Thực trạng hoạt động marketing công ty TNHH thương mại và sản xuất thuốc thú y - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Thực trạng hoạt động marketing công ty TNHH thương mại và sản xuất thuốc thú y



 
Lời Thank i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh sách các hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ vi
Lời mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Ý nghĩa của đề tài 2
7. Kết cấu chuyên đề 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1. Khái niệm về Marketing 3
1.2. Vai trò của Marketing 3
1.2.1. Vai trò đối với nền kinh tế. 3
1.2.2. Vai trò đối với doanh nghiệp
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lớn trên thị trường với chiến lược định vị cấp trung cao, tức là sản phẩm giá cao đi kèm chất lượng sản phẩm cũng ở mức cao.
Vừa qua, các chi cục thú y thủy sản tiến hành kiểm tra đồng loạt trên diện rộng và phát hiện những điểm kinh doanh bán thuốc thú y, thủy sản không có tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc cấm lưu hành và chất lượng sản phẩm thực tế luôn thấp hơn mức công bố trên bao bì.
Hiện nay mức xử phạt tối đa chỉ 10 triệu đồng/vụ, phạt xong các mặt hàng vi phạm vẫn tiếp tục lưu hành nên các doanh nghiệp, đại lý không ngần ngại bày bán các sản phẩm kém chất lượng và sẵn sàng nộp phạt khi bị vi phạm.“Do phải cạnh tranh nên các doanh nghiệp đã mạnh tay chi hoa hồng cho các đại lý: thức ăn thủy sản 15-20% doanh số, thuốc thú y 30-40% doanh số”. Lại thêm nhiều chế độ ưu đãi, thưởng, đi du lịch miễn phí nên các đại lý sẵn sàng bán thuốc cấm, thức ăn kém chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Viễn, Chủ nhiệm HTX nuôi trồng thủy sản Thốt Nốt (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), cho biết: “Vốn đầu tư nuôi cá rất lớn, nên chỉ cần bị ách ở một khâu nào trong tiêu thụ là người nuôi gặp khó ngay. HTX vẫn nuôi ổn định với khoảng 30ha, sản lượng khoảng 5.000- 7.000 tấn cá nguyên liệu/năm. Với giá cá hiện tại, trong điều kiện dịch bệnh ít, người nuôi đạt kích cỡ thì lời khoảng 500 đồng/kg, nhưng không dễ, do giá thị trường biến động liên tục”. Do vốn đầu tư nuôi cá tra khá cao, người nuôi ngoài vay vốn ngân hàng còn phải mua nợ thức ăn cho cá tại đại lý. Trong khi trên thực tế, người nuôi cá phụ thuộc rất nhiều vào DN chế biến. Nếu giá cá đang ở mức cao, nguồn nguyên liệu thiếu hụt, DN sẽ tìm đến tận nhà mua. Ngược lại, có trường hợp người nuôi phải bán cá chịu cho DN và việc trễ hẹn trả tiền là chuyện thường.
Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nuôi cá tra đã 4 năm qua, nhận định: “Cá tra xuất khẩu với kim ngạch hằng năm trên 1 tỉ USD, sản phẩm nhiều lợi thế. Nhưng không chi phối được thị trường xuất khẩu mà bị thị trường chi phối lại bằng rào cản kỹ thuật, thương mại”. Giá cá ở An Giang được DN mua ở mức 14.600-14.800 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất 14.500- 15.000 đồng/kg. Theo ông Nhị, hội nhập kinh tế, nông dân phải sản xuất- kinh doanh tuân thủ cơ chế thị trường. Song, vấn đề này còn khá mới mẻ đối với đa số nông dân, họ chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng hội nhập, nên luôn loay hoay khi thị trường biến động. Hai năm trước, người nuôi cá tra trở thành tỉ phú là chuyện thường, còn hiện tại trong số họ đã có người trở thành con nợ, phải ly hương tìm kế sinh nhai. Cho nên, số hộ nuôi cá hiện tại rất dè dặt và có người chấp nhận nuôi gia công do không đủ vốn đầu tư tiếp.
