Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển KCN, KCX ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển KCN, KCX ở Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KCN, KCX 2
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KCN, KCX 2
1.1. Khu công nghiệp 2
1.2. Khu chế xuất: 3
2. PHÂN BIỆT KCN VỚI KCX 5
3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN CÁC KCN, KCX TRONG NỀN KINH TẾ. 6
4. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ CHÍNH SÁCH CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN KCN, KCX. 7
5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KCN, KCX. 8
5.1. Kinh nghiệm của Thái Lan. 8
5.2. Kinh nghiệm của Đài Loan. 9
PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KCN, KCX Ở VIỆT NAM 10
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KCN, KCX Ở VIỆT NAM 10
2. NHỮNG THÀNH QUẢ VÀ TỒN TẠI TRONG KCN, KCX Ở VIỆT NAM 12
2.1. Những thành quả: 12
2.2. Những tồn tại. 14
PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
KCN, KCX Ở VIỆT NAM 18
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN, KCX Ở VIỆT NAM 18
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP PHÁT TRIỂN KCN, KCX
TRONG THỜI GIAN TỚI. 20
2.1. Tạo ra quy hoạch KCN, KCX hợp lý. 20
2.2. Phát huy dân chủ trong hoạt đông kinh tế. Tạo mối quan hệ hợp lý
giữa Nhà nước và KCN, KCX. 21
2.3. Cải thiện chính sách thuế, giảm thuế cho thuê đất. 21
2.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong KCN, KCX. 22
2.5. Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý, thực hiện nguyên tắc một cửa tại chỗ. 23
2.6. Chủ động vận động đầu tư và tiếp thị vào KCN, KCX 23
2.7. Đồng bộ hoá hệ thống pháp luật, tạo môi trường thông thoáng cho
các nhà đầu tư khi đầu tư vào KCN, KCX. 24
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ạt chất lượng cao, đồng đều, giá hợp lý phù hợp với điều kiện cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Các nhà đầu tư thường quan tâm hơn đến hình thức đầu tư trong KCN nhằm tận dung lợi thế về thị trường nội địa chính điều này đã tạo nên khó khăn khi xây dựng thành công KCX.
3. Sự cần thiết phải phát triển các KCN, KCX trong nền kinh tế.
Từ khi xuất hiện hình thức KCN, KCX cho đến nay, thực tế đã cho chúng ta thấy chúng có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt là đối với các nước đang phát triển đang thiếu vốn và kỹ thuật việc tập chung các doanh nghiệp sản xuất trong KCN, KCX đã tạo ra nguồn vốn lớn từ nước ngoài cũng như sự tập chung được nguồn vốn trong nước tạo điều kiện đưa kỹ thuật mới vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng các ngành mũi nhọn, nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Tăng cường xuất khẩu, thu được nhiều ngoại tệ, phân bố lại các khu vực sản xuất và sinh hoạt thực hiện đô thị hoá nông thôn, chuyển dời các cơ sở sản xuất từ thành phố ra ngoại thành, thực hiện độ thị hoá nông thôn, cải tạo môi trường sống cho dân cư đô thị, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động thành phố và nông thôn.
- Việc phát triển KCN, KCX ngoài việc giải quyết khó khăn về vốn, việc làm còn giúp cho Chính phủ nước sở tại học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của quốc gia mình mở ra khả năng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hoá góp phần thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hoà nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới.
- Việc tham gia trong các KCN, KCX, giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, khuyến trương nhãn hiệu hàng hoá của mình. Giúp cho nước chủ nhà xuất khẩu được vốn, chuyển giao được những công nghệ đã lỗi thời để kéo dài vòng đời sản phẩm.
Do những vai trò hết sức to lớn của KCN, KCX đến tất cả các bên trong việc phát triển kinh tế nên từ khi ra đời KCN, KCX đã phát triển manh mẽ trong tất cả các quốc gia. Tại nhiều quốc gia việc phát triển thành công KCN, KCX đã góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt kinh tế của quốc gia mình theo chiều hướng tích cực.
