Chính sách của nhà nước đối với KTTN và các giải pháp phát triển - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Chính sách của nhà nước đối với KTTN và các giải pháp phát triển



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN 2
1-/ Quan điểm của Nhà nước về KTTN: 2
2-/ Vai trò của KTTN: 2
3-/ Phạm vi hoạt động của khu vực KTTN: 3
4-/ Các loại hình doanh nghiệp trong khu vực KTTN: 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN 4
1-/ Về loại hình tổ chức sản xuất: 4
2-/ Về cơ cấu ngành nghề kinh doanh: 4
3-/ Về huy động vốn: 5
4-/ Về tốc độ phát triển của khu vực KTTN: 6
5-/ Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN: 6
6-/ Về tình hình thu nộp ngân sách: 7
7-/ Về quản lý: 7
CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KTTN 8
1-/ Đánh giá chung: 8
2-/ Chính sách đầu tư - tín dụng: 8
3-/ Chính sách thuế: 9
4-/ Chính sách công nghệ - đào tạo: 9
5-/ Chính sách lao động - xã hội: 9
CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC KTTN 10
KẾT LUẬN 13
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hát triển trong khuôn khổ chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa được chú ý đúng mức, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Nhiều vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo như: khái niệm kinh tế tư nhân, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, ý nghĩa của việc phát triển của kinh tế tư nhân, sự quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế này,...
Trước nhu cầu cấp bách mà lý luận và thực tiễn đặt ra chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc khu vực kinh tế tư nhân. Trong khuôn khổ bài viết này, việc trình bày cặn kẽ về kinh tế tư nhân thì quả là khó. Người viết chỉ xin trình bày những vấn đề căn bản nhất để độc giả có thể có cái nhìn đúng đắn hơn về kinh tế tư nhân.
Chương I
Một số vấn đề cơ bản
của kinh tế tư nhân (KTTN)
1-/ Quan điểm của Nhà nước về KTTN:
Từ Đại hội Đảng VI đến nay, Đảng và Nhà nước ta kiên trì nhất quán thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Theo định hướng này, khu vực KTTN được hưởng những ưu đãi như mọi thành phần kinh tế khác. KTTN được thừa nhận là một thực thể kinh tế được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển.
Đối với ta - một nước đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH - môi trường pháp lý dành cho khu vực KTTN khác với ở các nước khác. Nó đã được thể chế hoá thành các văn bản pháp luật và các chính sách kinh tế của Nhà nước đối với khu vực này.
2-/ Vai trò của KTTN:
KTTN bị phủ nhận trong một thời gian quá dài ở nước ta nhưng không vì thế mà vai trò to lớn của KTTN cũng bị đánh giá thấp. Chính vì lẽ đó KTTN đã được khôi phục và phát triển sau Đại hội Đảng VI.
KTTN chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP, thu hút vốn và tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế. Theo thống kê 1994 tỷ lệ đóng góp của khu vực KTTN trong nền kinh tế như sau:
Đóng góp trong GDP
Đóng góp cho Ngân sách
Thu hút lao động xã hội
Giá trị tài sản cố định
Toàn bộ nền kinh tế quốc dân
100%
100%
100%
100%
Khu vực KTTN
65%
40%
82,1%
25%
Tỉ trọng kinh tế tư nhân trong các ngành công nghiệp và dịch vụ:
Năm
1990
1991
1992
1993
Giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp
100%
100%
100%
100%
Tỉ trọng giá trị sản lượng của khu vực KTTN
23,2%
26,7%
26,6%
26,2%
Khu vực KTTN có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một nền kinh tế năng động có hiệu quả. Nói đến kinh tế thị trường không thể không nói đến cạnh tranh. Nó là yếu tố kích thích phát triển kinh tế xã hội. Thực tế đã chứng minh rằng sự độc quyền Nhà nước về kinh tế đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên què quặt, thiếu sức sống và dẫn đến không hoà nhập được với nền kinh tế thế giới.