Tất cả những điều trên đã nói lên khá rõ ràng tình hình trước mắt rất khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y thủy sản và thức ăn thủy sản do người dân không giám nuôi cá vì sợ “nợ chồng nợ”. Đứng trước khó khăn này, yêu cầu doanh nghiệp phải cân nhắc thật cẩn thận và nghiêm túc trước khi đưa ra một quyết định cụ thể. Cũng trong tình hình này, việc xây dựng một chiến lược marketing là điều tất yếu như doanh nghiệp muốn tồn tại và tiếp tục kinh doanh ngành nghề này.
2.2.2.2. Nhóm khách hàng mục tiêu
Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng vì khách hàng là đối tượng phục vụ sản xuất và là đích nhắm của doanh nghiệp. Có am hiểu khách hàng, có biết khách hàng cần gì và muốn gì ở sản phẩm thì doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại. Dựa trên những gì mà công ty tiến hành khảo sát trong thời gian qua, khách hàng của công ty hiện có hai nhóm khách hàng là các chủ trại và các đại lý. Bao gồm:
Khách hàng dạng cốt lõi: chính là các đại lý.
Khách hàng dạng mở rộng: các chủ hầm cá, chủ trang trại, các khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm.
Thông thường, khách hàng ở diện cốt lõi sẽ là khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, tuy nhiên trong trường hợp này công ty chọn khách hàng diện cốt lõi là các đại lý là vì đại lý có khả năng phân bố hàng lớn, khả năng chi trả cũng đảm bảo hơn. Hơn nữa, tác động của đại lý vào các hộ chăn nuôi là rất lớn, khả năng cung ứng cũng như lưu kho sản phẩm của công ty là ổn định. Tuy nhiên khách hàng trong diện này thường chạy theo chiết khấu mà ít trung thành với công ty. Vì thế, để giữ chân được khách hàng này công ty thường xuyên có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho khách hàng như 15 + 02, hay tăng phần trăm chiết khấu hóa đơn lên cho khách hàng, Thông qua các đại lý, khả năng đáp ứng thị trường của sản phẩm là cao hơn, hơn nữa việc đầu tư qua các đại lý sẽ giúp công ty quản lý công nợ chặt chẽ hơn, hạn chế trường hợp bị chiếm dụng vốn.
Thấu hiểu lợi ích khách hàng
Lợi ích lý tính: khách hàng mua sản phẩm giá cao, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho ao cá của mình và khả năng trị bệnh của sản phẩm là cao, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có hướng dẫn cụ thể. Đối với khách hàng là chủ đại lý, thì sản phẩm của công ty có chiết khấu cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả chấp nhận được -> dễ thuyết phục người mua mua sản phẩm.
Lợi ích cảm tính: hàng mắc tiền thì chất lượng phải tương đương -> đây là sản phẩm chất lượng tốt, khả năng điều trị cao, rút ngắn thời gian điều trị -> rút ngắn thời gian nuôi, giúp người chăn nuôi thu lợi nhận cao. Như vậy cũng tạo ra được tâm lý tốt cho khách hàng để lần sau khách hàng còn quay lại với cửa hàng.
Hiểu khách hàng, hiểu rõ đặc trưng ngành hàng mà công ty đang kinh doanh nên trong thời gian qua, công ty luôn thường xuyên thăm hỏi khách hàng và tổ chức những cuộc thăm dò ý kiến khách hàng thông qua biểu mẫu “phiếu tham khảo ý kiến khách hàng”. Tuy vậy, các phiếu này của công ty thường không đánh giá đúng yêu cầu của khách hàng do kỹ thuật phỏng vấn của các nhân viên, các nhân viên này trực tiếp phỏng vấn khách hàng nên thông tin thường là chủ quan. Hiện nay, công ty đã có bộ phận nghiên cứu thị trường, thiết nghĩ nên tổ chức những cuộc thăm dò khách hàng một cách khách quan nhất để công ty có thể dựa vào đó mà có chiến lược sản phẩm phù hợp.
