Đề án Giải phát phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Đề án Giải phát phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội



 Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp Khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2820 triệu USD, bằng 44,3% vốn đầu tư đăng ký. So với mức thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài nói chung thì tỷ lệ này của các dự án Khu công nghiệp thuộc loại cao, thời gian xây dựng bình quân 1 dự án tương đối ngắn (khoảng từ 1-2 năm) vì trong Khu công nghiệp quy hoạch mặt bằng đã được xác định một cách chi tiết, chủ dự án không phải lo đến việc đền bù hay giải toả mặt bằng và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Quy mô bình quân của dự án đầu tư nước ngoài là 10,6 triệu USD.nếu không kể các dự án công nghiệp nặng, lắp ráp điện tử, công nghiệp nhẹ, và công nghiệp thực phẩm có quy mô lớn ở các Khu công nghiệp Đồng Nai, Bà Rịa- vũng Tàu, thì hầu hết các dự án Khu công nghiệp có mức vốn đầu tư từ 4-5 triệu USD, doanh thu 5-6 triêu USD/năm và 300-400 lao động, là những dự án hết sức đặc trưng phổ biến trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất được triển khai rất chậm chạm và vẫn còn nhiều điều bất cập.
Với cách vừa kinh doanh vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa tranh thủ kêu gọi, thu hút đầu tư đến nay các Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã cho thuê được 2600 ha, chiếm gần 35% tổng diện tích đất công nghiệp có thể thuê của các Khu công nghiệp (Tính cả doanh nghiệp Việt nam có sẵn trong các khu) trong đó:
16 khu đã cho thuê được trên 50% diện tích đất công nghiệp, 3 khu đã cho thuê gần hết đất công nghiệp (Việt nam - Singapore, Sài Đồng B, Việt Hương).
19 khu đã cho thuê được 20-50% diện tích;
Trong Khu công nghiệp các doanh nghiệp phải thuê lại đất của công ty phát triển hạ tầng với giá cao hơn so với giá thuê đất ngoài Khu công nghiệp (do đã đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng). Điều đó giải thích vì sao phần lớn các doanh nghiệp Khu công nghiệp được thành lập vào những năm gần đây là doanh nghiệp FDI mà chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; số doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế thành lập và hoạt động trong các Khu công nghiệp chưa nhiều.
Về đầu tư trong nước, đến nay trong các Khu công nghiệp có 461 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư gần 18.600 tỷ đồng.
"Việc quan trọng và cấp thiết phải làm là sớm nghiên cứu đánh giá lại tính khả thi của các Khu công nghiệp hiện đã được cấp phép thành lập, để có một kế hoạch cụ thể: Khu công nghiệp nào nên tiếp tục được đầu tư; Khu công nghiệp nào nên tạm thời đình hoãn, để tránh đầu tư dàn trải, lãng phí và kém hiệu qủa. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu xác định rõ và đưa vào qui hoạch môt số ít các Khu công nghiệp mới nếu thực sự hội đủ các điều kiện đảm bảo tính khả thi và hiệu qủa kinh tế".
Đó là ý kiến của TS Lưu Bích Hồ, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ kế hoạch đầu tư), trước yêu cầu định hướng phát triển các Khu công nghiệp trong giai đoạn 2001-2010.
Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Vụ trưởng Vụ quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất (Bộ kế hoạch đầu tư) còn cho biết: Đến hết năm 2000, các Khu công nghiệp đã thu hút được 1.141 dự án, trong đó có 680 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký là 8.722 triệu USD; và 461 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký trên 18,6 ngàn tỷ đồng. Cụ thể hơn, theo TS Hồ, trong số các dự án vào Khu công nghiệp trừ 67 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, có vốn đăng ký là 1.160 triệu USD và 11.289 tỷ đồng; còn lại là các dự án đầu tư vào sản xuất, dịch vụ trong Khu công nghiệp, với tổng vốn 7.056 triệu USD và 16.443 tỷ đồng. Các dự án sản xuất, dịch vụ này đã thuê khoảng gần 2.600 ha, chiếm gần 34% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các Khu công nghiệp; Nhiều chuyên viên cho rằng sự hình thành một loạt các Khu công nghiệp thực tế đã mang lại một bầu không khí mới cho hoạt động sản xuất công nghiệp trong những năm qua; đồng thời đã bước đầu góp phần tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện chiến lược Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước; bên cạnh đó là tạo ra việc làm ổn định cho gần 20 vạn lao động, và hình thành nên nhiều khu dân cư đô thị mới... Nhưng các hiệu qủa này chắc sẽ còn cao hơn, nếu các Khu công nghiệp có điều kiện thu hút đầu tư tốt hơn.
Đầu tiên là việc xây dựng cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp. Theo ghi nhận, đến hết năm 2000, các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp mới chỉ thực hiện được hơn 400 triệu USD và gần 2.000 tỷ đồng (trong tổng vốn đăng ký 1.160 triệu USD và 11.289 tỷ đồng). Các Khu công nghiệp đã cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật có thể kể đến là: Nội Bài, Thăng Long (Hà Nội), Nomura (Hải Phòng), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Tân Thuận, Linh Trung (Tp.HCM), Amata, Biên Hòa II (Đồng Nai), Việt Nam-Singapore, Việt Hương (Bình Dương)... Tỷ lệ đất cho thuê được đến nay rất cao như Biên Hòa II, Tân Thuận, Linh Trung; thậm chí gần hết đất cho thuê giai đoạn I như ở Việt Nam-Singapore, Sài Đồng B, Việt Hương. Còn hầu hết các Khu công nghiệp do các doanh nghiệp trong nước đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn vay tín dụng, hay vốn ứng trước của doanh nghiệp nên tiến độ hoàn thành rất chậm, và chất lượng các công trình hạ tầng có phần non yếu, làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư.
b) Khu công nghiệp Hà nội.
Thực hiện đường lối Công nghiệp hoá- Hiện đaị hoá, do Đại hội VIII của Đảng đề ra, trong những năm qua công nghiệp Hà nội đã có nhiều khởi sắc và có những thành tựu rất đáng ghi nhận. Năng lực sản xuất tăng, trình độ trang bị và quy trình công nghệ từng bước được hiện đại hoá, số lượng chất lượng có nhiều bước tiến đáng kể. Tính đến đầu năm 2000, trên địa bàn thành phố có 15316 đơn vị sản xuất công nghiệp đủ mọi thành phần kinh tế. So với năm 1990, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng 91%.
Cùng với bước tiến vượt bậc của công nghiệp Hà nội, thì các Khu công nghiệp Hà nội cũng đã có những bước chuyển mình nhanh chóng và mạnh mẽ. Tính đến nay trên địa bàn Hà nội đã có 5 Khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích quy hoạch 765 ha, đó là Sài Đồng B, Nội Bài, Thăng Long, Hà Nội- Đài Tư và Daewoo-Hanel. Trừ Khu công nghiệp Daewoo-Hanel chưa triển khai thực hiện, 4 Khu công nghiệp còn lại đã xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và thu hút được 32 dự án đầu tư với tổng số vốn 339triệu USD. Tuy mới chỉ có 14 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đi vào hoạt động, song doanh thu của các doanh nghiệp này lại hoàn toàn không nhỏ: đến hết tháng 9 năm 2000 đạt hơn 138 triệu USD, tổng kim ngạch xuất khẩu là 183 triệu USD, nộp ngân sách 5 triệu USD, thu hút 3800 lao động. Riêng 2 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Sài Đồng B là Daewoo-Hanel và Orion-Hanel đã chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử của Thành phố. Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đã chứng tỏ được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới, đóng vai trò chủ lực trong một số lĩnh vực công nghệ cao. Cùng việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển ngoại thương, tạo việc làm, tăng thu ngân sách sự ra đời của 5 Khu công nghiệp trên được coi là nhân tố quan trọng góp phần đưa Hà nội lên vị trí thứ hai của cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đánh giá của Ban quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Hà Nội, do tích cực vận động đầu tư, tăng cường phối hợp với các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng... từ giữa năm 1999, nên hoạt động của các Khu công nghiệp đã có nhiều chuyển biến. Trong năm 2000, có thêm 9 dự án đầu tư mới được cấp giấy phép đầu tư vào các KCN của Hà Nội, với tổng số vốn đầu tư 16, 97 triệu USD...
