Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình phát triển ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình phát triển ở Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ 2
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ. 2
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản. 2
1.1.2 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế. 5
1.1.3 Lý luận về mối liên hệ giũa chuyển dịch cơ cấu và quá trình phát triển
nền kinh tế. 8
1.2 CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG CÁC LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN. 9
1.2.1. Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế. 9
1.2.2. Lý thuyết nhị nguyên: 11
1.2.3. Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành. 13
1.2.4. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay
"các cực tăng trưởng". 15
1.2.5. Lý thuyết phát triển theo mô hình "đàn nhạn bay". 16
1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 19
1.3.1 Nhật bản. 19
1.3.2. Hàn Quốc. 20
1.3.3. Trung Quốc. 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 23
2.1. THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
TỪ 1986 ĐẾN NAY. 23
2.1.1. Giai đoạn 1986-1990. 23
2.1.2. Giai đoạn 1991 đến nay. 24
2.2. THÀNH TỰU VÀ NGUYÊN NHÂN 26
2.2.1. Thành tựu. 26
2.2.2. Nguyên nhân. 29
2.3. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. 29
2.3.1. Những tồn tại. 29
2.3.2. Nguyên nhân. 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 32
3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM. 32
3.1.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải tiến tới một cơ cấu hợp lý, đó là một cơ cấu đa ngành, trong đó hình thành các ngành
trọng điểm mũi nhọn. 32
3.1.2. Kết hợp tối ưu giá cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ
và cơ cấu thành phần kinh tế: 33
3.1.3. Hình thành và phát triển các ngành trọng điểm và mũi nhọn trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 33
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 34
3.2.1. Cần lựa chọn mô hình phát triển hợp lý, nâng cao chất lượng
các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành. 34
3.2.2. Phát triển mạnh mẽ thị trường. 35
3.2.3. Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. 35
3.2.4. Đổi mới và phát triển công nghệ. 35
3.2.5. Về cơ sở hạ tầng: 35
3.2.6. Về chính sách vĩ mô: 35
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thế cần quan tâm thích đáng tới nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình phát triển.
1.2.3. Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành.
Những người ủng hộ quan điểm này như R.Murkse, P.Rosentein -Rodan... cho rằng để nhanh chóng công nghiệp hoá cần thúc đẩy sự phát triển đồng đều ở tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Họ chủ yếu dựa trên những luận cứ sau:
- Trong quá trình phát triển, tất cả các ngành kinh tế liên quan mật thiết với nhau trong chu trình "đầu ra" của ngành này là "đầu vào" của ngành kia. Vì thế, sự phát triển đồng đều và cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung, cầu trong sản xuất.
- Sự phát triển cân đối giáa các ngành như vậy còn giúp tránh được ảnh hưởng tiêu cực của nháng biến động của thị trường thế giới và hạn chế mức độ phụ thuộc vào các nền kinh tế khác, tiết kiệm ngoại tệ vốn rất khan hiếm và thiếu hụt.
- Một nền kinh tế dựa trên cơ cấu cân đối hoàn chỉnh như vậy chính là nền tảng váng chắc đảm bảo sự độc lập chính trị của các nước thuộc thế giới thứ ba chống lại chủ nghĩa thực dân.
Tuy nhiên, trong sự phát triển luôn có cạnh tranh giữa các nước về các sản phẩm, hàng hoá. Do đó, để phát triển được các ngành kinh tế nội địa, Nhà nước cần có nháng chính sách bảo hộ, cụ thể là:
+ Chính sách bảo hộ mậu dịch: Nhà nước thực hiện hàng rào thuế quan cao và chế độ hạn ngạch nhâp khẩu nhằm hạn chế các loại hàng nhập khẩu và nâng sức cạnh tranh về giá của các mặt hàng nội địa.
+ Chính sách tỷ giá hối đoái: Để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng hàng hoá nội địa, các Chính phủ thường duy trì chế độ tỷ giá hối đoái theo hướng nâng cao trị giá đồng tiền bản điạ nhằm làm yếu khả năng cạnh tranh của hàng ngoại trên thị trường nội địa.
