Một số ý kiến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Một số ý kiến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I. Vài nét khái quát về các thủ pháp tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 2
1. Thế nào là sự biểu cảm trong ngôn ngữ. 2
2. Vài nét khái quát về ngôn ngữ báo chí. 3
3. Những thể loại báo chí sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 5
II. Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 6
1. Vai trò, tác dụng của các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 6
2. Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 7
3. Một số nhận xét sau khi khảo sát các giá trị biểu cảm trên báo. 16
III. Một số ý kiến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. 18
Kết luận 21
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khép kín và luôn có độ mở vì những thông tin về một sự kiện có thể được kết nối liên tục. Với các đặc thù như vậy, ta có thể rút ra các tính chất và cũng là yêu cầu đối với ngôn ngữ báo chí như sau:
- Tính chính xác
- Tính đại chúng
- Tính khuôn mẫu
- Tính cụ thể
- Tính ngắn gọn
- Tính thời sự
- Tính bình giá
- Tính định lượng
Ngôn ngữ báo chí có sự khác biệt so với ngôn ngữ văn học về mức độ của cái tui tác giả, sự đánh giá và tính khuôn mẫu:
Về cái tui tác giả: Cái tui trong tác phẩm báo chí bao giờ cũng là tác giả, là cái tui nhân chứng trực tiếp tiếp xúc với nguồn tin. Cái tui trong tác phẩm văn học không bao giờ là tác giả mà là cái tui nhân vật, là sản phẩm của sự hư cấu, tưởng tượng của tác giả. Tức là cái tui của tác giả được hoá thân vào nhân vật sản phẩm hư cấu tưởng tượng.
- Về sự đánh giá, sự khác biệt về cái tui dẫn đến sự đánh giá khác nhau (Nhà văn viết tác phẩm cũng là sự đánh giá nhận xét nhưng là sự đánh giá gián tiếp thông qua hành động xuy nghĩ của nhân vật. Nhà báo đánh giá công khai trực tiếp, cảm xúc khen chê - yêu, ghét là của chính tác giả của nhà báo mang tính xã hội, sự đánh giá của nhà văn mang tính cá nhân đơn lẻ.
- Về tính khuôn mẫu. Trong báo chí, khuôn mẫu có tính tất yếu, có tính xã hội rộng lớn do nhu cầu thông tin phải đảm bảo tính thời sự nên cần có khuôn mẫu để đưa tin nhanh, thuận lợi. Trong văn học khuôn mẫu thường mang tính cá nhân đơn lẻ tạo nên phong cách viết của nhà văn.
3. Những thể loại báo chí sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí.
Như ta đã biết, báo chí có 3 mảng thể tài chính: Thể tài tin tức (bao gồm tin một câu, tin vắn, tin ngắn, tin thường, tin sâu, tin bình, tin tổng hợp, tin kết hợp) thể tài phản ánh (phóng sự, điều tra, phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh, bài người tốt việc tốt) thể tài chính luận (bình luận xã luận, chuyên luận, đàm luận, phiếm luận, luận văn tuyên truyền) ngoài ra còn có mảng thể tài văn nghệ trên báo chí. Mỗi thể loại nằm trong các mảng thể tài này đều có đặc điểm riêng, đặc điểm thể loại quy định cách viết (cách thể hiện) trong việc chuyển tải thông tin tới công chúng: Ví dụ tin thì đòi hỏi phải có tính thời sự, cập nhật, chính sác và phải ngắn gọn, để đảm bảo tính thời sự của sự kiện nên người ta chỉ phản ánh ở những lát cắt của sự kiện và theo những khuôn mẫu có sẵn với cách thể hiện trung tính (cái tui tác giả không biểu hiện rõ) như địa điểm sảy ra sự kiện, thời gian, sảy ra như thế nào, nguyên nhân. Trong khi đó một số thể loại báo chí khác như phóng sự, ghi nhanh cần đi sâu tìm hiểu bản chất vấn đề, của sự kiện và lý giải một cách tỷ mĩ cặn kẽ để người đọc có thể hiểu được tương đối tường tận.Vì vậy nên phải sử dụng lối viết giầu hình ảnh sử dụng ngôn ngữ biểu cảm thu hút người đọc nhiều hơn tạo sự hứng thú không gây nhàm chán.
