Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến tộc người Chăm ở Việt Nam và người Chăm - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến tộc người Chăm ở Việt Nam và người Chăm



 
MỞ ĐẦU 1
1. tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3. Mục đích, nhiệm vụ và pnhạm vi nghiên cứu của khoá luận 2
4. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận 2
5. ý nghĩa khoá luận 2
6. Kết cấu khoá luận : 2
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VƯƠNG QUỐC CHĂM PA 3
1.1. Sự ra đời và hình thành của Vương quốc Chăm 3
1.2. Vài nét về đặc điểm tự nhiên và xã hội của Vương quốc Chăm Pa 6
1.2.1. Thiên nhiên miền Trung với Vương quốc Chăm pa 6
1.2.2. Hiểu thêm về nền nông nghiệp Chăm pa 7
1.2.3. Ưu thế lâm, ngư, thương nghiệp của Vương quốc Chămpa 9
1.2.4. Cư dân Chămpa 12
CHƯƠNG 2 14
VĂN HOÁ ẤN ĐỘ VÀ DÂN TỘC CHĂM 14
2.1. Những con đường đưa văn hoá Ấn độ đến với xứ sở Chăm pa 14
2.2. Yếu tố bản địa trong quan hệ văn hoá Chăm - Ấn Độ 24
CHƯƠNG 3 29
MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA ẢNH HƯỞNG VĂN HOÁ ẤN ĐỘ ĐẾN VĂN HOÁ CHĂM 29
3.1. Ngôn ngữ, chữ viết, văn học và lịch pháp 29
3.2. Âm nhạc và Múa 35
3.3. Kiến trúc Chăm 40
3.4. Điêu khắc 43
KẾT LUẬN 52
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hưa có đầy đủ cứ liệu để chứng minh người Sa Huỳnh là tiền thân của người Chămpa, nhưng chắc chắn chủ nhân của nền văn hoá Sa Huỳnh - một nền văn hoá kim khí phát triển cao ở Đông Nam Á - phải là một bộ phận cư dân quan trọng của vương quốc Chămpa sau này. Về nhiều mặt, cư dân Chămpa không thua gì người Ấn cả, có thua chăng là thua cách tổ chức một xã hội ở mức cao hơn - mức quốc gia, vì khi người Ấn tới cư dân Chămpa đang còn ở giai đoạn tiền nhà nước, có thua chăng là thua ở một tư tưởng , một tôn giáo với đầy đủ hệ thống giáo lý chặt chẽ và hấp dẫn và có thua chăng là thua một hệ thống văn tự và văn bản hoàn chỉnh, tiện lợi. Hơn thế nữa, văn hoá truyền thống của các cư dân Chămpa có nhiều tương đồng và gần gũi với văn hoá của các dân tộc Ấn Độ, vì thổ dân Chămpa cũng như nước Đông Nam Á, nói chung, về mặt nhân chủng học rất gần với nhiều dân tộc Ấn Độ. Điều này giúp ta phần nào hiểu được vì sao người dân Chămpa cũng như Đông Nam Á dễ dàng chấp nhận và tiếp thu những thành tựu văn hoá, thậm chí cả những thành tựu phát triển cao hơn của Ấn Độ. Hay nói một cách khác , những truyền thống văn hoá của các cư dân Chămpa đã tìm được ở văn hoá Ấn Độ những hình thức thể hiện phù hợp nhưng ở mức cao hơn.
Những bằng chứng về khảo cổ học cũng như dân tộc học cho ta biết, khi người Ấn tới nhiều tộc người ở Đông Nam Á trong đó có những cư dân Chămpa đã sống trong một xã hội tiền nhà nước, nghĩa là trong xã hội đã có một tầng lớp tù trưởng lớn hay những thủ lĩnh lớn . Những người Ấn chắc hẳn sẽ tìm cách bén rễ vào tầng lớp xã hội bên trên này của Chămpa ở giai đoạn đầu khi họ tới đây. Truyền thuyết về Kaundinya là một trong những bằng chứng tuy hoang đường nhưng cũng phần nào phản ánh sự thực đó. Và một điều cũng rất tự nhiên là các thủ lĩnh hay các tư tưởng của Chămpa đã rất nhanh chóng tiếp nhận những cách tổ chức xã hội và chính quyền của Ấn Độ để tạo lập ra những Quốc gia những nhà nước lớn. Mà những cách tổ chức đó hay khoa học về chính trị về luật pháp đã được người Ấn Độ đúc kết thành văn bản chi tiết. Để tổ chức được một nhà nước mang tính chất vương quyền theo kiểu Ấn Độ, không thể không có tôn giáo, mà những tôn giáo đó lại sẵn ở Ấn Độ, vì thiếu một trong ba thứ đó không thể thiết lập lên một vương quyền kiểu Ấn Độ. Do đó, có thể nói, tính vương quyền hay mục đích nhằm thiết lập và củng cố vương quyền là đặc trưng đầu tiên nổi bật nhất của quá trình bành trướng và du nhập văn hóa Ấn Độ vào Chămpa cũng như vào các quốc gia cổ đại khác ở Đông Nam Á.