So với hai năm trước (1998, 1999), đầu tư vào các KCN của thành phố đã có sự tăng trưởng đáng kể cả về "lượng" và "chất": cả năm 1998 chỉ có 3 dự án đầu tư với tổng vốn 2,7 triệu USD, năm 1999: 2 dự án - 5,7 triệu USD.
Ban quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Hà Nội cho biết, trong số 9 dự án mới được cấp phép đầu năm 2000, có 4 dự án: Công ty Phúc Đầy, Công ty nông sản Long Ji, Công ty Medicos France (KCN Sài Đồng B), Công ty Parker Proccessing Vietnam (KCN Thăng Long) nếu được các chủ đầu tư có biện pháp chỉ đạo, giám sát chặt chẽ thì các dự án này có thể đi vào sản xuất thử trong quý I/2001.
Điều đáng chú ý là phần lớn các chủng loại hàng hoá do những doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội sản xuất đều đạt chất lượng tương đối cao, không những đáp ứng được yêu cầu của khách hàng kỹ tính trong nước, mà đã có được chỗ "đặt chân" vững vàng ở nhiều thị trường lớn của thế giới, như Nhật Bản, Châu Âu và Hoa Kỳ. Cùng với đà hồi phục kinh tế của châu á (chiếm đa phần trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam), tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại các Khu công nghiệp Hà Nội cũng bắt đầu trở nên sôi động hơn. Ngoài 9 dự án đầu tư mới, nhiều doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp Hà Nội cũng đã và đang hoàn tất hồ sơ xin tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, điển hình là Công ty Orion - Hanel, Zamil Steel, Daewoo - Hanel, Công ty công nghiệp Tân á...
Tháng 6 năm 2000 sau khi hoàn thành 128 ha hạ tầng kỹ thuật, Khu công nghiệp đã đưa vào hoạt động dự án đầu tiên về sử lý bề mặt, tráng lớp bảo vệ in, sơn chống ăn mòn của công ty Parke processingViệt Nam với tổng số vốn đầu tư 6,5 triệu USD của Nhật Bản.Triển vọng cuối năm 2000 sẽ có thêm Khu công nghiệp Hà nội - Đài Tư (100% vốn của Đài Loan) với 4 dự án đã được cấp giấy phép về sản xuất thức ăn gia súc và công nghiệp may cũng đi vào hoạt động.
Hiện nay hoạt động sôi nổi nhất đang diễn ra tại Khu công nghiệp Sài Đồng B với dự kiến trong năm nay sẽ phủ kín 100% diện tích bằng 18 dự án đầu tư nước ngoài và 4-5 dự án đầu tư trong nước của cụm công nghiệp trọng điểm. Khu công nghiệp Nội Bài- Sóc Sơn đã hoàn chỉnh 50 ha hạ tầng, có 3 nhà máy hoạt động trong ngành nội địa hoá sản xuất phụ tùng xe máy, ô tô, khung nhà thép tiền chế phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, đồng thời Khu công nghiệp lại nằm trong vùng kinh tế được hưởng miễn giảm thuế lợi tức nên đang là một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư. Khu công nghiệp Thăng Long (liên doan giữa tập đoàn Sumitomo và công ty cơ khí Đông Anh) cũng là một địa điểm l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status