Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên



MỤC LỤC
- #U"-
 Trang
PHẦN MỞ ĐẦU. 1 U
1. Cơsởhình thành đềtài. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 1
3. Phương pháp nghiên cứu. 1
4. Phạm vi nghiên cứu. 2
PHẦN NỘI DUNG. 3
Chương 1: CƠSỞLÝ LUẬN. 3
1.1. Khái quát vềNgân hàng thương mại. 3
1.1.1. Khái niệm. 3
1.1.2. Chức năng. 3
1.1.3. Phân loại NHTM. 3
1.2. Khái quát vềvốn của Ngân hàng. 4
1.2.1. Vốn chủsởhữu. 4
1.2.2. Vốn huy động. 6
1.2.3. Vốn đi vay. 8
1.2.4. Nguồn vốn khác. 9
1.3. Quản lý nguồn vốn trong NHTM. 9
1.3.1. Sựcần thiết phải quản lý nguồn vốn của NHTM. 9
1.3.2. Nội dung quản lý nguồn vốn của NHTM. 10
1.3.3. Các quy định vềvốn. 10
1.4. Sửdụng và khai thác các nguồn vốn. 11
1.4.1. Thành phần TS Có của ngân hàng:. 11
1.4.2. Các vấn đếliên quan đến cho vay. 13
1.4.3. Ý nghiã của việc sửdụng vốn ngân hàng. 14
1.5. Đánh giá hiệu quảsửdụng vốn. 15
1.5.1. Quy trình huy động vốn và sửdụng vốn của NHTM. 15
1.5.2. Chỉtiêu phân tích nguồn vốn và sửdụng vốn. 16
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG. 19
2.1. Quá trình hình thành và phát triển. 19
2.2. Cơcấu tổchức và chức năng của ngân hàng. 20
2.2.1. Cơcấu tổchức. 20
2.2.2. Chức năng của từng bộphận. 21
2.3. Phạm vi hoạt động. 23
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh. 24
2.4.1. Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây của ngân
hàng MỹXuyên (2006- 2008). 24
2.4.2. Thuận lợi và khó khăn. 25
Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢSỬDỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG. 26
3.1. Phân tích cơcấu vốn của ngân hàng TMCP Mỹxuyên. 26
3.1.1. Vốn huy động từtiền gửi. 27
3.1.2. Vốn vay. 28
3.1.3. Vốn tựcó. 28
3.2. Phân tích tình hình sửdụng vốn. 29
3.3. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay. 32
3.3.1. Tình hình huy động vốn. 32
3.3.2. Tình hình cho vay. 36
3.4. Đánh giá hiệu quảsửdụng vốn. 49
3.4.1. Khảnăng cân đối vốn của ngân hàng. 49
3.4.2. Khảnăng sinh lời của ngân hàng. 53
3.5. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quảhuy động vốn. 55
3.5.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP MỹXuyên. 55
3.5.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quảsửdụng vốn. 55
KẾT LUẬN. 58
Kết luận. 58
Kiến nghị. 60





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Xuyên đã điều chỉnh kế hoạch kinh
doanh và điều hành hoạt động của ngân hàng phù hợp với định hướng chung của ngành,
đặc biệt là kiểm soát rất chặt chẽ đối với cho vay lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, góp
phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đã ưu tiên thực hiện.
2.4.2. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Đựơc sự quan tâm của chi nhánh Nhà nước, tỉnh An Giang, cùng cán bộ quản lý và
thanh tra ngành.
- Có lợi thế cạnh tranh cao, đó là phong cách phục vụ khách hàng của cán bộ nhân
viên ngân hàng đã được đa số khách hàng công nhận luôn tận tình và chu đáo.
- Thủ tục tín dụng ngày càng đơn giản, thời gian xét duyệt cho vay ngày một rút
ngắn, góp phần giữ chân khách hàng và thu hút thêm những khách hàng mới.
- Trong những năm vừa qua, tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh An
Giang có nhiều thuận lợi. Điều làm cho một trong những khách hàng quan trọng của ngân
hàng Mỹ Xuyên là bà con nông dân làm ăn ngày càng có hiệu quả, giúp cho ngân hàng Mỹ
Xuyên thu hồi vốn và lãi thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
- Ngân hàng Mỹ Xuyên đạt hoạt động hơn 20 năm, luôn được sự quan tâm, ủng hộ
của bà con nông dân, cùng với đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, bộ máy quản lý
điều hành ngày một trưởng thành hơn, góp phần tích cực trong việc mở rộng quy mô hoạt
động và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng.
b. Khó khăn
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.