Sau một thời gian dài thực hiện đổi mới, KTTN không những không làm suy yếu khu vực kinh tế Nhà nước mà ngược lại làm cho nó phát triển hơn do bị sức ép cạnh tranh từ phía KTTN.
Phát triển KTTN còn góp phần tạo ra sự ổn định xã hội nhờ giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động, thu hút mọi thành viên xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển đất nước.
3-/ Phạm vi hoạt động của khu vực KTTN:
Phạm vi hoạt động của khu vực KTTN trong hầu hết các ngành: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp (công nghiệp chế biến, công nghiệp điện,...), xây dựng, thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và các ngành dịch vụ khác. Mức độ đầu tư tập trung nhất vẫn là các ngành thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến và thuỷ sản. Đây là những ngành có mức doanh lợi hấp dẫn, có thị trường và kinh nghiệm kinh doanh.
KTTN vẫn tập trung ở một số thành phố lớn là chủ yếu như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,... Lý do là ở những nơi này có cơ sở hạ tầng cả về kinh tế và xã hội đều thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
4-/ Các loại hình doanh nghiệp trong khu vực KTTN:
Trước đây, khu vực KTTN bao gồm các Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và các hộ cá thể. Hiện nay có thêm các loại hình khác như: Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), công ty cổ phần (CTCP).
chương II
thực trạng KTTN
1-/ Về loại hình tổ chức sản xuất:
Các loại hình tổ chức sản xuất trong khu vực KTTN, DNTN, hộ cá thể, CTTNHH, CTCP.
Các cơ sở sản xuất cá thể và hộ gia đình: là hình thức tổ chức tuy đơn giản nhưng tồn tại và phát triển trong cả thời kỳ cấm đoán, đồng thời chiếm tỷ trọng lớn về số cơ sở sản xuất thu hút lao động và vốn đầu tư.
Doanh nghiệp tư nhân: là loại hình mới được phục hồi và phát triển rất nhanh sau khi có Luật DNTN. Tuy nhiên qui mô còn nhỏ, suất đầu tư thấp, kỹ thuật và công nghệ còn yếu kém. Doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 48,76% tổng số doanh nghiệp. Doanh nghiệp có từ 10 đến 50 lao động chiếm 37,97% tổng số doanh nghiệp. Doanh nghiệp có từ 50-200 lao động chiếm 10,11% và doanh nghiệp có trên 200 lao động chỉ chiếm 3,16%. Suất đầu tư bình quân trên 1 lao động đối với các DNTN là 34,1 triệu đồng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần: Hai hình thức này mới được ra đời, chủ yếu sau khi ban hành Luật công ty ngày 21-12-1990. Theo thống kê năm 1994 cho thấy: 77,7% số công ty là do chuyển đổi hình thức tổ chức. Có 64% số công ty chỉ có từ 2-4 thành viên, 4% số công ty có trên 10 thành viên. Năm 1993 có 1196 CTTNHH với tổng số vốn đầu tư là 235 tỷ đồng và tổng trị giá tài sản là 1453 tỷ đồng; 35 công ty cổ phần với tổng số vốn đầu tư là 10,6 tỷ đồng và 150 tỷ đồng tổng giá trị tài sản. Sau 1 năm cả nước có 5034 CTTNHH và 131 CTCP.
Hiện nay CTCP đang rất được khuyến khích phát triển.
2-/ Về cơ cấu ngành nghề kinh doanh:
Đặc trưng bao quát là đầu tư tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, xây dựng, khách sạn nhà hàng, kinh doanh bất động sản, dịch vụ tài chính tín dụng.
Năm 1994, trong số 7619 doanh nghiệp có đến 3582 doanh nghiệp kinh doanh thương nghiệp, 2466 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến. Thứ đến là các ngành kinh doanh khác.