Các thay mặt tầng lớp trên của Chămpa đã tiếp nhận, thông qua người Ấn Độ, hầu như tất cả những thành tựu văn hoá của Ấn Độ để phục vụ cho việc thiết lập và sau đó củng cố vương quyền. Ngay từ những thời kỳ đầu lập quốc, vua chúa và tầng lớp trên của Chămpa đã tiếp nhận chữ Phạn, đã học và làm theo các trước tác về khoa học chính trị và luật pháp của Ấn Độ, đã chọn Ấn Độ giáo ( chủ yếu là Siva giáo ) làm tôn giáo của triều đình.
Cũng hoàn toàn rất tự nhiên, một khi đã chấp nhận chữ viết, các văn bản thành văn và tôn giáo, vua chúa Chămpa phải học và làm theo những hình thức biểu hiện của văn bản, của tôn giáo, nghĩa là phải đọc các tác phẩm văn học tôn giáo, phải xây dựng đền tháp thờ các thần, phải chạm khắc các hình thần linh
Ở Ấn Độ, văn học nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu, múa, hội lễ, phong tục tập quán đều gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, với vương quyền. Phục vụ cho thần linh, phải có đền miếu, hình tượng, hội lễ, kinh sách ( cả dưới dạng những tác phẩm văn học, nghệ thuật âm nhạc và múa phục vụ cho việc củng cố vương quyền, ngoài tổ chức chính trị, xã hội và luật pháp, và còn có nhiều thứ khác đi theo tôn giáo, cách sống , cách giải trí chính vì thế mà chúng ta thấy rõ rệt một điều là triều đình Chămpa đã tiếp nhận gần như toàn bộ những thành tựu văn hoá của Ấn Độ, từ chữ viết, văn bản, đến kiến trúc điêu khắc, từ luật, chính trị tới văn học, ca múa, từ cách đi đứng, ăn chơi tới hệ thống đẳng cấp Không phải ngẫu nhiên mà những gì thư tịch cổ Trung quốc và bia ký Chămpa ghi lại cũng như những tác phẩm kiến trúc và điêu khắc mà vương quốc cổ Chămpa để lại là cả một bức tranh phong phú, sinh động và khá đầy đủ về ảnh hưởng nhiều mặt của văn hoá Ấn Độ đối với triều đình và tầng lớp trên của Chămpa.
Tất nhiên, để tạo ra đền tháp, những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ, để trình diễn những bản nhạc và những vũ điệu Tây thiên đầy quyến rũ phải có sự tham gia, thậm chí là sự tham gia chủ yếu, của những người dân bình thường đã được học hành và đào luyện kỹ lưỡng, nhưng tất cả những cái đó đều nhằm phục vụ cho vương quyền và đều cho vua chúa và tầng lớp trên của quốc gia Chămpa nằm giữ. Không phải ngẫu nhiên mà hầu như tất cả những di sản văn hoá Chămpa hiện còn đều mang tính vương quyền và phục vương quyền vì thế, chúng tui muốn nhấn mạnh một lần nữa, tính vương quyền là đặc trưng cơ bản nhất của quá trình tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ở Chămpa. Đặc trưng này không riêng cho Chămpa mà còn chung cho cả các quốc gia cổ đại khác ở Đông Nam Á . Điều này lý giải vì sao khi các vương triều chịu ảnh hưởng Ấn Độ sụp đổ thì những ảnh hưởng Ấn Độ cũng hay biến mất luôn hay phải biến đổi cho phù hợp.