4. Những điều kiện và chính sách cần thiết để phát triển KCN, KCX.
Sản phẩm của KCN được tiêu dùng chủ yếu ở nước sở tại, sản phẩm của KCX thì chủ yếu là xuất khẩu nên những ngành nghề trong KCN, KCX phải đáp ứng được những nhu cầu trước mắt và lâu dài ở thị trường nội địa và thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Hàng hoá ở KCN, KCX có lợi thế về chi phí vận tải về thủ tục nhập khẩu, về thuế. Để phát triển KCN, KCX thì ngay từ khi dự kiến xây dựng phải xem xét tới những điều kiện sau đây:
- Địa điểm phải thuận tiện, kết cấu cơ sở hạ tầng thuận lợi & đầy đủ cả bên trong và bên ngoài KCN, KCX (vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, sân bay, bến cảng, hệ thống kho tàng điện nước nhà ở,...).
- Các thủ tục phải đơn giản, nhanh chóng, đủ hấp dẫn với các nhà đầu tư, quản lý và điều hành nhanh nhạy, ít đầu mối.
- Có đủ các dịch vụ thuận tiện cho sản xuất kinh doanh và giá cả phải chăng (đặc biệt là giá cho thuê đất và cơ sở hạ tầng trong khu).
- Cần lựa chọn để xác định hướng phát triển hợp lý trong sản xuất của từng khu tránh độc quyền và tránh những trùng lặp không cần thiết.
- Đánh giá kỹ khả năng thu hút các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển KCN, KCX.
KCN của thế giới được thành lập đầu tiên tại Anh vào năm 1896. Người ta sớm nhận ra ưu điểm của hình thức tổ chức này do đó số lượng KCN được xây dựng ngày càng tăng trên thế giới.
Việt Nam là nước đi sau để thực hiện mục tiêu “đi tắt đón đầu” trong phát triển kinh tế đòi hỏi chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để tiến hành phát triển KCN, KCX cho phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam.
5.1. Kinh nghiệm của Thái Lan.
Vào năm 1960 Luật KCN được Nhà nước Thái Lan ban hành từ đó đến nay có hơn 40 KCN hoạt động. Nhà nước Thái Lan qui hoạch phát triển KCN dựa trên qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những KCN được Nhà nước bảo trợ tuy bị lỗ nhưng vẫn hoạt động đảm bảo cho sự phát triển như KCN Bắc Thái Lan, có khoảng 11 KCN được xây dựng không nằm trong qui hoạch miễn là họ có thị trường.
Diện tích KCN, mặt bằng KCN có thể được mở rộng hơn dự án đã được duyệt nếu có thoả thuận với người có đất mà mình được dùng. Về quản lý do Cục quản lý KCN Thái Lan và ngoài ra Cục còn có chức năng kinh doanh.
Về chính sách đối với xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, Nhà nước không ưu đãi cho vay vốn, tuy nhiên Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho các công ty Nhà nước vay mà không phải thế chấp. Mọi ưu tiên đều dành hết cho các KCN trong nước. Mọi khách hàng muốn đầu tư vào KCN họ sẽ được tạo điều kiện cần thiết để biết về KCN, mạng lưới KCN.
5.2. Kinh nghiệm của Đài Loan.
Đài Loan là một trong những quốc gia thành công trong việc phát triển KCN, KCX. Từ cuối những thập kỷ 50, Đài Loan đã nhận được vị thế kinh tế của mình là kinh tế hải đảo đất chật người đông, tài nguyên cùng kiệt nàn kinh tế phụ thuộc rất lớn vào ngoại thương. Nhận thức được điều này, Đài Loan chỉ phát triển những ngành công nghiệp nhỏ sử dụng nhiều lao động. Các xí nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện rất nhiều trong KCN, KCX và các doanh nghiệp này được sử dụng cơ sở hạ tầng thuận lợi cùng một số điều kiện ưu đãi khác.
Hiện nay Đài Loan có 3 KCN, KCX. Trung ương quản lý 12 KCN có tầm quan trọng nhất nằm trong qui hoạch được chính quyền tự phê duyệt, các KCN còn lại được địa phương hay tư nhân quản lý.
Các KCN ở Đài Loan phân bố khắp nước, hầu như huyện nào cũng có KCN, mỗi KCN là một hạt nhân để phát triển bền vững.
Đây là những kinh nghiệm quí báu để cho Nhà nước Việt Nam đánh giá lại tiềm năng, năng lực định vị lại vị thế của mình để phát triển KCN, KCX một cách hợp lý nhất.