3-/ Về huy động vốn:
3.1. Mức huy động vốn đầu tư:
Tổng lượng vốn đầu tư của khu vực KTTN có sự gia tăng sau Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty có hiệu lực.
Từ 1991 đến 1993, riêng các loại hình DNTN, CTTNHH, CTCP đã đầu tư 4835 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh.
Năm 1994, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp nói trên là 6621 tỷ đồng.
Năm 1995, tổng số vốn đầu tư đạt 15103,7 tỷ đồng.
Đó là vốn đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp. Trên thực tế, vốn kinh doanh thực tế thường gấp 2-4 lần vốn đăng ký kinh doanh. Như vậy tổng lượng vốn đầu tư thực tế đạt 18000-20000 tỷ đồng (1995). Đó là chưa kể đến lượng vốn của khu vực kinh tế cá thể (ước đạt 30000-35000 tỷ đồng).
Với sự hoạt động của khu vực KTTN, các nguồn vốn trong dân đã dần được huy động, khơi thông góp phần thúc đẩy qui mô của nền kinh tế. Tính riêng trong 5 năm (1991-1995), ước tính qui mô đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 18 tỷ USD trong đó đầu tư nhân dân chiếm trên 30% và đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 27%.
3.2. Qui mô đầu tư của các loại hình doanh nghiệp tư nhân:
Số vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở nước ta nhìn chung còn rất khiêm tốn. Số liệu chứng minh cho bởi bảng sau:
Đơn vị: %
Doanh nghiệp
Vốn
CTCP
CTTNHH
DNTN
< 1 tỷ VNĐ
14,4
69,0
95,1
³ 1 tỷ VNĐ
27,9
25,7
4,4
³ 5 tỷ và Ê 10 tỷ VNĐ
11,8
3,3
0,31
> 10 tỷ VNĐ
45,7
1,9
0,12
Xét về qui mô đầu tư bình quân của các loại hình doanh nghiệp cả nước ta có số liệu sau:
- Vốn đầu tư của 1 DNNN : 12,3 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư của 1 DNTN : 168,8 triệu đồng.
- Vốn đầu tư của 1 CTTNHH : 775,1 triệu đồng.
- Vốn đầu tư của 1 CTCP : 10,33 tỷ đồng.
Như vậy, số lượng DNTN nhiều hơn số lượng CTTNHH và CTCP, nhưng qui mô đầu tư nhỏ hơn 4,6 lần CTTNHH, <62 lần vốn đầu tư của CTCP. Điều này phản ánh thực lực của các nhà đầu tư và tâm lý lựa chọn các hình thức đầu tư tư nhân ở nước ta.
3.3. Suất đầu tư của khu vực KTTN:
Suất đầu tư trên 1 lao động trong 1 doanh nghiệp phản ánh mức đầu tư nói chung và trình độ tổ chức, trình độ công nghệ của doanh nghiệp nói riêng.
ở nước ta, suất đầu tư trong các DNNN bình quân là 101 triệu đồng/1 lao động. Nếu ngoại trừ nguồn vốn bình quân không sinh lợi thì chỉ khoảng 70-80 triệu đồng/1 lao động.
Trong khu vực KTTN, suất đầu tư của loại hình DNTN trong khoảng 30-35 triệu đồng/1 lao động.
Suất đầu tư trong các CTTNHH khoảng 60-65 triệu đồng/1 lao động.
Và suất đầu tư trong khu vực kinh tế cá thể khoảng 7-10 triệu/1 lao động.
Tuy nhiên, khi phân tích kết cấu nguồn vốn cho thấy, nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng và nguồn vốn đầu tư lưu động thì có tình trạng chung là giá trị nhà xưởng (chủ yếu là giá trị đất đai) chiếm tỷ trọng không nhỏ. Trong nhiều doanh nghiệp, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo giá thị trường ở thời điểm “đất sốt” làm cho suất đầu tư danh nghĩa khác biệt với đầu tư thực tế.
4-/ Về tốc độ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status