- Do nguồn vốn hoạt động còn hạn hẹp đã làm hạn chế mạng lưới hoạt động kinh
doanh cũng như loại hình kinh doanh còn đơn điệu.
- Trong các loại hình dịch vụ cho vay chưa thu hút được các doanh nghiệp với những
khoản vay tương đối lớn.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 26
Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP MỸ XUYÊN
3.1. Phân tích cơ cấu vốn của ngân hàng TMCP Mỹ xuyên
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất
của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực
hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ của ngân hàng cho
khách hàng. Việc tăng lên hay giảm xuống trong nguồn vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động
của ngân hàng.
Đầu năm 2007, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng.
Đồng thời chuẩn bị thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ năm 2008 đạt 1.000 tỷ đồng theo
Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Song song với hoạt động tăng vốn điều lệ
thì với phương châm hoạt động “cùng nhau phát triển, cùng nhau thành công, đem lại sự
phồn vinh cho xã hội”. Ngân hàng Mỹ Xuyên đã củng cố và đẩy mạnh các hoạt động, nhằm
khai thác và phát triển nhanh để xứng tầm với quy mô vốn điều lệ mới, đồng thời tạo tiền
đề để chuyển đổi thành ngân hàng đô thị.
Nhờ thực hiện chính sách linh hoạt, luôn quan tâm đến khả năng hoạt động và tình hình
cạnh tranh tại địa bàn. Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đề ra nhiều giải pháp hoạt động có hiệu
quả. Từ việc nổ lực mở rộng, sử dụng nhiều biện pháp tích cực để huy động vốn từ các
nguồn nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế, từ đó đáp ứng nhanh chóng nhu cầu phát triển
của các thành phần kinh tế. Vì vậy vốn của ngân hàng ngày càng phát triển mạnh qua các
năm. Tình hình cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
06/07
Chênh lệch
07/08
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền % Số tiền %
VHĐ 234,328 52% 953,475 61% 1,410,874 69% 719,147 307% 457,399 48%
Vốn vay 121,992 27% 44,721 3% 28,778 1.4% (77,271) -63% (15,943) -36%
VTC 82,271 18% 554,165 35% 577,616 28% 471,894 574% 23,451 4%
Tổng NV 447,549 100% 1,575,156 100% 2,041,888 100% 1,127,607 252% 466,732 30%
( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp )
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 27
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm
234,328
82,271
121,992
953,475
554,165
44,721
1,410,874
577,616
28,778
-
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1,600,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Vốn Huy Động
Vốn Tự Có
Vốn Vay
3.1.1. Vốn huy động từ tiền gửi
Nhìn vào cơ cấu vốn của ngân hàng ta thấy nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động
vốn từ tiền gửi các tổ chức, cá nhân và ngày một phát triển qua các năm. Trên cơ sở đó số
dư huy động của ngân hàng tăng lên rất đáng kể. Vốn huy động chiếm tỷ trọng cao và ngày
càng tăng trong tổng nguồn vốn, cụ thể:
Vốn huy động năm 2006 chiếm 52% đến năm 2007 là 61% và năm 2008 là 69% so với
tổng nguồn vốn.
Ngân hàng Mỹ Xuyên không ngừng nâng cao công tác huy động vốn của mình và coi đó là
nhiệm vụ quan trọng. Nhờ phong cách phục vụ tận tình của từng cán bộ trong ngân hàng
cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã huy động được một lượng
khá lớn cho nguồn vốn hoạt động của mình.
Có thể nói năm 2007 là năm huy động vốn khá thành công của ngân hàng tăng 307% tương
đương 719,147 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 48% tương đương 457,399
triệu đồng so với năm 2007. Ta thấy tốc độ gia tăng của tổng nguồn vốn cũng không bằng
tốc độ gia tăng của vốn huy động. Sự tăng trưởng vốn mạnh mẽ này chứng tỏ khả năng huy
động vốn từ các tầng lớp dân cư ngày một tăng lên.
Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ gia tăng năm 2008 thấp hơn so với năm 2007 có nhiều nguyên nhân
gây ra:
- Do biến động giá vàng, nhất là vào khoảng giữa năm 2008 giá vàng tăng lên một cách đột
biến, một số khách hàng đã chuyển nguồn đầu tư sang vàng.
- Kèm theo là tình hình lạm phát, với chỉ số lạm phát lên tới ngưỡng “phi mã” làm ảnh
hưởng đến tâm lý của khách hàng khi đầu tư cũng như gửi tiền vào ngân hàng.
- Tiếp đó là cơn sốt về lãi suất tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng
đưa mức lãi suất lên cao để giữ chân khách hàng.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 28
- Các dịch bệnh về gia súc, gia cầm, sâu bệnh hại lúa làm cho một số hộ nông dân đã từng
là khách hàng quen thuộc gửi tiền vào ngân hàng nhưng do bị thu lỗ nên không còn gửi như
trước nữa.
Mặc dù nguồn vốn huy động của các loại tiền gửi năm 2008 thấp hơn 2007 nhưng vẫn còn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng nếu so với tốc độ gia
tăng năm 2007 thì năm 2008 tốc độ gia tăng thấp hơn.
Vốn huy động tăng tạo nên điểm mạnh của ngân hàng, nó góp phần vào việc dự trữ, bổ
sung kịp thời nguồn vốn cho ngân hàng. Đồng thời cũng đánh giá được sự nổ lực của các
cấp lãnh đạo trong công cuộc mở rộng, nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Mỹ
Xuyên.
3.1.2. Vốn vay
Trong cơ cấu vốn của ngân hàng vào năm 2006 tỷ trọng vốn vay đứng vị trí thứ hai trong
tổng nguồn vốn chiếm 27% trong tổng nguồn vốn. Nhưng đến năm 2007, 2008 tỷ trọng vốn
vay giảm xuống, ngân hàng Mỹ Xuyên không vay các TCTD khác nữa mà chủ yếu nhận
dưới dạng tiền gửi. Các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn (phát
sinh chỉ vài ngày) nhằm đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản. Ngoài ra ngân hàng chỉ sử dụng
vốn vay từ quỹ RDF II. Với việc tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, các chỉ số tài chính của
ngân hàng đều đạt và vượt rất cao theo tiêu chí lựa chọn mà Ngân hàng Thế giới đề ra đối
với các định chế tài chính tham gia (như khả năng thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ suất
sinh lợi).
Đến cuối năm 2007, số dư nhận từ nguồn vốn ủy thác là 44,721 triệu đồng tăng 119% so
với cùng kỳ và đạt 88.7% so với hạn mức được cấp (50,400 triệu đồng vào năm 2007). Ta
thấy vào năm 2008 thì số dư nhận được từ nguồn vốn ủy thác của ngân hàng lại giảm đi
giảm 36% điều này cho thấy ngân hàng vẫn chưa khai thác tốt nguồn vốn rẻ và ổn định này
và đồng thời vẫn chưa sử dụng tối đa hạn mức được cấp.
3.1.3. Vốn tự có
Nhìn chung vốn tự có của ngân hàng Mỹ Xuyên tăng lên qua các năm, cho thấy tổng nguồn
vốn của ngân hàng có sự chuyển biến tốt và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội. Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ lên đến 500 tỷ đồng tăng hơn 70 lần so với năm
2006. Đây là biểu hiện khá tốt nó thể hiện sự mở rộng quy mô hoạt động, khả năng tạo ra
lợi nhuận cũng như tăng cường lòng tin tưởng đối với các cổ đông, đối với toàn thể cán bộ,
công nhân viên của ngân hàng trong tiến trình xây dựng và phát triển của hệ thống ngân
hàng Mỹ Xuyên. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể vươn lên đạt được chỉ tiêu
đề ra trước lộ trình tăng vốn theo quy định tại nghị định 141/2006/NĐ-CP.
Tóm lại: Ngân hàng Mỹ Xuyên trong thời gian qua đã có định hướng đúng đắn trong hoạt
động của mình về cơ cấu vốn, nguồn vốn huy động tăng lên liên tục qua 3 năm cùng với sự
tăng lên của vốn chủ sở hữu thì vốn điều lệ ngày một tăng phù hợp...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status