Phần II
Thực trạng phát triển KCN, KCX ở Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam
Trong quá trình đổi mới hội nhập kinh tế cùng thế giới, Nhà nước Việt Nam đã sớm nhận biết được tầm quan trọng của KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Vì vậy từ những năm 80 Nhà nước ta đã có chủ trương cho phép thành lập KCN, KCX.
Mở đầu cho sự phát triển KCN, KCX ở Việt Nam là sự ra đời của KCN, KCX Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh liên doanh với Đài Loan vào tháng 11/1990 có vốn đầu tư 89 triệu USD, vốn pháp định 30 triệu USD, diện tích 300ha. KCX Linh Trung liên doanh với Hồng Kông (cấp giấy phép năm 1992), vốn đầu tư 14 triệu USD, vốn pháp định 6 triệu USD, diện tích 60ha. Dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay là KCX Biên Hoà 2 (900 triệu USD).
Tính đến hết năm 1996 các dự án trong KCN đã thu hút gần 40 vạn lao động trực tiếp sản xuất khối lượng hàng hoá trị giá 730 triệu USD trong đó xuất khẩu 406 triệu USD, và có hơn 50 xí nghiệp KCX hoạt động xuất khẩu khối lượng hàng hoá trị giá 116 triệu USD, và có trên một vạn lao động làm việc.
Tính đến tháng 9 năm 1999 cả nước có 66 KCN và 3 KCX. Cho đến nay số lượng KCN, KCX đã lần lượt được mở rộng khá nhanh chóng. Xu hướng ở nước ta là hình thành KCN.
Từ năm 1991 đến tháng 9 năm 1999, tốc độ phát triển của các KCN, KCX tăng đặc biệt nhanh vào các năm 1996, 1997, 1998. Các KCN nằm hầu hết ở phía Nam với 40 khu, miền Bắc 13 khu, miền Trung 13 khu.
Về loại hình KCN có 16 KCN thuộc loại KCN được thành lập trên cơ sở có một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động. 10 KCN phục vụ di dời từ nội đô lớn. 21 KCN có qui mô nhỏ ở đồng bằng Bắc Bộ, Duyên Hải Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chế biến nông lâm thuỷ sản. 19 KCN mới, hiện đại trong đó có 13 KCN hợp tác với nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Diện tích đất sử dụng của 66 KCN là trên 1 vạn ha (không kể KCN Dung Quất), bình quân 1 khu là 160ha. Có 1/3 số KCN là có diện tích 100ha.
Về ngành nghề KCN gồm công nghiệp nhẹ, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, nông lâm thuỷ sản phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ xuất khẩu. Công nghiệp nặng gắn với cảng nước sâu ở các vùng kinh tế trọng điểm (tam giác phát triển vùng phía Bắc, phía Nam và vùng Đà Nẵng). Dung Quất có thêm công nghiệp hoá chất. Bà Rịa Vũng Tàu có công nghiệp chế biến. Cơ cấu ngành nghề được gắn với lợi thế từng vùng tránh triệt tiêu lẫn nhau.
Như vậy các KCN Việt Nam rất đa dạng về loại hình, diện tích đất, ngành nghề, đối tượng thu hút đầu tư, không gian và thời gian hoạt động. Quá trình hình thành và phát triển KCN đã hình thành mạng lưới KCN, phân bố rộng khắp trên các vùng của đất nước phù hợp với nhịp độ phát triển của các vùng trên đất nước.
Bảng 1: Một số KCN, KCX tại Việt Nam đã được phê duyệt
Tên KCN, KCX
Địa điểm
Năm cấp giấy phép
Diện tích (ha)
Vốn
đầu tư (triệu USD)
Chủ đầu tư xây dựng CSHT
Số DA ĐTNN
đã cấp giấy phép
KCX Tân Thuận
TP HCM
1991
300
89
Đài Loan
100
KCX Linh Trung
TP HCM
1992
60
14
Trung Quốc
19
KCX An Đồn
Đà Nẵng
1994
68
24
Malaysia
2
KCN Cần Thơ
Cần Thơ
1994
300
14.2
Việt Nam
10
KCN Nomura
Hải Phòng
1994
153 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status