Như vậy, theo lý thuyết này, để phát triển cần xây dựng một nền kinh tế đa ngành và hạn chế giao lưu, trao đổi với bên ngoài, hay nói cách khác đó là nền kinh tế "tự cung, tự cấp". Với những chính sách trên, hầu hết các quốc gia đang phát triển theo mô hình này đã đạt được mức tăng trưởng tương đối cao trong giai đoạn đầu. Mặc dù về thực chất, sự tăng trưởng này chủ yếu bắt nguồn từ điểm xuất phát thấp, khiến cho một mức gia tăng nhỏ về số lượng tuyệt đối cũng đẩy chỉ số tương đối lên rất cao, song nó cũng tạo ra sự thay đổi về cơ cấu kinh tế nhất định, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia vốn trước đây là xứ thuộc địa. Đáng tiếc rằng, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mô hình này đã không thể tiếp tục duy trì lâu hơn. Các nước khác nhau tuỳ vào những điều kiện cụ thể của mình mà lần lượt rời bỏ mô hình trước những giới hạn không sao vượt qua được. Các nhà kinh tế học đã tổng kết các lý do cơ bản của tình hình này là:
+ Mô hình này tự nó giả định phát triển đồng thời tất cả (hay ít nhất cũng là hầu hết) các ngành kinh tế quốc dân. Yêu cầu này không thể đáp ứng được bởi các nền kinh tế kém phát triển do bị quá tải về vốn đầu tư, khả năng công nghệ kỹ thuật và quản lý.
+ Việc phát triển một cơ cấu kinh tế cân đối, hoàn chỉnh đã đưa nền kinh tế đến chỗ khép kín và tách biệt với thế giới bên ngoài. Điều này chẳng những ngược với xu hướng chung của tất thảy mọi nền kinh tế trong điều kiện hiện đại là khu vực hoá và toàn cầu hoá. Kinh nghiệm thế giới và lý thuyết hệ thống đã chỉ ra rằng: Sự phát triển của một quốc gia do động lực bên trong quốc gia đó là chính , tuy nhiên có sự tận dụng các lợi thế từ môi trường bên ngoài.
Cả hai yếu tố trên đều góp phần làm cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá gặp khó khăn bởi lẽ cách tiếp cận trên đã làm phân tán các nguồn lực phát triển rất có hạn của quốc gia khiến cho ngay cả việc sửa cháa hậu quả cơ cấu kinh tế què quặt của thời kỳ thuộc địa cũ cũng bị trở ngại. Chính vì thế, chỉ sau 1 thời kỳ tăng trưởng, các nền kinh tế theo đuổi mô hình cơ cấu cân đối này đã nhanh chóng rơi vào tình trạng thiếu năng (maldevelopment).
1.2.4. Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối hay "các cực tăng trưởng".
Ngược lại với quan điểm phát triển nền kinh tế theo một cơ cấu cân đối, khép kín nêu trên, lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối (A.hirschman, F.Perrons, G.Destanne deBernis) cho rằng không thể và không nhất thiết phải bảo đảm tăng trưởng bền váng bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia, bởi nháng luận cứ chủ yếu sau:
- Việc phát triển cơ cấu không cân đối gây lên áp lực, tạo ra sự kích thích đầu tư. Trong mối tương quan giáa các ngành nếu cung bằng cầu thì sẽ triệt tiêu động lực khuyến khích đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Do đó, nếu có những dự án đầu tư lớn hơn vào một số lĩnh vực thì áp lực đầu tư sẽ xuất hiện bởi cầu lớn hơn cung lúc đầu và sau đó thì cung lớn hơn cầu ở một số lĩnh vực. Chính những dự án đó có tác dụng lôi kéo đầu tư theo kiểu lý thuyết số nhân.
- Trong mỗi giai đoạn phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, vai trò "cực tăng trưởng" của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì thế cần tập trung nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong 1 thời điểm nhất định.