2.2.2.3. Định vị sản phẩm
Thương hiệu Gấu Vàng đã có 10 năm phát triển, được định vị ở vị trí trung bình khá với chất lượng sản phẩm khá kết hợp giá cả hơi cao so với thị trường chung. Sản phẩm được định vị như là hàng ở cấp trung lưu. Khẩu hiệu định vị ở đây chính là câu slogan “Gấu vàng, chất lượng vàng” như là một lời khẳng định về đẳng cấp của sản phẩm cũng như vị thế hiện nay trên thị trường - sản phẩm của Gấu Vàng, chất lượng tốt như vàng. Là sự cam kết của công ty về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng, khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm của công ty. Công ty đã sử dụng logo in hình con Gấu kết hợp với tông màu vàng chủ đạo in namecard cho nhân viên, làm bảng hiệu cho khách hàng, các nhãn và bao bì trên mỗi sản phẩm để khắc sâu vào tâm trí của khách hàng một Gấu Vàng với bề dày sản phẩm chất lượng như vàng.
Biểu đồ 2.2: Mức độ cảm nhận của khách hàng qua các thuộc tính sản phẩm
Cao Gấu Vàng Vemedim
Bio
Anova
Thấp Chất lượng
Giá
Nguồn: Phòng bán hàng
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được thương hiệu Gấu Vàng chiếm thị phần trên thị trường nhỏ so với ba đối thủ là Anova, Bio, Vemedim. Nhưng giá và chất lượng Gấu Vàng đứng ngang hàng với Bio, và cao hơn Anova. Như vậy, nhìn chung sản phẩm Gấu vàng với chất lượng cao và giá cũng cao so với các đối thủ trên thị trường.
2.2.3. Marketing - Mix
2.2.3.1. Chiến lược sản phẩm
Năm 1998 công ty Gấu Vàng đi vào hoạt động và chính thức là nhà phân phối thuốc thú y tại Việt Nam. Và với mong muốn mở rộng chủng loại cùng với nhu cầu thị trường nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng công ty đã trở thành nhà cung cấp thuốc thú y thuỷ sản trên thị trường. Hiện nay công ty cung cấp những dòng sản phẩm như: thuốc bột trộn thức ăn, thuốc dung dịch dạng tiêm hay uống, sản phẩm sinh học cao cấp dùng trong thuỷ hải sản, thức ăn vi sinh đậm đặc dùng cho Gà,
Gấu Vàng là một doanh nghiệp nhỏ nên việc lựa chọn chiến lược sản phẩm cho mình cũng là điều khiến các nhà quản trị phải cân nhắc kỹ. Hiểu được điểm yếu của mình, công ty đã chọn cho mình chiến lược cạnh tranh khôn ngoan là tránh đối đầu trực tiếp với các đại gia lớn: Bio, Bayer, Anova, Tuy nhiên, công ty đã tập trung đầu tư cho chất lượng sản phẩm. Ngoài việc nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân việc trực tiếp sản xuất thông qua các lớp tập huấn, công ty còn đầu tư thiết bị kỹ thuật, cụ thể là đầu tư vào các dây chuyền sản xuất thuốc nước, thuốc bột và đặc biệt là dòng sản phẩm vi sinh. Đây là thế mạnh của công ty, vì thế công ty có chiến lược tập trung phát triển sản phẩm vi sinh.
Quyết định về nhãn hiệu
Từ trước đến nay, bất cứ một công ty nào muốn kinh doanh thành công thì nhãn hiệu hàng hóa là điều rất quan trọng. Cùng với sự phát triển của nhãn hiệu thì hoạt động kinh doanh của công ty cũng sẽ vững chắc. Chính vì thế mà công ty TNHH TM – SX Thuốc Thú-Y Gấu Vàng đã lựa chọn cách đặt tên cho sản phẩm bằng cách gắn tên công ty với sản phẩm như: Gava Trứng, Gavamix 9 new, Gavabio, tận dụng uy tín công ty tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Song son...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status