Tất nhiên, những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ở Chămpa cũng được dân chúng tiếp nhận, hay nói cách khác, ảnh hưởng của Ấn Độ cũng đã bén rễ ở lớp dưới của xã hội Chămpa; nhưng chủ yếu đời sống và sinh hoạt và văn hoá Chămpa dân gian. Vì vậy, khi có một sự tác động mới vào đó, hay theo thời gian, những ảnh hưởng đó mất đi, biến đổi hay bị lãng quên. Một trong những bằng chứng đầy thuyết phục cho điều này là, hiện nay khó có thể tìm thấy những ảnh hưởng của Ấn Độ trong người Chăm hiện nay. Ở những người Chăm theo Hồi giáo chúng đã được thay bằng ảnh hưởng của Đạo hồi, còn ở những người Chăm Bàlamôn, thì chúng đã bị hoà nhập vào những yếu tố văn hoá dân gian truyền thống rồi. Kết quả là, những dấu tích còn lại duy nhất cũng như những gì đã được ghi lại thành văn về ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Chămpa, lại đều liên quan tới triều đình và tầng lớp trên, hay nói một cách khác, là gắn với văn hoá cung đình của Chămpa. Vì vậy, nói đến ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ở Chămpa cổ, nghĩa là chủ yếu nói đến những dấu ấn của Ấn Độ trong văn hoá cung đình. Ấn Độ là một trong những nền văn hoá lớn nhưng khác với Trung hoa hay đế chế LaMã, người Ấn Độ đem văn hoá mình đến cac quôc gia khác băng con đường hoà bình. Một trong những hướng đi mà người Ấn Độ đã chọn, chính là hướng Đông, gió mùa đã dẫn dắt họ đi. Và điểm dừng chân trong hành trình đó khi đến Việt Nam, họ đã chọn Chămpa.
Bắt đầu từ sự xâm nhập của các thương lái vượt biển xa đến đây, văn hoá Ấn Độ dần bén rễ và bắt nhịp vào cuộc sống của xã hội Chăm. Ở mức độ này hay mức khác văn hoá Ấn Độ có thể chỉ đựơc tiếp nhận mạnh mẽ bởi vương quyền Chămpa hay chưa tạo lập được ảnh hưởng rộng trong đời sống dân gian. Mặc dầu vậy, một điều không thể phủ nhận đựơc là: những ảnh hưởng Ấn Độ đã góp một phần cực kì quan trọng vào quá trình hình thành ra vương quốc Chămpa cũng như một nền văn hoá phát triển rực rỡ và đầy bản sắc - văn hoá Chăm. Ngược lại chính Chămpa, văn hoá Chămpa đã góp phần làm nên sức sống cũng như giá trị cho Ấn Độ và nền văn minh Ấn Độ.
2.2. Yếu tố bản địa trong quan hệ văn hoá Chăm - Ấn Độ
Cũng như ở những quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á vì tiếp nhận những yếu tố văn hoá Ấn Độ để phục vụ cho vương triều, nên vua chúa và tầng lớp trên của Chămpa đã làm cho những ảnh hưởng Ấn Độ nhanh chóng bén rễ và trùm lên khắp các lĩnh vực văn hoá cung đình. Chữ viết Ấn Độ được dùng như một dạng chữ thiêng, các trước tác và kinh bổn của Ấn Độ đựơc đem ra học tập và áp dụng, đền đài miếu mạo được dựng lên thờ các thần Ấn Độ, các nghi lễ, các trò chơi giải trí của Ấn Độ luôn diễn ra trong cung cấm để phục vụ cho những mục đích khác nhau của vua chúa
Cũng vì nhằm mục đích phục vụ vương triều nên các vua chúa Chămpa đã phải nhanh chóng biến những ảnh hưởng của Ấn Độ cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước và dân chúng của mình. Dù có nhiều nét chung đến mấy đi nữa, thì đối với Chămpa, văn hoá Ấn Độ vẫn cứ là từ bên ngoài vào và có nhiều điều xa lạ đối với văn hoá truyền thống của Chămpa. Vì vậy không có sự thay đổi, thì những yếu tố Ấn Độ khó có thể nhập đựơc vào mảnh đất Chămpa. Người đầu tiên phải làm công việc này, không phải là ai khác, mà chính là vua chúa và tầng lớp trên của triều đình Chămpa. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, những cái vỏ, những hình thức biểu hiện của Ấn Độ đã nhanh chóng đựơc khuôn vào những nội dung truyền thống bản địa và góp phần đẩy những nội dung đó lên một cấp độ cao hơn.
Với bia ký Đông Yên Châu ( Quảng Nam - Đà Nẵng ) thế kỉ IV - V, Chămpa là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á đã dựa trên văn tự Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết của mình. Từ đó trở đi, ở Chămpa, bên cạnh chữ Phạn, đã tồn tại và phổ biến chữ viết của người Chăm. Sau nhiều lần cải tiến từ dạng chữ vuông đến chữ nét cuốn, văn tự một ngày một hoàn hảo để trở thành dạng chữ viết phổ biến ở người Chăm hiện nay.
Cũng ngay từ thế kỷ IV - V, bia Đông Yên Châu cho chú...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status