- Do trong thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá các nước đang phát triển rất thiếu vốn, lao động, kỹ thuật, công nghệ và thị trường nên không đủ điều kiện để cùng một lúc phát triển đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì thế, việc phát triển cơ cấu không cân đối là một sự lựa chọn bắt buộc. Lý thuyết này là cơ sở để hình thành lên mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Về mặt lý thuyết, mô hình này dựa trên nháng xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế dưới tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật và lựa chọn một cơ cấu kinh tế không cân đối để hình thành các cực tăng trưởng dựa trên những lợi thế so sánh trong quan hệ ngoại thương. Các tiếp cận cơ cấu kinh tế trong mô hình công nghiệp hoá này có một số đặc trưng là:
+ Quá trình công nghiệp hoá được bắt đầu từ việc tập trung khai thác các thế mạnh của nền kinh tế, tạo ra những lĩnh vực phát triển có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới. Thông thường, đối với các nước chậm phát triển, nháng thế mạnh khả dĩ là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tài nguyên khoáng sản và nông sản. Ví dụ, như NICs thì hướng sự phát triển vào những ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động như : dệt, may, chế biến thực phẩm, điện tử dân dụng. Trong khi đó một số nước khác như Malaysia và Thái Lan lại khởi đầu với những sản phẩm nông nghiệp và khai thác khoáng sản.
+ Toàn bộ hệ thống chính sách chủ yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu, tức là đảm bảo cho các nhà sản xuất có lợi hơn nếu bán sản phẩm của mình ra nước ngoài. Cụ thể là:
Nhà nước trực tiếp tác động bằng cách đưa ra danh mục các mặt hàng ưu tiên, được giảm hay miễn thuế nhập khẩu, hay trực tiếp trợ cấp cho các loại hàng hoá phục vụ sản xuất hàng xuát khẩu.
Nhà nước gián tiếp can thiệp qua các công cụ tài chính, tiền tệ, tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất hướng ra thị trường thế giới. Ví dụ như: đánh tụt giá đồng tiền nội địa cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho sản xuất xuất khẩu khuyến khích đầu tư ngước ngoài....
Lúc đầu, lý thuyết này tỏ ra không hấp dẫn lắm vì nó xây dựng một nền kinh tế hướng ngoại và phụ thuộc vào bên ngoài (các nền kinh tế khác) mà thường thì các nước có nền kinh tế chậm phát triển gặp phải nhiều bất lợi hơn. Nhưng về sau do kết quả tăng trưởng kinh tế "thần kỳ" của một nhóm nước thực hiện chính sách này như: NICs, Malay sia, Thái Lan... nên xu hướng này đã được nhiềù nước áp dụng. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cũng đưa ra hai loại vấn đề cần lưu ý khi áp dụng lý thuyết này;
Thứ nhất, một số yếu điểm của chính sách thúc đẩy công nghiệp hoá hướng ngoại như sự phụ thuộc quá mức vào biến động của thị trường thế giới, tiêu biểu là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 vừa qua đã làm cho nhiều nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế cũng như về mặt xã hội.
Thứ hai, không chắc môi trường kinh tế quốc tế còn thuận lợi cho việc thực thi chính sách hướng về xuất khẩu vì lợi thế so sánh không tồn tại mãi mãi.
1.2.5. Lý thuyết phát triển theo mô hình "đàn nhạn bay".
Từ sự phân tích thực tế lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia và dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế. Người khởi xướng lý thuyết này, giáo sư Kaname Akamatsu đã đưa ra nháng kiến giải về quá trình "đuổi kịp" các nước tiên tiến nhất của các nước kém phát triển hơn. Trong những ý tưởng về sự đuổi kịp này, vấn đề cơ cấu ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xét trên góc độ phát triển của toàn bộ nền công nghiệp, từng phân ngành hay thậm chí từng loại sản phẩm riêng biệt. Quá trình "đuổi kịp" về mặt kinh tế và kỹ thuật của chúng được chia thành 4 giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Các nước kém phát triển nhập hàng công nghiệp chế biến từ các nước phát triển hơn và xuất khẩu một số sản phẩm thủ công đặc biệt. Tức là, các nước kém phát triển đã có sự chuyên môn hoá sản xuất 1 số loại hàng thủ công đặc biệt để xuất khẩu sang các nước phát triển.
* Giai đoạn 2: Các nước chậm phát triển nhập sản phẩm đầu tư từ các nước công nghiệp để chế tạo lấy hàng hoá công nghiệp tiêu dùng trước đây vẫn phải nhập...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status