Việc sử dụng các từ ngữ, lối nói giầu hình ảnh độc đáo sinh động hấp dẫn thường rất ít được sử dụng trong mảng đề tài chính luận và đặc biệt là mảng thể tài tin tức vì chúng thường đề cập đến những vấn đề sự kiện chính trị - xã hội đòi hỏi tính chính xác, nghiêm túc và tính khoa học cao. Tuy nhiên không phải là những dạng bài phản ánh là không quan trọng mà do đặc điểm thể loại những bài phóng sự, điều tra
Cung cấp cho độc giả một bức tranh toàn cảnh sinh động về các sự kiện các vấn đề tốt xấu trong dòng chảy thời sự của sự kiện (chứ không phải là những lát cắt như tin ở trên đã nói) muốn làm được điều đó phải sử dụng các thủ pháp biểu cảm trong ngôn ngữ.
Tất nhiên những phân định ở trên chỉ mang tính chất tương đối theo ý chủ quan của người viết vì chung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các thể loại báo chí đều có thể sử dụng các thủ pháp ngôn ngữ biểu cảm (loại trừ một số thể loại như tin).
Vấn đề là ở chỗ sử dụng chúng lúc nào, chỗ nào để có thể đạt hiệu quả tuyên truyền, truyền tải thông tin định hướng tư tưởng, đường dẫn dư luận xã hội một cách tích cực nhất.
II. Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí.
1. Vai trò, tác dụng của các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí.
Macxin Gorki nói: Không có mặt trời không có hoa nở, không có bà mẹ không có anh hùng. Chúng ta cũng có thể khẳng định: trong ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ báo chí nói riêng, không sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm là đã mất đi một nữa thông tin, một nữa sự thành công (loại trừ một số dạng không thể sử dụng đặc điểm này do tính chất thể loại của nó quy định) bởi báo chí có nhiệm vụ phải chuyển tải thông tin nhanh chóng, cập nhật không chỉ đến cái đầu của công chúng mà phải đến cả trái tim của công chúng. Vì thế các thủ pháp biểu cảm có vai trò to lớn và tác dụng tích cực trong báo chí mà biểu hiện cụ thể là:
* Vai trò.
- Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí là công cụ phương tiện hữu hiệu chuyển tải thông tin tới độc giả. Phương tiện này không thay thế bằng bất kỳ phương tiện nào khác bởi không gì có thể so sánh được với tính chất dễ sử dụng, tính đa nghĩa, giàu thông tin của chúng (các thủ pháp biểu cảm).
- Tạo điều kiện cho người làm báo cáo có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ.
- Các thủ pháp tạo giá trị biểu cảm là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với ngôn ngữ báo chí bởi sự liên quan mật thiết giữa chúng: các thủ pháp biểu cảm nâng cao giá trị, ý nghĩa của ngôn ngữ báo chí, còn ngôn ngữ báo chí tạo điều kiện để các thủ pháp này có "cơ hội" xuất hiện, giúp định hình những phong cách viết khác nhau.
* Tác dụng.
- Tạo sự đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn trong việc thể hiện nội dung tác phẩm báo chí/
- Tăng giá trị biểu đạt, sự hàm súc, cô động, tính sâu sắc cho tác phẩm báo chí
- Lôi cuốn độc giả, tạo cho độc giả niềm đam mê độc báo.
- Cung cấp cho nhà báo kỹ năng, phương pháp sử dụng ngôn ngữ báo chí một cách uyển chuyển linh hoạt.
- Tạo điều kiện cho các chuyên gia về ngôn ngữ học có cơ sở thực tế nghiên cứu và rút ra những giải pháp tốt hơn cho việc sử dụng ngôn ngữ báo chí nói riêng ngôn ngữ nói chung.
