Thực trạng KH-CN Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng KH-CN Việt Nam



 
A. Phần mở đầu 1
B. Nội dung chính 3
I. cở sở lý luận 3
1. Nội dung khoa học công nghệ 3
Vai trò của khoa học công nghệ 4
II. cơ sở thực tiễn 5
1.Sự cần thiết phải phát triển KH- CN 5
2.Về hướng tác động của KH- CN 8
3. Vai trò của KH- CN đối với một số lĩnh vực 9
4. Các nguồn lực để phát triển KH- CN 15
III Thực trạng KH- CN Việt Nam 18
1. Thành công 18
2. Hạn chế 21
3. Nguyên nhân của những thực trạng ấy 25
IV. Một số giảI pháp 27
C. Kết luận 31
 Một số tài liệu tham khảo 31
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ỷ sản hàng năm tuy chiếm gần 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nhưng nhìn chung, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, khiến cho các sản phẩm làm ra tiêu thụ khó khăn, ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập của người sản xuất. KH-CN chưa có sự tác động cần thiết và hiệu quả bản đảm tính ổn định, bền vững của nông sản hàng hoá khi gặp phải rủi ro của thiên tai và thị trường
- Phát triển công nghệ chế biến là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhưng phát triển công nghiệp, chế biến như thế nào lại là vấn đề bức xúc đang đòi hỏi nghiên cứu và làm rõ
- Gần đây, Nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn. Hiện có rất nhiều vấn đề về kỹ thuật để bảo đảm hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước chưa được giải quyết tốt. Do đó, nông nghiệp, nông thôn đang rất cần có sự tác động của lực lượng KH- CN
Tình hình trên khẳng định vai trò của KH- CN trong quá trình thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay và đó cũng chính là những yêu cầu bức xúc đặt ra đối với các nhà khoa học vì sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để huy động được các lực lượng KH- CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn, chú ý các vấn đề về tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành và các chính sách tác động, trong đó cốt lõi là giải quyết hợp lý lợi ích cho người làm nghiên cứu, triển khai các thành tựu của KH- CN
Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phục vụ kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một việc làm hiệu quả, đã khẳng định vai trò, động lực chủ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, cần tổ chức, vận động thành phong trào rộng lớn đưa KH- CN về phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nhằm tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, chủ động hội nhập cới khu vực và quốc tế, góp phần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi để có cơ sở lựa chọn, nhân giống các sản phẩm có ưu thế ở từng vùng, từng địa phương, phát triển công nghiệp, công nghệ chế biến, ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch nhằm hạn chế tổn thất, duy trì chất lượng nông sản, khai thác các tiềm năng chưa phát huy hết, tăng cường luận cứ khoa học để bảo đảm hiệu quả đầu tư cho khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Mối quan hệ giữa KH- CN với sản xuất vật chất
Khoa học có nguồn gốc, bản chất, chức năng sứ mạng từ đời sống thực tiễn của xã hội, con người. Nó không phải là bản thân công cụ lao động và sức lao động, nhưng cũng không nằm ngoài thành tố quan trọng nhất là lực lượng sản xuất. Nó không thay thế, nhưng nó có thể làm thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng chức năng hiệu lực của công cụ lao động, sức lao động và do đó, cách con người tác động đến giới tự nhiên theo chiều hướng ngày càng tăng cường sức mạnh, vai trò và tự do của con người trước thiên nhiên. Tuy nhiên, với tính cách là sản phẩm, giá trị đã được sáng tạo ra, đã có sẵn, thì khoa học không còn là kết quả, mà lại dóng vai trò như một trong những nguyên nhân, động lực bên trong, trực tiếp thúc đẩy phát triển nhất sự phát triển lực lượng sản xuất
Trong điều kiện “ thông tin hoá “, “toàn cầu hoá” của đời sống xã hội và kinh tế thế giới ngày nay, nhiều thành tựu của cuộc cách mạng KH- CN có thể được chuyển giao tiếp nhận tương đối nhanh chóng, dễ dàng, tạo ra cơ hội khách quan thuận lợi cho sự phát triển đột biến, nhảy vọt và bứt phá về kinh tế ở những dân tộc, quốc gia, hay khu vực nhất định trong những thời điểm, thời kỳ hay giai đoạn nhất định. Nhưng để tranh thủ tân dụng và phát huy được hết tiềm năng của cơ hội bên ngoài này thì điều kiện tất yếu và tối thiểu là ở bên trong phải chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và bồi dưỡng nhân tố con người lao động ở một nức độ tương ứng, thích đáng. Kinh nghiệm thế giới về việc giải quyết mối quan hệ “ con người- tư kiệu sản xuất- khoa học” một cách cân đối, hài hoà để tạo ra hiệu quả tổng hợp tối đa và tối ưu về kỹ thuật là khá toàn diện và
phong phú
