọn phương án thi công:
Sau khi đào hố móng đến cao trình thiết kế, tiến hành đổ bêtông lót móng, đặt cốt thép đế móng, sau đó là ghép ván khuôn đài móng và giằng móng. Công tác ghép ván khuôn được tiến hành song song với công tác cốt thép.
Lựa chọn, thiết kế coppha
Dùng ván khuôn kim loại do công ty thép NITETSU của Nhật Bản chế tạo.
Bộ ván khuôn bao gồm:
Các tấm khuôn chính:
Các tấm góc (trong và ngoài).
Môdul tổng hợp chiều rộng là 50(mm), chiều dài là 150(mm). Khoảng cách giữa tâm các lỗ theo chiều ngang, chiều dọc đều là 150(mm). Cốp pha cũng có thể ghép theo chiều dọc cũng có thể ghép theo chiều ngang, hay ghép dọc lẫn ngang.Các tấm ván khuôn này được chế tạo bằng tôn, có sườn dọc và sườn ngang dày 3mm, mặt khuôn dày 2 mm.
Các phụ kiện liên kết:
móc kẹp chữ U, chốt chữ L
Thanh chống kim loại
Ưu điểm của bộ ván khuôn kim loại:
Có tính “vạn năng ” được lắp ghép cho các đối tượng kết cấu khác nhau: móng khối lớn, sàn, dầm, cột, bể
Trọng lượng các ván nhỏ, tấm nặng nhất khoảng 16kg, thích hợp cho việc vận chuyển lắp tháo bằng thủ công.
Các đặc tính kỹ thuật của tấm ván khuôn được nêu trong bảng sau:
Bảng đặc tính kỹ thuật của tấm khuôn phẳng:
Rộng (mm)
Dài (mm)
Cao (mm)
Mômen quán tính (cm4)
Mômen kháng uốn (cm3)
300
1800
55
28,46
6,55
300
1500
55
28,46
6,55
220
1200
55
22,58
4,57
200
1200
55
20,02
4,42
150
900
55
17,63
4,3
150
750
55
17,63
4,3
100
600
55
15,68
4,08
Bảng đặc tính kỹ thuật tấm khuôn góc trong:
Kiểu
Rộng (mm)
Dài (mm)
700
1500
600
1200
300
900
150x150
1800
1500
100x150
1200
900
7500
600
Bảng đặc tính kỹ thuật tấm khuôn góc ngoài:
Kích thước
Rộng (mm)
Dài (mm)
1800
1500
100x100
1200
750
600
Thiết kế ván khuôn đài và giằng:
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế móng và sự linh hoạt trong thực tế thi công mà lắp ghép, dùng các tấm ván khuôn cho hợp lý.
Thiết kế ván khuôn thành móng:
Các lực ngang tác dụng vào ván khuôn:
khi thi công, do đặc tính của vữa bê tông bơm và thời gian đổ bê tông bằng bơm là khá nhanh, do vậy vữa bê tông trong đài không đủ thời gian để ninh kết hoàn toàn.
áp lực ngang tối đa của vữa bê tông tươi:
Ptt1 = n x g x H = 1,3 x 2500 x 1.2 = 3900 (kg/m2 )
Mặt khác khi bê tông bằng máy có tải trọng động tác dụng vào ván khuôn:
Ptt2 = 1,3 x 400 = 520 (kg/m2)
Tải trọng do đầm rung:
Ptt3 = 1,3.200 = 260 kg/m2
Tải trọng ngang tổng cộng tác dụng vào ván khuôn :
Ptt = 3900+520+260 =4680 (kg/m2)
Tải trọng tác dụng lên 1 tấm ván khuôn là :
qtt = Ptt.0,3 = 4680x 0,3 =1404 (kg/m2)
Tính toán cho đài móng M1:
(a x b xh) = (2,6 x3x1,2)m
Tính khoảng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status