2. Các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí.
2.1. Mượn chất liệu văn học:
VD1: Nước sông Vĩ lên to, nhà giầu nọ có người chết đuối. Có người vớt được xác, nhà giàu đến xin chuộc, người ấy đòi giá quá cao, nhà giàu chưa biết tính toán thế nào bên đến hỏi Đặng Tích. Đặng Tích bảo:
Nó còn bán cái xác ấy cho ai được mà cần. Cứ yên.
Kẻ vớt được xác thấy nhà giàu không đến nữa, đâm lo. Bên đến hỏi Đặng Tích. Đặng Tích bảo:
Nó làm sao mua được cái xác ấy ở người khác. Cứ yên.
Chuyện lan ra, mọi người bảo Đặng Tích tuy là người có uy tín nhưng lại làm sai lẽ phải, thiếu cả tình. Đó là hạng người hai phải.
Người khác bàn thêm. Hạng người hai phải cũng nguy hiểm nhưng không đáng sợ bằng hạng người hai mang, vừa ăn lương Nhà nước, làm việc ở cơ quan công quyền miệng thì gào lên chống tham nhũng, chống tệ nạn xã hội nhưng lại bảo kê cho bọn xã hội đen để hưởng lợi.
Vậy nữa sao ?
Không đọc báo, nghe đài hay sao. Đồng tiền đã góp phần biến họ ra vậy đó!
- Ông chỉ đỡ vậy. Phẩm chất của họ mới là cái chính chứ.
- Dẫu sao họ cũng bỏ phí cả một quá khứ huy hoàng của chính mình
(Hai phải - hai mang! Lao động số 132/2002 ra này 25 . 5 . 2002)
VD2: Những người có mặt cả họ nhà trai lẫn nhà gái đều cười nghiêng ngã sau khi "qua 5 ải chém 6 tướng" rồi cũng đến cửa ải cuối cùng, cũng là cửa ải chú rể "đau lòng" nhất.
(Đám cưới ở Nga - những điều lý thú - Tiền phong số 7, báo tiền phong ra ngày 17.2.2002)
VD3. hay ngày 15/5 Leverkusen sẽ chơi với trận chung kết tranh cúp Đức với Schaltre 04 trước khi gặp Real Madrid trong trận tranh cúp C1. Không biết CLB này sẽ thi đấu ra sao. Cấu chúc cho ước mơ ban đầu của họ không trở thành "miếng da lừa"
(Kẻ phá bĩnh gặp người lớn TP số 19, ra ngày 12.5.2002)
Mùng 7 bắt đầu đến lớp học, cô ấy cùng gió tuyết chiều này ra với bạn bè, sai, bắt đầu đóng vai "Mạnh Thường Quân" rút phong bao lì xì trước.
Túi 18 gang tâm sự - Thiếu niên tiền phong số 24 tháng 2.2002
Sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt, cốt truyện từ các tác phẩm văn học làm cho câu văn trở nên giầu tính biểu đạt hơn cô đọng và tinh tế hơn. Cách sử dụng này thường mang tính khái quát hoá và điển hình hoá, ví như nói tới một anh chàng Sở Khanh là người ta hình dung ngay ra đó là người chuyên môn đi tán tỉnh lừa gạt tình cảm các cô gái, nói đến Tú Bà người ta biết ngay đó là từ dùng để chỉ mụ chứa gái mại dâmvv..
ở các ví dụ trên tì ở ví dụ 1 tác giả đã mượn cốt chuyện cổ và đưa vào đó những dữ kiện của thời hiện đại. ở phần đầu truyện là giữ nguyên phần sau đã thay đổi tình tiết làm cho người đọc có thể liên tưởng được ngay sự việc mà tác giả muốn đề cập.
ở ví dụ 2: tác giả đã mượn tình tiết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa "Qua 5 ải chém 6 tướng" của Quan Công để nói lên những khó khăn mà chú rể phải trải qua khi đến rước dâu theo phong tục của người Nga.
ở ví dụ 3 hình ảnh "miếng da lừa" làm ta nghĩ ngay đến câu chuyện "Miếng da lừa" của nhà văn pháp Ban - Giắc nói về một người với những ước mơ của mình ngày càng nhỏ dần nhỏ dần ở đây tác giả ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status