Việc xây dựng rõ vị trí tương quan vai trò và ảnh hưởng của KH- CN trong hệ thống các thành tố lực lượng sản xuất như trên đã đồng thời làm sáng tỏ giới hạn tác động của nó về mặt xã hội. Sự phát triển của khoa học không trực tiếp dẫn tới sự thay đổi quan hệ sản xuất và chế độ sở hữu. Trái lại, vai trò “ cách mạng hoá “ của khoa học đối với việc thúc đẩy sự tăng trưởng của lực lượng sản xuất lại bị chế ước bởi một quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng xã hội nhất định. Nói cách khác, tiềm năng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển của khoa học là vô tận, nhưng mức độ, giới hạn hiện thực hoá tiềm năng này lại phụ thuộc “ khuôn khổ “ của quan hệ sản xuất thống trị
Tuy nhiên, sự phát triển như vũ bão của cách mạng KH- CN hiện đại đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở khắp mọi nơi trên thế giới đã có tác công cụ thể. Sức tiến công vũ bão của phong trào giải phong dân tộc, giai cấp tư sản đã chủ động ra sức đẩy mạnh cuộc cách mạng KH- KT, sử dụng các thành quả của nó để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế một cách thành công
Tuy không lạc quan đến mức vội vã và ngộ nhận mà cho rằng, cuộc cách mạng KH- CN hiện đại sẽ tự động và trực tiếp đưa ngay đến một xã hội thực sự là “ hậu TBCN “, nhưng chúng ta vẫn có thể ghi nhận những thành tựu lớn lao của cuộc cách mạng này và có đủ cơ sở để tin tưởng rằng, những thành tựu ấy trong hôm qua, hôm nay và ngày mai đều góp phần thiết thực thúc đẩy CNTB đi nhanh hơn tới điểm kết thúc không thể tránh khỏi.
Khoa học – công nghệ đã nhanh chóng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ở nước ta
Việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đoán thiên tài của C.Mác. Dựa trên cơ sở phân tích rõ vai trò của khoa học trong sự phát triển của công nghiêp, ông đã kết luận : Việc biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp là một quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Ngày nay đoán ấy đang trở thành hiện thực trong nhiều nước công nghiệp phát triển
Khoa học là một hệ thống tri thức được tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn kiểm nghiệm, phản ánh những quy kuật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có năng lực cải tạo thế giới
Như vậy, khoa học là” văn hoá biết”, còn sản xuất, kỹ thuật, công nghệ là “ văn hóa làm “. Từ “biết” đến “ làm “ có một khoảng nhất định nhưng không hề có bức tường nào ngăn cản tuyệt đối cả. Khoảng cách ấy có thể bị rút ngắn và được rút ngắn đến đâu là tuỳ từng trường hợp ở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của kỹ thuật, công nghệ và khoa học
Khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn, nhưng đến lượt mình nó lại có vai trò to lớn tác động mạnh mẽ trở lại hoạt động sản xuất. Do đó con người hoàn toàn có khả năng biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Trong thực tế, sự phát triển của khoa học đã giúp con người tăng cường sức mạnh trong quá trình chinh phục tự nhiên, sử dụng có hiệu quả những sức mạnh của nó. Nếu không có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, làm sao con người có thể tạo ta năng lượng hạt nhân, phóng tàu vũ trụ lên thám hiểm các hành tinh, hay sản xuất ra máy tính điện tử và người máy công nghiệp thay thế nhiều hoạt động phức tạp của mình.
Khi còn ở trình độ thấp, khoa học tác động tới kỹ thuật và sản xuất còn rất yếu, nhưng đã phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới sản xuất. Kỹ thuật và công nghệ là kết quả sự vận dụng những hiểu biết, tri thức khoa học của con người để sáng tạo, cải biến các công cụ, phương tiện phục vụ cho hoạt động sản xuất và các hoạt động khác của xã hội. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì dứt khoát phải gắn liền với kỹ thuật và công nghệ. Song như thế chưa đủ. Khoa học còn phải được người lai động tiếp thu vận dụng để nâng cao kỹ năng, kỹ xảo lao động, phát triển tư duy kinh tế nhanh nhạy, trau dồi đạo đức, lối sống, v..v, mới có thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và mạnh mẽ. Người lao động là chủ thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật. Do đó họ không thể sử dụng được các phương tiện hiện đại để lao động tốt nếu có trình độ học vấn thấp và không được đào tạo, hay đào tạo kém.
Có thể nói, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì mấy lẽ sau:
1. Nền sản xuất hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng có tính chất quốc tế cao, biến động mau lẹ, phức tạp đang đặt ra nhiều vần đề, mà thiếu khoa học thì không thể giải quyết và phát triển nhanh chóng được. Đồng thời bản thân nền khoa học hiện đại cũng đã phát tiển đến mức có đủ điều kiện để có thể giải quyết được những vấn đề của sản xuất.
2.Ngày nay các máy móc kỹ thuật, công nghệ ngày càng hiện đại, tinh vi và có hàm lượng trí tuệ cao, thị trường mở rộng, phong phú, phức tạp và đầu biến động, hợp tác giao lưu nhưng cạnh tranh giữa các quốc gia cũng gay gắt. Muốn sản xuất đạt chất lượng và hiệu quả ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status